Doanh nghiệp phá sản “cả làng” vạ lây
Theo số liệu của các cơ quan thống kê hai năm 2011-2012 có tới trên 100.000 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động. Số liệu của một số chuyên gia là trên 200.000 doanh nghiệp rơi vào tình trạng đó với gần một triệu người mất việc làm. Theo con số của Chính phủ công bố trong hai tháng đầu năm có 8.600 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động. Con số đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi với phần chìm là hàng trăm nghìn doanh nghiệp danh sống mà thực chết, đang chờ phá sản. Vòng quay của sự phá sản doanh nghiệp sẽ còn đè nát nhiều doanh nghiệp nữa.
Ảnh Internet
Tương lai khó của các doanh nhgiệp
Theo các nhà kinh doanh bán lẻ, sức mua xã hội đang giảm mạnh do thất nghiệp nhiều, do doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thu nhập người lao động xuống thấp. Sức mua thấp đang đẩy các siêu thị, các nhà kinh doanh bán lẻ xuống vực phá sản. Lại sẽ có những làn sóng phá sản mới, chưa kể việc tái cấu trúc các tập đoàn nhà nước sẽ cho phá sản vài chục công ty, việc thoái vốn của các tập đoàn cũng đẩy hàng loạt công ty vào khó khăn phải giảm nhân công, giảm hoạt động. Những cục máu đông như nợ xấu, bất động sản (BĐS) đóng băng, hàng tồn kho tăng cao, lãi suất cho vay vẫn cao chưa thể giải quyết ngay. Khủng hoảng nợ công châu Âu, sự sụt giảm kinh tế của Trung Quốc, kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm, xung đột ở châu Phi, Tây Nam châu Á còn tạo thêm những cửa ải mới cho xuất khẩu…Tất cả những khó khăn đó báo trước một tương lai khó khăn cho các doanh nghiệp năm 2013.
Lao động trông chờ vào bảo hiểm thất nghiệp
Cái sự phá sản doanh nghiệp và thất nghiệp đang tác động đến từng gia đình, xóm làng, ngõ phố. Ở xã Yên Lạc (Như Thanh, Thanh Hóa) trước đây có hàng trăm thanh niên ra Hà Nội làm thuê, năm nay, nghỉ Tết đã lâu, không ai nói chuyện ra Hà Nội nữa. Đến người Hà Nội còn không có việc làm thì dân nông thôn còn mong đợi gì. Việc các doanh nghiệp phá sản hàng loạt đã đẩy hàng vạn công nhân vào cảnh thất nghiệp.
Tại phòng đăng ký thất nghiệp (Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội) những ngày sau Tết không quá đông đúc. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Loan, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp thì điều đó chưa hẳn phản ánh con số lao động thất nghiệp giảm đi. Nguyên nhân chính, theo bà là do Nghị định mới của Chính phủ về BHTN có hiệu lực từ ngày 15-1-2013 cho phép kéo dài thời gian đăng ký BHTN kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động lên 3 tháng, thay vì 7 ngày như trước kia nên có thể nhiều người chưa vội đăng ký. Những tháng cuối năm âm lịch, số người đến đăng ký BHTB khá dồn dập, có những tháng Trung tâm phải tiếp nhận mấy nghìn người. Một số doanh nghiệp đã cho công nhân nghỉ việc hàng loạt.
Video đang HOT
Theo thống kê, năm 2012 riêng Hà Nội có trên 20.500 người nộp hồ sơ hưởng BHTN, và năm 2013 tính đến ngày 7-3 đã có gần 3.000 người. Sau gần 4 năm triển khai, đến nay, cả nước có khoảng 8 triệu người tham gia BHTN, riêng Hà Nội là gần 45 nghìn người với gần 40 nghìn người đã nộp hồ sơ hưởng BHTN. Số người đăng ký BHTN gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, một phần do tình hình kinh tế khó khăn, số người mất việc nhiều.
Tuy nhiên, thực tế, có nhiều người mất việc làm nhưng không được nhận trợ cấp thất nghiệp vì DN đã giải thể, nợ đọng không đóng bảo hiểm cho người lao động, gây thiệt thòi cho không ít người lao động. Báo cáo mới đây của thanh tra liên ngành về pháp luật lao động của thành phố Hà Nội (gồm Thanh tra Nhà nước, ngành LĐTB&XH và BHXH) cho thấy, kiểm tra 33 DN trên địa bàn, Đoàn thanh tra thành phố đã phát hiện, xử lý các trường hợp sai phạm như: sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái luật, vi phạm chế độ tiền lương, kê khai trích nộp BHXH không đúng để hưởng chế độ chính sách. Mặt khác, một số DN còn không đóng BHXH hoặc không thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.
