Doanh nghiệp phản ứng linh hoạt với các mối đe dọa về an ninh mạng
Trong kỷ nguyên công nghệ số, giá trị tài sản của các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch đáng kể từ vật thể sang phi vật thể. Trong rổ chỉ số S&P 500, hơn 90% tổng tài sản của các công ty là tài sản trí tuệ và tài sản vô hình khác.
Với bối cảnh đó, doanh nghiệp không chỉ đối mặt với các mối đe dọa trên mạng mà còn phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý, báo cáo các rủi ro về bảo mật và an ninh mạng.
Hội thảo “ Phản ứng linh hoạt với an ninh mạng dành cho Hội đồng quản trị,” ngày 16/8. (Ảnh: PV/Vietnam )
Dữ liệu bị đe dọa
Những mối rủi ro ngày càng gia tăng, như nguy cơ bị mất quyền sở hữu trí tuệ, dữ liệu bị phá hủy hoặc bị thay đổi. Điều này làm giảm sự tin cậy của công chúng và làm gián đoạn các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những tình trạnh lạm dụng dữ liệu và các loại hình tấn công mạng (như lừa đảo, đánh cắp thông tin, phần mềm độc hại…).
Video đang HOT
Hội đồng Quản trị của các doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức to lớn, như làm thế nào để giám sát doanh nghiệp đồng thời quản trị các rủi ro liên quan đến an ninh mạng. Và, điều này không thể chỉ dựa vào các biện pháp kiểm soát truyền thống như trước.
Với lý do đó, ngày 16/8, Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Viện thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam – VIOD và Hội Kế toán Công chứng Anh – ACCA tại Việt Nam đã ký kết Biên bản thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác, nâng cao nhận thức và thúc đẩy các thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế trở thành nhân tố chủ chốt đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.
Giải pháp ứng phó
Hội thảo “Phản ứng linh hoạt với an ninh mạng dành cho Hội đồng quản trị” là hoạt động đầu tiên được hai đơn vị đồng tổ chức với mục tiêu hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp nắm rõ vai trò và hoạt động quản trị về các vấn đề an ninh mạng được hiệu quả.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị của VIOD chia sẻ, các vấn đề về an ninh mạng gia tăng theo xu hướng toàn cầu và trở thành vấn đề trọng tâm hàng đầu đối với hầu hết Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp, như quản trị rủi ro cho cả hệ thống chứ không chỉ đơn thuần là mối quan tâm về công nghệ thông tin như trước.
“Vì vậy, các Hội đồng quản trị nên đóng vai trò chủ chốt trong việc tìm hiểu những rủi ro an ninh mạng có liên quan đến doanh nghiệp của mình, qua đó xác nhận việc phòng ngừa, phát hiện các rủi ro đã được kiểm soát trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp đã được thực hiện hay chưa,” bà Hà Thu Thanh nhấn mạnh.
Về các giải pháp quản lý rủi ro liên quan đến an ninh mạng, thông qua hội thảo, các thành viên Hội đồng Quản trị đã trao đổi và cùng tìm hiểu, từ đó nâng cao năng lực quản lý rủi ro an ninh mạng trên các phương diện khác nhau, với nhiệm vụ bảo vệ cho sự an toàn, bền vững của doanh nghiệp và tính bảo mật của thông tin.
Ông Sharath Martin, Chuyên viên tư vấn về chính sách – ACCA chỉ ra, các doanh nghiệp muốn nắm bắt cơ hội của thời đại kỹ thuật số, họ cần phải đảm bảo rằng các khoản đầu tư vào bảo mật thông tin bắt kịp với việc áp dụng công nghệ. Do đó, các Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao nên đưa vấn đề an ninh mạng vào tất cả các hoạt động chiến lược của công ty, từ các hoạt động sáp nhập và mua lại, ra mắt sản phẩm mới đến dự án mới.
“Đối với các công ty tiên tiến hơn trong lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số, một chiến lược an ninh mạng toàn diện cần được phát triển,” ông này nói./.
Ông Nguyễn Quang Đồng, Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông phát biểu.
