Doanh nghiệp phải xét nghiệm sàng lọc hằng tuần tối thiểu 20% lao động bằng RT-PCR
Trên cơ sở tình hình thực tế, địa phương sẽ hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả, không thực hiện kiểm tra giám sát chồng chéo làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.
Thực hiện xét nghiệm hằng tuần cho ít nhất 20% người lao động – Ảnh: TIẾN THẮNG
Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở lao động, sản xuất kinh doanh, nhìn nhận một số địa phương áp dụng mô hình 3 tại chỗ hoặc 1 cung đường, 2 điểm đến chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân.
Do đó, để các địa phương, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành cần căn cứ vào hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế.
Đặc biệt là dựa trên đánh giá tình hình thực tế tại địa phương để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.
Ban quản lý khu công nghiệp, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan thống nhất kế hoạch, phương án phòng, chống dịch của các đơn vị để đảm bảo vừa an toàn phòng chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch và triển khai phòng chống dịch tại các đơn vị, tránh chồng chéo. Đặc biệt, Bộ Y tế nhấn mạnh không để xảy ra tình trạng nhiều đơn vị chức năng kiểm tra một doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh.
Việc kiểm tra, giám sát nhằm có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, đảm bảo hỗ trợ các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Video đang HOT
Đồng thời, các địa phương cần chỉ đạo thực hiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo không gây ùn tắc và tạo thuận lợi cho đơn vị vận chuyển hàng hóa.
Sở Y tế có vai trò hướng dẫn các đơn vị thực hiện xét nghiệm sàng lọc và định kỳ với người lao động theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trong đó, thực hiện xét nghiệm sàng lọc hằng tuần ít nhất cho 20% người lao động bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp hoặc test kháng nguyên nhanh khi đơn vị chưa có ca mắc COVID-19; xét nghiệm ít nhất 50% người lao động khi có ca mắc COVID-19.
Hà Nội tổng lực xét nghiệm sàng lọc 1,3 triệu dân trong 'vùng đỏ'
Hà Nội sẽ tổng lực xét nghiệm tối đa 200.000 mẫu/ngày để khoanh vùng các ổ dịch Covid-19, mục tiêu lấy 1,3 triệu mẫu cho người dân trong khu vực nguy cơ cao (vùng đỏ) và 2 triệu test nhanh cho các khu vực còn lại.
Hà Nội sẽ tập trung xét nghiệm sàng lọc 1,3 triệu mẫu trong "vùng đỏ" từ 9.8 đến 17.8 để khoanh vùng các ổ dịch. ẢNH TRẦN CƯỜNG
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa yêu cầu các đơn vị khẩn trương nâng cao năng lực xét nghiệm đạt trên 200.000 mẫu/ngày và trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất.
Các cơ sở, lực lượng y tế của T.Ư, công an, quân đội, ngoài công lập và các nguồn lực xã hội cùng nhân dân được huy động tham gia chiến dịch lấy mẫu, xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng trên toàn địa bàn thành phố (quy mô tối đa khoảng 1,3 triệu mẫu) đảm bảo nguyên tắc nhanh, chính xác, hiệu quả và an toàn ở mức cao nhất.
Trước đó, nhờ việc tìm ra một số ca chỉ điểm trong thời gian đầu của đợt dịch lần thứ 4, thành phố phát hiện thêm nhiều trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không có yếu tố dịch tễ.
Tuy nhiên, trước đà lây lan của dịch bệnh, thành phố tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao (trung bình 60 - 80 ca mắc mới/ngày), đặc biệt đã có nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây.
Dịch bệnh đã xuất hiện trong các cơ sở y tế, nhà máy sản xuất, cơ quan, doanh nghiệp, chuỗi cung ứng, chợ đầu mối... và tiếp tục có nguy cơ bùng phát nếu không có các biện pháp quyết liệt hơn nữa.
Hà Nội đã xét nghiệm khoảng 300.000 mẫu tại các khu vực, đối tượng có nguy cơ cao ở 30 quận, huyện, thị xã... nhằm phát hiện sớm người mắc bệnh, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, truy vết triệt để F1, khoanh và giảm "vùng đỏ" (vùng có nguy cơ rất cao), không để phát sinh chùm ca bệnh mới.
