Doanh nghiệp Pháp rời Iran trước nguy cơ điểm nóng Hormuz
Người khổng lồ trong lĩnh vực vận tải Pháp quyết định rút khỏi thị trường Iran trước lệnh trừng phạt Mỹ và cảnh báo của Tehran về việc muốn đóng cửa eo biển Hormuz.
( Tin tức 24h ) – Người khổng lồ trong lĩnh vực vận tải Pháp quyết định rút khỏi thị trường Iran trước lệnh trừng phạt Mỹ, Tehran muốn đóng cửa eo biển Hormuz.
Reuters ngày 7/7 thông tin, Tập đoàn vận tải Pháp CMA CGM đã quyết định rút khỏi Iran sau khi Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt các công ty có hoạt động kinh doanh với quốc gia Trung Đông này.
Giám đốc CMA CGM Rodolphe Saade tuyên bố trong một hội nghị kinh tế ở thành phố Aix-en-Provence phía nam nước Pháp rằng: “Do chính quyền Tổng thống Trump, chúng tôi đã quyết định chấm dứt dịch vụ với Iran”.
Hãng vận tải lớn nhất nước Pháp rời thị trường Iran.
Ông Saade nói thêm rằng, các thỏa thuận hợp tác của công ty này với đối tác Iran là IRISL đã bị đình chỉ và rằng ông không muốn vi phạm các quy định do quan hệ với Mỹ.
Ông Saade cho biết, đối thủ của hãng này tại thị trường Iran là Trung Quốc cũng đang do dự, tuy nhiên, Trung Quốc và Tổng thống Trump lại có những mối quan hệ khác so với Paris và Washington.
“Chúng tôi áp dụng các quy tắc” – ông Saade nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire hồi giữa tháng 6 đã thừa nhận, phần lớn doanh nghiệp Pháp sẽ không thể trụ lại Iran trong bối cảnh Mỹ đe dọa sẽ trừng phạt các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục trao đổi thương mại với quốc gia Hồi giáo.
Ông Bruno Le Maire cho biết: “Chúng ta cần phải thú thật là phần lớn các doanh nghiệp không thể trụ lại Iran. Các doanh nghiệp này cần phải được thanh toán cho các sản phẩm phân phối cho Iran hoặc sản xuất tại Iran. Nhưng họ không thể được thanh toán do không có một thể chế tài chính độc lập và thuộc chủ quyền của châu Âu”.
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp cũng chỉ trích Mỹ khi cho rằng Mỹ không phải là cảnh sát kinh tế của thế giới. Nhưng vì Tổng thống Mỹ đã quyết định trở thành cảnh sát kinh tế thế giới nên châu Âu cần có các biện pháp để tránh trở thành nạn nhân của chính sách này.
Một số công ty vận tải biển lớn khác như AP Moller-Maersk A/S của Đan Mạch cũng thông báo về việc sẽ ngừng hoạt động kinh doanh với Iran trước quyết định cấm vận của Mỹ.
Trước đó, Tập đoàn năng lượng Engie của Pháp cho biết sẽ rút khỏi các hoạt động kỹ thuật tại Iran từ nay đến tháng 11. Trong một thông cáo, Giám đốc điều hành Engie Isabelle Kocher nhấn mạnh, Tập đoàn không có các cơ sở hạ tầng tại Iran, cũng như những hoạt động cần đầu tư nào khác, song lại có các nhóm kỹ sư làm việc cho các khách hàng tại Iran. Tập đoàn có 180 ngày để chấm dứt những hợp đồng này, tức là đến tháng 11 tới.
Giữa tháng 6, Tập đoàn dầu khí Total, cũng của Pháp khẳng định sẽ không tiếp tục một dự án khí đốt lớn tại Iran nếu không nhận được đèn xanh từ phía Mỹ.
Quyết định rút khỏi thị trường Iran của một số doanh nghiệp châu Âu là minh chứng rõ nhất cho thấy châu Âu không thể làm cách nào khác ngoài thực thi các quyết định trừng phạt Iran của Mỹ, bất chấp giới lãnh đạo EU khẳng định đang tìm cách để tránh các lệnh trừng phạt.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh nói rằng Mỹ đang tham gia vào một cuộc chiến thương mại với Tehran. Reuters cho rằng một số quan chức Iran đã đe dọa sẽ ngăn chặn xuất khẩu dầu từ Vịnh Ba Tư để trả thù.
Người đứng đầu lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran trước đó đã tuyên bố về khả năng đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz để trả thù các biện pháp trừng phạt, cấm nhập khẩu dầu Iran của Mỹ. Eo Hormuz theo đó sẽ “dành cho tất cả mọi người, hoặc không ai cả”.