Theo Tri Thuc Tre
TSMC: con mồi béo của mã độc tống tiền WannaCry
Vụ nhà sản xuất các linh kiện bán dẫn của Đài Loan (TSMC) bị virus tấn công mới đây, buộc hãng phải ngừng hoạt động một số nhà máy vừa được hãng này khẳng định là do biến thể của mã độc tống tiền WannaCry gây ra.
Theo thông tin của trang thông tin điện tử Bloomberg vừa đưa ra, hiện tất cả các nhà máy của công ty TSMC đã quay lại hoạt động, nhưng thời gian giao hàng, trong đó có chip A12 cho hãng Apple cũng như các dòng chip và thiết bị bán dẫn cho các đối tác khác có thể bị chậm trễ so với lịch trình ban đầu.
Liên quan đến vụ việc, vào cuối tuần trước, nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới TSMC đã buộc phải đóng cửa một số nhà máy chế tạo của họ, vì bị một loại virus tấn công vào hệ thống của công ty. Tuy phần lớn các nhà máy đã được khôi phục hoạt động một cách nhanh chóng, nhưng một số nhà máy khác đã phải "đắp chiếu" trong vài ngày.
Và vừa mới đây, TSMC đã chính thức tuyên bố nguyên nhân gây ra vụ việc là do một biến thể của virus nguy hại WannaCry - mã độc tống tiền lừng danh, từng tấn công hàng trăm nghìn hệ thống máy tính hồi năm ngoái gây ra.
Công ty cho biết, virus đã có cơ hội xâm nhập hệ thống khi một nhà cung cấp cài đặt phần mềm bị nhiễm mã độc mà không quét virus. Sau đó, virus lan rộng, làm ảnh hưởng đến các cơ sở ở Đài Nam, Tân Trúc và Đài Trung.
Ngay sau đó, trả lời trang Bloomberg, CC Wei - Giám đốc điều hành của TSMC, đã không giải thích rõ về tác động của nó tới người tiêu dùng, về nguồn gốc của mã độc cũng như làm thế mà nào nó "qua mặt" được các giao thức bảo mật của công ty. Wei cho biết: "Chúng tôi rất ngạc nhiên và sốc. Công ty chúng tôi đã cài đặt hàng chục ngàn công cụ, giao thức bảo mật trước đây, và đây cũng là lần đầu tiên xảy ra vụ việc như thế này".
Wei cho biết thêm: "Bây giờ chúng tôi nhận ra rằng, con người không thể tránh khỏi những sai lầm, vì vậy chúng tôi đang phát triển một cơ chế mới và sẽ sớm được áp dụng. Cơ chế này rất có thể sẽ không cần đến sự can thiệp của con người". Điều đó có nghĩa rằng, TSMC sẽ thay đổi quy trình của mình trong tương lai.
Hiện TSMC đang hợp tác với rất nhiều khách hàng lớn như Apple, AMD, NVIDIA và Qualcomm,... Thế nên vụ phải ngừng hoạt động một số nhà máy do virut tấn công này thực sự rất đáng quan ngại đối với chính công ty cũng như các khách hàng "khủng" này.
Về WannaCry, đây là biến thể virus từng lan rộng trên khắp thế giới vào năm ngoái, đã tấn công hàng trăm nghìn máy tính tại hơn 150 quốc gia. Nhiều công ty và tổ chức tên tuổi đã bị tấn công bởi virus WannaCry này, bao gồm Boeing, Renault, Honda, FedEx và Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, và nay danh sách này đã được nối dài bởi cái tên TSMC.
Theo các chuyên gia, đây cũng được xem là "hồi chuông cảnh tỉnh" cho các nhà sản xuất lớn trên thế giới, rằng họ cần chú tâm hơn vào hệ thống bảo mật của mình, tránh để xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Theo pcworld
TSMC trở lại hoạt động sau cuộc tấn công bằng virus Công ty chuyên sản xuất vi xử lí của Đài Loan TSMC đã trở lại hoạt động bình thường sau cuộc tấn công bằng virus cuối tuần qua. WannaCry TSMC ước tính đợt tấn công này sẽ làm công ty mất 2% lợi nhuận của quý 3 năm nay. Nó cũng làm đình trệ hoạt động, dẫn đến chuyển hàng muộn cho các...