Doanh nghiệp phòng tránh rủi ro nào khi giao dịch điện tử?
Ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) lưu ý tầm quan trọng của việc lưu giữ dữ liệu khi giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), đề phòng các trường hợp phát sinh tranh chấp.
Đoàn xe chở vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) xuất khẩu sang thị trường EU. Ảnh: TTXVN.
Đại diện VIAC đã dẫn chứng trường hợp một doanh nghiệp Việt Nam, tham gia điện tử xuyên biên giới, khi giao dịch chỉ dùng thiết bị điện tử không dây là điện thoại di động. Doanh nghiệp này sau đó bị lừa, đã chuyển tiền nhưng không nhận được hàng.
“Khi ra nước ngoài, người của doanh nghiệp vẫn có thể liên lạc với bên lừa đảo bằng di động. Thậm chí cảnh sát sở tại cũng nói chuyện với người lừa đảo kia bằng di động nhưng cảnh sát cho rằng, họ cũng không biết số điện thoại đó có phải của nước của họ không? Sau đó, doanh nghiệp nhìn hợp đồng, gọi điện thoại theo số hợp đồng, phát hiện điện thoại thiếu một số. Các địa chỉ trên hợp đồng đều là địa chỉ ma hoặc là địa chỉ của một đơn vị khác”, ông Ngô Khắc Lễ cho biết.
Để tránh rủi ro, Trọng tài viên Ngô Khắc Lễ khuyên doanh nghiệp khi giao dịch điện tử, đầu tiên phải điều tra đối tác cụ thể, xác định rõ phương thức lưu giữ thông tin. Nhiều người dùng zalo, viber, lẫn lộn việc chung riêng, đến khi có tranh chấp, không phân tách được. Khi được yêu cầu hồ sơ để giải quyết tranh chấp, không lưu lại được các bản các bên đã sử dụng. Thực tế, có những bản trên điện tử có thể tự động xóa khi đối tượng thay đổi. Vì vậy, các doanh nghiệp phải lưu giữ được các thông tin, văn bản để khi tranh chấp có thể kiểm tra; có thể sao lưu những email, đoạn chat ra nhiều nơi, khi có tranh chấp có thể mang máy tính đến để lấy được văn bản.
Trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ông Nguyễn Trọng Tĩnh, Giám đốc Kênh bán hàng và Phân phối ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) nhận thấy, có 5 rủi ro phổ biến.
Video đang HOT
Đầu tiên là rủi ro thương mại: Người nhập khẩu chậm hoặc không thanh toán, biến động giá cả thị trường do chính trị, thiên tai…Theo ông Nguyễn Trọng Tĩnh, để hạn chế, doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp thẩm định thông tin đối tác thận trọng (KYC), chỉ chọn đơn vị tin cậy, có lịch sử thanh toán đúng hạn. Nên chia thành nhiều đợt chuyển tiền (đặt cọc, chuyển một phần, chuyển hết khi nhận đủ hàng, kết hợp các phương thức thanh toán khác nhau như 30% bằng TT (chuyển tiền bằng điện), 70% bằng L/C (thư tín dụng).
Thứ hai là rủi ro biến động tỷ giá. Tại MSB có bộ phận nghiên cứu thị trường từ đó đưa ra báo cáo biến động ngắn và dài hạn, cung cấp cho doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tài chính phù hợp. “Chúng tôi cũng cung cấp giải pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá, tránh ảnh hưởng kết quả kinh doanh”, đại diện MSB cho biết.
Thứ ba là rủi ro về đạo đức như người nhập khẩu không nhận hàng, từ chối thanh toán; người chở hàng biến mất, rút ruột, làm hỏng hàng; người giao nhận chứng từ cấu kết người mua rút ruột thay thế bộ chứng từ để đi lấy hàng… Đại diện MSB kiến nghị có biện pháp KYC (biết khách hàng của bạn) đối tác, lựa chọn đối tác có quan hệ lâu năm, kết hợp phương thức trả trước một phần hoặc bảo lãnh ngân hàng; chọn hãng vận tải uy tín, có tên tuổi hoặc chọn phương thức thanh toán không phải thuê vận tải, lộ trình chuyên chở kiểm soát online.
Thứ tư là pháp lý. Khi doanh nghiệp hạn chế kiến thức có thể xác lập hợp đồng với quyền lợi bất lợi, cần lập bộ phận chuyên trách hoặc sử dụng lĩnh vực tư vấn chuyên sâu về luật pháp quốc tế.
Cuối cùng là rủi ro về vận hành. Có trường hợp trình độ tham gia của các bên còn yếu dẫn đến sai sót từ khâu soạn hợp đồng, lập chứng từ dẫn đến khả năng chậm hoặc không được thanh toán.