Bản đồ thông tin dịch tễ của TP.Hà Nội. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Ưu tiên "vùng đỏ", lấy mẫu xác suất "vùng xanh"
Trước mắt, Thường trực Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tập trung ưu tiên triển khai tại các khu vực có nguy cơ rất cao (vùng đỏ), khu vực phong tỏa, cách ly, các trường hợp có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 (ho, sốt, khó thở...), các trường hợp nguy cơ cao, di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người (lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch tại cơ sở, người giao hàng, người làm trong các chuỗi cung ứng thực phẩm, chợ, siêu thị...).
Thành phố lập kế hoạch triển khai xét nghiệm diện rộng để chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, phân chia từng nhóm đối tượng xét nghiệm cụ thể theo nguy cơ nhóm đỏ, nhóm da cam, nhóm xanh.
Từ ngày 9 - 17.8, Hà Nội sẽ xét nghiệm khoảng 1,3 triệu mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR cho toàn bộ người dân trong "vùng đỏ" là khu vực trong các xã, phường nguy cơ rất cao theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG, các đối tượng nguy cơ cao căn cứ theo yếu tố dịch tễ, các đối tượng di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều như: chuỗi cung ứng, chợ, công nhân, bảo vệ các tòa nhà... và các khu vực nguy cơ cao khác (đối tượng nguy cơ cao khác theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ).
Việc xét nghiệm cho những người có triệu chứng ho, sốt... qua khai báo y tế vẫn được thực hiện thường xuyên theo quy định.
Xét nghiệm cho "nhóm da cam" bao gồm các đối tượng là nhân viên y tế, bệnh nhân, người lao động trực tiếp tại các chuỗi cung ứng, lái xe, shipper, bảo vệ tòa nhà... trên cơ sở chỉ định chuyên môn dịch tễ.
Xét nghiệm "vùng xanh" theo hộ gia đình tại các quận nội thành và các huyện có nguy cơ cao, mỗi hộ gia đình lấy đại diện 1 mẫu của 1 thành viên có nguy cơ cao nhất (căn cứ theo lịch sử di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, thường xuyên tới các khu vực nguy cơ cao như bệnh viện, chợ...).
Song song với việc thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR cho người dân thuộc "nhóm đỏ", đối tượng nguy cơ cao và "nhóm xanh" tại các địa bàn có nguy cơ cao, các địa bàn còn lại chủ động triển khai xét nghiệm test nhanh theo hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế, dự kiến thực hiện 2 triệu test nhanh. Từ đó, căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh, Sở Y tế sẽ có đánh giá nguy cơ để tiếp tục triển khai xét nghiệm theo chỉ định dịch tễ.
Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách này, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu Sở Y tế chủ trì điều phối việc phân luồng xét nghiệm trên toàn địa bàn.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội được giao điều tra dịch tễ và chỉ định vùng nguy cơ, nhóm nguy cơ, số lượng mẫu xét nghiệm cần thực hiện; hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm theo quy định; bảo đảm đầy đủ điều kiện để thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm.
Chính quyền địa phương phối hợp trong công tác lập danh sách, lấy mẫu, hỗ trợ lực lượng, giám sát việc lấy mẫu đảm bảo an toàn tối đa, không để xảy ra lây nhiễm chéo.
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, khẳng định cùng với chiến dịch tiêm chủng vắc xin lớn nhất trong lịch sử thủ đô, đây cũng là đợt lấy mẫu xét nghiệm lớn nhất từ trước đến nay trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Bà Hà cho biết, ngành y tế Hà Nội quyết tâm thực hiện nhanh nhất kế hoạch để đạt được mục tiêu phát hiện, khoanh vùng ổ dịch, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, truy vết triệt để F1, khoanh vùng và giảm "vùng đỏ", không để phát sinh chùm ca bệnh mới và bảo đảm an toàn, giữ vững "vùng xanh" hiệu quả.
Covid 24h: TP HCM đàm phán mua vaccine Moderna TP HCM đang đàm phán với Công ty TNHH Zuellig Pharma để mua 5 triệu liều vaccine Moderna; Hà Nội xét nghiệm sàng lọc cho khoảng 3 triệu người. Ngày 11/8, Việt Nam ghi nhận 8.752 ca Covid-19 tại 33 tỉnh, thành. Số ca nhiễm chủ yếu ở TP HCM (3.416), Bình Dương (1.897), Đồng Nai (979), Long An (963). Trong đó, 6.966...