Theo lãnh đạo Sở LĐTB&XH TP Hà Nội, những DN có vi phạm thường biện minh cho hành vi chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN là khó khăn. Nhưng thực tế, lãi nợ BHXH chỉ bằng lãi suất ngân hàng, do vậy DN sẽ chiếm dụng tiền BHXH để quay vòng kinh doanh và chấp nhận chịu phạt. Và như vậy, quyền lợi người lao động sẽ bị thiệt hại theo dây chuyền.
Mặt khác, có một thực tế là chính sách BHTN hiện nay vẫn chưa hướng đến nhóm đối tượng yếu thế khi hạn chế một số đối tượng tham gia như DN dưới 10 lao động hay những lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng. Trên thực tế, đây mới là nhóm đối tượng dễ chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, DN dễ bị phá sản nhất, và lao động dễ bị mất việc làm nhất thì lại không được đóng BHTN. Về vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng Luật việc làm, trong đó đưa ra khái niệm bảo hiểm việc làm. Theo ông Vũ Trung Chính, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội bảo hiểm việc làm sẽ mở rộng đối tượng bảo hiểm, bao gồm những đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp như hiện hành, và mở rộng thêm kể cả cho những đối tượng chủ sử dụng lao động dưới 10 lao động hoặc có hỗ trợ cho doanh nghiệp duy trì sản xuất khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, hỗ trợ cho doanh nghiệp đó có kinh phí đào tạo cho lao động của họ chuyển đổi sang ngành sản xuất kinh doanh mới…
Lừa xuất khẩu lao động nở rộ
Trong tình trạng hàng loạt các doanh nghiệp, công ty phá sản, người lao động thiếu việc làm không ít những người có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn thấp lại chọn một giải pháp mong đổi đời là đi XKLĐ qua con đường môi giới không chính thống. Đây là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng lòng tin của người có nhu cầu đi XKLĐ để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản. Tình trạng lừa xuất khẩu lao động lại bắt đầu nở rộ. Chiều 6-3-2013, Công an tỉnh Khánh Hòa đã bắt tạm giam 2 đối tượng Nguyễn Đức Lễ (45 tuổi, trú xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) và Nguyễn Tuấn Anh (41 tuổi, trú thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nguyễn Đức Lễ đã nhận tiền 904 triệu đồng của 23 hộ dân với lời hứa để đưa đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa Ireland, nhưng không thực hiện. Trước đó, chiều ngày 27-2, CQĐT- CAQ Long Biên (Hà Nội) đã khởi tố vụ án và đang tiến hành các thủ tục cần thiết để ra quyết định truy nã đối với Giáp Thị Lệ (SN 1981, trú tại tổ 4 P.Giang Biên, Q.Long Biên, nguyên nhân viên Công ty CP Hợp tác Lao động và thương mại) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong vòng 7 tháng sau khi được tiếp nhận làm việc, Lệ đã tự giới thiệu với nhiều người cô ta là giám đốc và nhận giải quyết mọi trường hợp có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại Thổ Nhĩ Kỳ, đảo Síp, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…Và kết quả là trước khi bị bắt, Lệ đã kịp lừa, “kiếm” hàng trăm triệu đồng của nhiều người lao động.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niện (CSAGA) thì hầu hết người đi XKLĐ đều có trình độ thấp (54,7% học PTCS, 33,7% học PTTH), hơn 50% là nông dân và buôn bán nhỏ trước khi đi XKLĐ. Trình độ thấp nên những đối tượng này trở thành nạn nhân của môi giới và “cò”. Điều đáng lo ngại phần lớn thủ tục, giấy tờ không minh bạch, tiền thực nộp và biên nhận. Những người đi xuất khẩu lao động cũng không biết mình là nạn nhân của bóc lột lao động, lừa đảo và buôn bán người. Chỉ sau khi đến nước bạn, bị bóc lột, bị phá vỡ hợp đồng lao động mới hay mình đã bị lừa đảo. Trong khi đó, người lao động đi theo đường chính ngạch thì gần như không có chuyện bị bóc lột, hay lừa đảo.