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc lần đầu tiên nông sản Việt Nam xuất khẩu trên "sàn thương mại điện tử xuyên biên giới" do người Việt Nam vận hành đang cho thấy hướng đi đúng đắn với hàng loạt cơ hội.
Đoàn xe chở vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) xuất khẩu sang thị trường EU. Ảnh: TTXVN.
Cơ hội từ thương mại điện tử
Vụ thu hoạch vải thiều Bắc Giang năm nay vừa được mùa, vừa được giá, với tổng sản lượng tiêu thụ
đạt hơn 215.000 tấn (tăng 30,8% sản lượng so với năm 2020). Giá bán luôn được duy trì ổn định từ đầu đến cuối vụ, bình quân đạt 19.800 đồng/kg, tổng doanh thu đạt khoảng 6.800 tỷ đồng. Trong đó, xuất khẩu đạt 89.300 tấn (chiếm 41,4% tổng sản lượng tiêu thụ).
Vải thiều được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ bằng phương thức bán hàng mới qua thương mại điện tử. Thực tế, thương mại điện tử chính là một trong những yếu tố giúp quả vải Bắc Giang vượt qua được những khó khăn về dịch bệnh.
Không chỉ vải thiều, mà các nông sản khác tại nhiều địa phương đã được đưa lên sàn thương mại điện tử và đem lại hiệu quả tích cực, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2021 là năm lần đầu tiên Bộ Công Thương triển khai chương trình hỗ trợ nông sản có sự tham gia của 6 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam cho sự kiện "vải thiều Bắc Giang" bao gồm: Sendo, Voso, Tiki, Postmart, Shopee và Lazada/Foodmap, bên cạnh sự đồng hành của các đơn vị chuyển phát và các kênh phân phối truyền thống như BigC, Vinmart.
Để đồng hành cùng người nông dân cũng như quảng bá trái cây Việt Nam, Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với các sàn thương mại điện tử tổ chức các chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua "Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia" với các sự kiện như: Ngày đặc sản Sơn La, Ngày hội xứ Dừa - Đặc sản Bến Tre, Phiên chợ nông sản Việt, Tuần nông sản Việt, đi chợ online... với hàng chục loại nông sản các vùng miền địa phương.
Từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng quốc tế
Không chỉ với thị trường nội địa, Bộ Công Thương đã phối hợp với Viettel Post xuất khẩu hơn 3 tấn vải thiều Bắc Giang sang Đức trên nền tảng Voso Global. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được nông sản tươi sang châu Âu trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới do người Việt Nam xây dựng và vận hành.
Theo ông Đặng Hoàng Hải, thương mại điện tử xuyên biên giới không những tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng, mà qua đó còn tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh
hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bộ Công Thương đang hoàn thiện thêm các thủ tục cần thiết để có thể xuất khẩu thêm một số nông sản qua phương thức "thương mại điện tử xuyên biên giới" từ nhà sản xuất Việt Nam tới tận tay người tiêu dùng nước ngoài.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: "Tới đây, không chỉ là 3 tấn vải thiều, mà sẽ là con số lớn hơn nhiều, không chỉ với vải thiều Bắc Giang, mà còn với nhiều loại trái cây đặc sản của Việt Nam đến tay người tiêu dùng quốc tế".
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mặc dù đã làm tốt công tác đàm phán để cắt giảm thuế quan, tạo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa tiếp cận các thị trường, song công tác đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã
được nhiều thị trường giảm thuế về 0%, nhưng nông sản vẫn chưa thâm nhập được.
Bộ Công Thương khuyến cáo, để tiếp tục đưa được nhiều loại trái cây Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, nông dân cũng như doanh nghiệp nông nghiệp cần thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm... trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến, để có sản phẩm nông sản xuất khẩu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Bên cạnh đó, hộ sản xuất, doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu cần chủ động hợp tác, liên kết để tạo chuỗi cung ứng, hoàn thiện "chuỗi giá trị" từ sản xuất, nuôi trồng, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng sản phẩm luôn ở mức tốt nhất, bảo đảm các tiêu chí mà các thị trường có nhu cầu nhập khẩu đưa ra.
Bắc Giang dự kiến thu hoạch trên 160.000 tấn vải thiều năm nay Với diện tích 28.300 ha, năm nay Bắc Giang dự kiến thu hoạch trên 160.000 tấn vải thiều, trong đó khoảng 112.900 tấn theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, năm 2022, tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì diện tích vùng trồng vải 28.300 ha, sản lượng ước đạt khoảng...