Doanh nghiệp sản xuất tích cực ứng dụng công nghệ để tồn tại sau đại dịch
Theo các doanh nghiệp sản xuất, để bắt kịp xu thế và tồn tại, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm chi phí và đáp ứng được yêu cầu cao của các nước khi xuất khẩu.
Đại diện các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất.
Chiều tối 11/10, Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh” và kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam với chủ đề “Khát vọng doanh nhân” để chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Theo các doanh nghiệp sản xuất, sau giai đoạn dịch bệnh COVID-19, đổi mới sáng tạo càng trở thành nhiệm vụ sống còn để bảo đảm mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Sau giai đoạn phục hồi, muốn tồn tại, doanh nghiệp nào cũng phải tái cấu trúc, đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị, vận hành sản xuất, dịch vụ, tích hợp với ngân hàng và chính quyền… Những doanh nghiệp nào không đổi mới và đi theo lối mòn cũ sẽ rất khó tồn tại trong thời gian tới.
Là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ từ sớm, ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean, cho biết trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội, “biến nguy thành cơ” nên tất cả các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, du lịch… phục hồi rất nhanh. Sang quý III, xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng trực tiếp đến một số ngành nghề và dự kiến quý IV, một số ngành nghề sẽ tiếp tục có nhiều thách thức, nhưng doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt công nghệ khá tốt để vượt qua các thách thức.
“Đối với ngành dệt may, nguy cơ lạm phát ở những thị trường xuất khẩu chủ lực đang ngày càng gia tăng, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm may mặc vì vậy bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp đã đầu tư chuyển đổi số, hiện đại hoá sản xuất từ sớm sẽ có chi phí sản xuất cạnh tranh và có nhiều cơ hội duy trì, phát triển đơn hàng mới. Mặt khác, từ năm 2023, các nước châu Âu chỉ mua hàng của những doanh nghiệp “xanh” khi biết ứng dụng công nghệ cao vào sản phẩm “xanh”. Những doanh nghiệp chậm chuyển đổi “xanh” hoá sản xuất sẽ mất cơ hội, buộc phải tuân thủ luật chơi chung hoặc tìm thị trường khác”, ông Phạm Văn Việt thông tin.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp dệt may đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để hướng đến sản xuất “xanh”.
Cũng nhờ ứng dụng công nghệ thành công mà Công ty Trà Tâm Lan của bà Võ Thị Lấn đã và đang ngày càng phát triển trên thị trường trong và ngoài nước.
Bà Võ Thị Lấn, Giám đốc công ty Trà Tâm Lan cho biết, với xu hướng hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành nền tảng quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất chè.
“Tại doanh nghiệp, nhờ ứng dụng công nghệ mà các sản phẩm từ chè cho năng suất khá cao. Còn nhớ thời gian đầu, cơ sở chủ yếu chế biến thủ công bằng các dụng cụ như nong, nia, chảo, cối… nhưng cho năng suất không như mong muốn. Với quyết tâm vươn ra biển lớn, doanh nghiệp đã quyết định đầu tư 10 tỷ đồng nhập dây chuyền sản xuất trà khép kín, tự động, công suất 200.000 sản phẩm/tháng. Nhờ đầu tư vào công nghệ mà từ sản phẩm chỉ tiêu thụ nội tỉnh, ngày nay thương hiệu trà Tâm Lan đã có mặt trên khắp 63 tỉnh, thành cả nước, với hệ thống 500 đại lý, cơ sở bán lẻ và đang hướng đến xuất khẩu đi các nước”, bà Võ Thị Lấn cho biết.
Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng nhái, hàng giả
Để ngăn chặn tình trạng sản xuất, lưu hành thuốc và thực phẩm chức năng giả vào thị trường Việt Nam cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ứng dụng khoa học công nghệ để truy xuất nguồn gốc.
Đây là nội dung chính của Hội thảo "Thuốc và thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và giải pháp" do Hiệp hội chống hàng giả Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào sáng ngày 22/9 tại TP Hồ Chí Minh.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp (VCCI) phát biểu tại hội thảo.