Không chỉ lừa đảo qua tay môi giới, cò mồi mà thời gian gần đây, biết được nhu cầu đi xuất khẩu lao động do số người trong nước thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng tăng, trên các trang mạng như vatgia.com, webraovat.vn, raovatngay.com… liên tục đăng tin tuyển dụng lao động sang các thị trường Qatar, Algeria, Angola với số lượng không hạn chế, mức lương cao và không cần các điều kiện như có sức khỏe, ngoại ngữ… Tuy nhiên, theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: Hiện nay, 172 doanh nghiệp có giấy phép đa phần là đưa lao động đi các nước như Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Trung Đông và một số quốc gia khác. Còn hai nước ở châu Phi là Angola, Algeria là không có. Do vậy, đề nghị người lao động cần tìm hiểu thật kỹ thông tin. Về thông tin liên quan đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước ngoài, Cục Quản lý lao động ngoài nước có hai trang web đó là: http://dolab.gov.vn và trang web của Trung tâm hỗ trợ Lao động ngoài nước là http://hotrolaodongngoainuoc.org/ hoặc http://laodongdicu.gov.vn. Tất cả thông tin liên quan đến thị trường, hợp đồng xuất khẩu lao động được thẩm định, những điều kiện cần thiết như sức khỏe, ngoại ngữ, bổ túc kỹ năng nghề, giáo dục đào tạo, chi phí, danh sách các công ty xuất khẩu lao động, các hợp đồng đăng ký tại Cục. Đây là thông tin có thể tham khảo được. Có thể gọi điện tới đường dây nóng của cục là 04 38249517, số máy lẻ 511, 512, 513 để được giải đáp. Trước những thông tin lừa đảo, đề nghị người lao động gửi thông tin cho cơ quan có thẩm quyền để được xử lý theo quy định của Nhà nước.
Các doanh nghiệp cần gì?
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đề ra những giải pháp cho sự phát triển kinh tế, nhưng những chính sách đó đi vào đời sống, để các doanh nghiệp có thể phát triển sản xuất kinh doanh tạo thêm sản phẩm xã hội, tăng thu nhập cho người lao động vẫn là một câu hỏi.
Theo ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp hoàn toàn đồng thuận với các giải pháp kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp cần Chính phủ sớm đưa các giải pháp đó vào đời sống bằng các văn bản hướng dẫn có tính pháp lý, nâng cao năng lực quản trị, điều hành chính sách của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là ngân hàng, tiền tệ. Kiểm soát tốt việc thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Không thể điều hành tốt nếu chỉ dựa vào các báo cáo làm đẹp, báo cáo lấy thành tích.
Dư luận trong ngành tài chính đã không thể tin vào con số tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là 8% đến cuối năm 2012, các chuyên gia trong nước mà cả các chuyên gia nước ngoài cũng có đánh giá tương tự. Ấy vậy mà đến cuối tháng 2-2013 con số tỷ lệ nợ xấu đã lại giảm xuống 6% trong lúc kinh tế chưa hề chuyển biến lớn, thị trường bất động sản còn đông cứng hơn…Dư luận đang nói tới những thủ pháp “làm đẹp” nợ xấu trong hoàn cảnh các ngân hàng đang thừa vốn. Nếu những thống kê không chính xác làm sao có thể điều hành tốt được. Trong khi đó Bộ Xây dựng công bố có đến 85.000 tỷ nợ xấu trong ngành BĐS và có tới 60% dư nợ có tài sản thế chấp là BĐS, vòng kim cô đang siết mỗi ngày một chặt của hệ thống ngân hàng. Nâng cao chất lượng quản trị, điều hành còn có nghĩa là nâng cao chất lượng cán bộ. Cần loại sớm ra khỏi đội ngũ công chức các cán bộ có biểu hiện làm khó doanh nghiệp, lãnh cảm với những khó khăn của doanh nghiệp, những cán bộ đã và đang nhận những quyền lợi của doanh nghiệp thuộc diện mình quản lý. Ngay bây giờ có thể tổ chức điều tra những cán bộ và người nhà của họ đã mua bao nhiêu suất nhà đất ngoại giao tại các dự án, bao nhiêu suất ưu tiên về giá, bao nhiêu quà tặng là nhà đất. Đặc biệt các quan chức chính quyền, các sở ban ngành liên quan đến BĐS. Dư luận tin là sẽ có kết quả rất bất ngờ.
Một điều quan trọng nữa là các doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt trong một môi trường kinh doanh tốt, minh bạch và công bằng với các doanh nghiệp. Cần phải sớm tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước, giảm độc quyền của các tập đoàn Nhà nước. Không nên có một chuẩn mực kép, doanh nghiệp Nhà nước có nhiều ưu đãi hơn doanh nghiệp khác nhất là điều kiện tiếp cận các nguồn vốn và thuế cũng như các điều kiện về đất đai.