Việc đe dọa phong tỏa eo biển Hormuz, tuyến giao thông trọng yếu để vận chuyển dầu từ Trung Đông có thể gây mất mát khổng lồ cho nguồn cung dầu thô toàn cầu và đẩy giá lên cao.
Phần lớn dầu thô xuất khẩu từ Saudi Arabia, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Iraq di chuyển qua eo Hormuz. Đó cũng là tuyến đường vận chuyển của gần như toàn bộ số khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, Qatar.
Gần 90% kim ngạch xuất khẩu dầu của Vịnh Ba Tư và các tàu biển chở dầu chắc chắn phải đi qua eo biển chiến lược Hormuz.
Theo Công ước Geneva, tàu thuyền nước ngoài chỉ được phép đi qua eo biển Hormuz nếu đảm bảo “an ninh, trật tự và quyền lợi của nhà nước ven biển (ở đây là Iran)” và Iran có quyền trục xuất và đình chỉ việc quá cảnh của các tàu thuyền nước ngoài vi phạm luật lệ của nước mình.
Phó Giám đốc Nhóm xếp hạng doanh nghiệp ACRA Basil Tanurcov cho rằng việc Iran tuyên bố đóng cửa eo biển Hormuz có thể được coi là tuyên bố chiến tranh của Iran.
Ngoài ra, Iran thường xuyên đưa ra những tuyên bố kiểu như vậy, chủ yếu là nhằm gây sức ép lên các thế lực thù địch, hoặc khiến các nhà xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ trên thế giới lo sợ và tìm cách vận động Mỹ tháo gỡ khó khăn hộ cho nước này.
Khó có thể phủ nhận, một khi Iran quyết định đóng eo biển Hormuz, thế giới sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng và giá dầu có thể trở nên khó đoán như thị trường chợ đen, tới mức 200 hay 400 USD/thùng.
“Nạn nhân” của việc Iran đóng cửa eo biển Hormuz sẽ là những quốc gia phải nhập khẩu dầu mà châu Âu là một ví dụ.
Theo Sơn Dương
Báo Đất Việt
Trung Quốc tố Mỹ "bóp cò" bắn cả thế giới, thề đáp trả
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố, áp mức thuế quan mới lên các mặt hàng của Trung Quốc từ ngày 6.7 có nghĩa là Mỹ sẽ "nổ súng" vào cả thế giới.
Mỹ-Trung dọa áp thuế vào hàng chục tỉ đôla hàng hóa của nhau. Ảnh: Vox
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dường như khó tránh khỏi. Bắc Kinh khẳng định không lùi bước và sẽ đáp trả Washington một khi Mỹ áp dụng các mức thuế mới.
Nếu không có gì thay đổi, các mức thuế quan trừng phạt sẽ có hiệu lực từ ngày 6.7 ở Mỹ và Trung Quốc, áp vào 34 tỉ USD hàng hóa. Nhưng do lệch múi giờ, giờ Trung Quốc sớm hơn Mỹ 12 tiếng, nên Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên áp thuế 25% lên một số mặt hàng của Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho biết sẽ không ra tay trước 0 giờ ngày 6.7.
"Mỹ đã gây ra cuộc chiến thương mại này, chúng tôi không muốn điều đó nhưng chúng tôi có sự lựa chọn nào khác là chiến đấu vì lợi ích của đất nước và dân tộc. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ không bao giờ bắn phát súng đầu tiên. Nhưng nếu Mỹ tung ra các biện pháp trừng phạt, Trung Quốc sẽ buộc phải đáp trả" - phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong phát biểu ngày 5.7.
Đòn đáp trả này sẽ nhắm tới các loại nông phẩm như đậu nành, cao lương, rượu whisky và cả các hãng chế tạo xe hơi như Tesla và Ford.
Các doanh nghiệp Châu Âu có nguy cơ bị vạ lây, trở thành nạn nhân của cuộc chiến Trung-Mỹ, trong đó hãng Mercedes-Benz và BMW, những công ty chế tạo hàng trăm nghìn ô tô ở Mỹ rồi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo Laodong
Thế chiến 2: Kế hoạch giết chết hàng triệu người Đức của nước Anh Trong giai đoạn đầu Thế chiến 2, khi mà vũ khí hạt nhân chưa được phát minh, vũ khí sinh học được coi là tác nhân hủy diệt hàng loạt đáng sợ nhất. Để đối phó với một Đức Quốc Xã hùng mạnh,người Anh đã lên kế hoạch tấn công sinh học vốn có thể giết chết hàng triệu người nhằm "hạ gục"...