Bà Nguyễn Diệu Hà, Tổng thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam cho biết, số lượng thuốc giả xâm nhập vào hệ thống cung ứng và đến tay bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Nhiều vụ án liên quan đến thuốc giả được phát hiện, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Thuốc giả được sản xuất khá tinh vi và người bệnh khó có thể phát hiện được điểm khác nhau. Nếu sử dụng phải thuốc và thực phẩm chức năng giả sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng con người.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) cũng cho biết, trong thời gian dịch bệnh COVID-19, các đối tượng đã lợi dụng đưa sản phẩm thực phẩm chức năng giả, thuốc giả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ để tiêu thụ trong thị trường Việt Nam.
"Trong thời gian vừa qua, một số các mặt hàng dùng để phòng, chống dịch COVID-19 được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam mà chưa được cấp phép và được bán phổ biến trên không gian mạng. Điều đó khiến người tiêu dùng bị đánh lừa, mua phải các sản phẩm không rõ nguồn gốc và chưa được cấp phép của Bộ Y tế", ông Nguyễn Đức Lê cho biết.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Lê, vừa qua tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, lực lượng quản lý thị trường đã đấu tranh, phát hiện và tạm giữ, xử lý hàng chục nghìn các sản phẩm. Các sản phẩm này chưa được đánh giá về chức năng cũng như công dụng của thuốc.
"Trong thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường chúng tôi sẽ tăng cường công tác nắm bắt địa bàn, phối hợp các cơ quan chức năng khác kịp thời phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán hoặc tàng trữ thuốc giả, thực phẩm chức năng giả để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật", ông Nguyễn Đức Lê cho biết thêm.
Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh kiểm tra, bắt giữ hàng ngàn sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc... không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường, từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã kiểm tra, xử lý gần 1.500 vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ... có giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Hiện hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ở hầu hết lĩnh vực; trong đó, dược phẩm và thực phẩm chức năng giả xuất hiện nhiều trên thị trường.
Bà Trần Hoàng Kim Anh, đại diện thương hiệu PN'S CHOICE - Công ty TNHH Tập đoàn Y Dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam cho biết, Sâm Ngọc Linh được Thủ tướng phê duyệt là một trong những sản phẩm quốc gia và được ví như dược liệu "Quốc bảo". Vì giá trị cao nên trên thị trường có tới 90% sản phẩm là hàng giả. Ngay tại "thánh địa" Kon Tum, Sâm Ngọc Linh cũng bị làm giả. Vì thế, để bảo vệ thương hiệu của mình cũng như bảo đảm chất lượng thương hiệu khi xuất khẩu, doanh nghiệp đã phải tìm kiếm nhiều giải pháp công nghệ.
Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp chân chính, nhiều doanh nghiệp cho biết đã áp dụng công nghệ trong việc chống hàng giả. Việc áp dụng giúp giảm một lượng lớn hàng giả trên thị trường. Một trong những giải pháp công nghệ được nhiều doanh nghiệp triển khai và Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam đang áp dụng là TrueData. Truedata là giải pháp kỹ thuật được kết hợp giữa dạng sản phẩm và dạng quy trình, hoạt động trên nguyên lý thu thập và bảo vệ các dữ liệu (bao gồm các thông tin lên quan đến nguồn gốc, xuất xứ, quá trình sản xuất và lưu hành sản phẩm).
Bên cạnh tìm giải pháp công nghệ, các doanh nghiệp cũng cho rằng, để chống vấn nạn dược phẩm và thực phẩm chức năng giả cần sự vào cuộc hơn nữa của cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh sai quy định; đồng thời xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, kiểm soát chặt chẽ thị trường cũng như nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng về thuốc và thực phẩm chức năng.
Doanh nghiệp biết chuyển đổi số là cần nhưng vẫn thấy khó Thừa nhận chuyển đổi công nghệ trong bài toán sản xuất là quan trọng, cần thiết nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó không đủ tiền đầu tư, thiếu nhân sự, chưa kể còn than quá vất vả trong chuyển đổi số. Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất - Ảnh: HỮU HẠNH Trong khuôn khổ "Diễn...