Hai cục máu đông lớn nhất của nền kinh tế là nợ xấu và trì trệ thị trường BĐS các doanh nghiệp cũng hiểu rất rõ là không thể giải quyết ngay được. Nhưng vấn đề vốn bao gồm lãi suất và điều kiện tiếp cận vốn đang được các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ sớm có những hành động khai thông.
Nhưng nỗi lo lắng nhất của các doanh nghiệp không phải là thị trường, không phải là vốn, thậm chí không phải là khả năng quản trị doanh nghiệp. Nỗi sợ hãi về những chủ trương chính sách từ trên trời rơi xuống làm chết cứng các doanh nghiệp của năm 2011-2012 vẫn còn làm các doanh nghiệp đêm đêm mơ thấy ác mộng. Hiếm có nền kinh tế nào chỉ trong một năm có thể giảm lạm phát từ trên 20% xuống chỉ còn khoảng 7% năm. Không có một chuyên gia nào dự đoán đúng được diễn biến của thị trường tài chính năm 2011-2012 bởi sự ban hành nhiều chính sách mới một cách đột ngột. Vì vậy mong ước lớn nhất của doanh nghiệp là sự ổn định dài hơi của chính sách kinh tế. Có sự ổn định đó, doanh nghiệp mới có thể lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và phát triển. Tiếc thay đến bây giờ điều đó cũng chưa có được. Ổn định chính sách chính là điều mong ước nhất của các doanh nghiệp.
Mới nhìn nhận dưới góc độ doanh nghiệp và người lao động đã cho thấy có quá nhiều hệ lụy từ việc các doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động. Doanh nghiệp ngừng hoạt động, người công nhân mất việc bị đẩy ra đường và kéo theo những bất ổn về mặt xã hội cũng như bất ổn về an ninh trật tự. Hơn lúc nào hết, nhà nước cần có những chính sách hợp lý, đúng đắn đối với các doanh nghiệp và những chính sách đó phải được thực hiện một cách minh bạch, như thế mới mong “cứu” các doanh nghiệp ra khỏi tình trạng bi đát như hiện nay.
Dư nợ tín dụng liên quan đến BĐS, như vay kinh doanh BĐS, vay đầu tư sản xuất kinh doanh và thế chấp bằng BĐS… chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ. Đây là một vấn đề lớn, do nợ xấu BĐS kéo theo sự trì trệ của hai ngành quan trọng đối với việc làm và an sinh xã hội là xây dựng và vật liệu xây dựng. Ngành xây dựng tạo việc làm cho khoảng 3,3 triệu lao động, tương ứng với 6,4% tổng lao động của nền kinh tế. Lao động trong ngành này có mức thu nhập thấp hơn so với mức trung bình của nền kinh tế và 88,9% lao động trong ngành này không có bảo hiểm xã hội. Trong khi đó ngành vật liệu xây dựng có khoảng trên 500.000 lao động, chiếm trên 1% tổng số lao động của nền kinh tế và 62,3% lao động trong ngành không có bảo hiểm xã hội. Như vậy thị trường BĐS đóng băng, các DN BĐS phá sản sẽ kéo theo việc hàng triệu lao động của 2 ngành liên quan đến mật thiết đến BĐS sẽ bị thất nghiệp và có nguy cơ thất nghiệp.
Theo ANTD
Bịt kẽ hở tiêu cực đất đai
Hôm qua, 8-3, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã lấy ý kiến lãnh đạo MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Từ những bức xúc trong thực tế cuộc sống, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp phải làm sao bịt được kẽ hở trong quản lý đất đai.
Kỳ vọng sửa đổi Hiến pháp sẽ ngăn chặn được tiêu cực, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai
(Trong ảnh: Dự án bỏ hoang hàng nghìn mét vuông đất vàng ở quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Một trong những nội dung trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp được nhiều người quan tâm hiện nay là các quy định liên quan tới đất đai. Chủ tịch MTTQ tỉnh Kon Tum, ông Trần Bình Trọng cho rằng, có sự mâu thuẫn giữa quy định về quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ và khoản 3 Điều 58 (Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế xã hội). Ông nói thẳng, đó là kẽ hở dễ phát sinh tiêu cực trong quản lý đất đai: "Rõ ràng có tồn tại một khoảng trống và hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất luôn ở vị thế bất lợi. Quy định rộng như vậy là không hợp lý, dễ gây tiêu cực".
Chủ tịch MTTQ tỉnh Quảng Nam, ông Lê Văn Lai lên tiếng, "nếu quy định cả nội dung thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội thì tất các trường hợp đều có thể thu hồi đất được". Do đó, chỉ nên quy định trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, còn các trường hợp khác quy định trưng mua, phải thỏa thuận với dân, bảo đảm lợi ích của người dân. Ông Trần Bình Trọng cũng đồng tình điều chỉnh từ "thu hồi" thành "trưng mua quyền sử dụng đất". Cụ thể, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trưng mua quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng liên quan tới lĩnh vực đất đai, bất động sản, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa phát hành bản tin kinh tế vĩ mô số 8. Theo đó, Ủy ban Kinh tế ghi nhận, sau nhiều năm "chỉ tăng, chứ không có giảm", giá nhà đất đã tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam cao gấp hơn 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển. Trong khi đó, so với thu nhập, giá BĐS trung bình ở các nước châu Âu chỉ bằng 7 lần, Thái Lan là 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong bối cảnh thị trường được dự báo còn tiếp tục điều chỉnh từ trạng thái giá bong bóng để trở về cân bằng dài hạn, giá trị tài sản của các doanh nghiệp sẽ phải co lại đáng kể. Trong khi giá trị của các khoản nợ sẽ tiếp tục nở ra (do doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục trả lãi đối với các khoản vay). Ủy ban Kinh tế đánh giá, thực trạng "nợ nở ra, tài sản co lại" kéo dài sẽ làm không ít các doanh nghiệp bị cạn vốn và phá sản, ảnh hưởng mạnh đến thanh khoản của các ngân hàng có liên quan và đe dọa đến sự an toàn hệ thống.
Nhấn mạnh quá trình điều chỉnh trên thị trường còn kéo dài do không ít các doanh nghiệp vẫn găm giá để chờ một sự "giải cứu" từ phía Nhà nước, Ủy ban Kinh tế cảnh báo, kỳ vọng này là hoàn toàn sai lệch, bởi với quy mô hiện nay của nợ xấu trên thị trường BĐS, Nhà nước không đủ khả năng giải cứu. Hơn nữa, Nhà nước cũng không thể chấp nhận giải cứu vì điều này càng khuyến khích rủi ro đạo đức, làm cho các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh liều mạng vì "lãi bỏ túi, lỗ sẽ có Nhà nước lo", tạo mầm mống cho các cuộc khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.
Bàn về dòng tiền dùng để cứu BĐS, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết, cần nghiên cứu kỹ việc lấy từ nguồn nào. Ủy ban Kinh tế thẳng thắn: "Làm sao để kiểm soát dòng tiền không chảy vào nhóm lợi ích, doanh nghiệp "sân sau" thân quen? Việc trả lời câu hỏi này một cách công khai sẽ làm cho người dân nhà đầu tư tin tưởng vào chính sách. Vấn đề mấy chốt hiện nay là việc hâm nóng BĐS đòi hỏi sự minh bạch trong việc rót tiền cứu trợ các doanh nghiệp...".
Làm rõ quy định về chính quyền địa phương
Nêu ý kiến tại Hội nghị Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Thiếu tướng Lưu Quang Hợi, Phó Giám đốc CATP Hà Nội đề nghị, nên bỏ cụm từ "và các dự án phát triển kinh tế - xã hội" trong nội dung liên quan đến thu hồi đất. Cũng theo Thiếu tướng Lưu Quang Hợi, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần làm rõ thêm khái niệm lực lượng vũ trang nhân dân và thống nhất cách sử dụng từ "lực lượng vũ trang nhân dân".
Phó Giám đốc CATP Hà Nội cũng nêu ý kiến, Khoản 2, Điều 116 quy định: "UBND là cơ quan chấp hành của HĐND". Quy định này chưa rõ vì ở nơi không có tổ chức HĐND tổ chức theo cơ chế nào? Do HĐND cùng cấp bầu ra hay do bổ nhiệm? Ngoài ra, Thiếu tướng Lưu Quang Hợi đề nghị bổ sung thêm nguyên tắc, chức năng hoạt động của HĐND như sau: "HĐND quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương về phát triển kinh tế xã hội, ngân sách, an ninh, quốc phòng các biện pháp ổn định và nâng cao đời sống nhân dân". Đồng thời, đề nghị dự thảo sửa theo hướng quy định rõ cơ chế đảm bảo cho chính quyền địa phương hoạt động (về cơ chế, ngân sách), phân cấp cho chính quyền địa phương, tạo hiến định cho hoạt động của chính quyền địa phương.
Theo ANTD
Gia hạn nộp thuế GTGT tới tháng 8-2013 Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, các doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) thực hiện kê khai, nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1-2013 theo quy định chưa phải nộp ngay số thuế GTGT phát sinh trên tờ khai thuế đã kê khai. Thời hạn nộp thuế GTGT được kéo dài đến tháng...