Doanh nghiệp ồ ạt khai thác cát, dân bức xúc chặn xe
Cho rằng việc khai thác cát quá mức khiến đất sản xuất bị tàn phá, làng mạc bị đe dọa bởi lũ lụt, hàng chục hộ dân đã kéo lên bãi cát ngăn chặn xe xúc cát.
Sáng 7-8, hàng chục hộ dân ở thôn An Phú và thôn Ngọc Thạch, xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đã kéo lên khu vực bãi cát thôn An Phú, xã Tinh An để ngăn chặn việc khai thác cát.
Theo nhiều người dân, từ đầu tháng 5-2016 đến nay, nhiều máy xúc, xe tải tập trung về khu vực đầu thôn An Phú, xã Tịnh An (vị trí dưới chân cầu Trà Khúc 2) ồ ạt xúc cát.
Hàng chục người dân thôn An Phú, xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi chặn xe xúc cát
Ông Nguyễn Anh Tuấn, một người dân thôn An Phú bức xúc: “Họ xúc cát liên tục cả ngày lẫn đêm, mỗi ngày có hàng ngàn xe cát được chở đi… Điều đáng nói, vị trí xúc cát nằm ở đầu xóm Tân Lập và thôn An Phú – nơi nằm giữa dòng sông Trà Khúc khiến nguy cơ sạt lỡ mùa lũ rất cao. Hơn nữa vị trí xúc cát nằm sát khu đất sản xuất của người dân chúng tôi, nhiều điểm doanh nghiệp xúc trên đất canh tác mùa màng của bà con. Càng ngày doanh nghiệp càng tiến sát làng mạc, nhà cửa của dân… Xúc kểu này, đất đai sản xuất của dân, xóm làng ở đây làm sao giữ được khi mùa lũ sắp đến”.
Nhiều hố sâu do quá trình khai thác cát gây ra
Tại hiện trường sáng 7-8, chúng tôi ghi nhận có 4 xe múc, hàng chục xe tải túc trực chở cát đi nơi khác. Cạnh đó có nhiều hố sâu được đào bới nham nhở, mỗi hố có độ sâu 2-3m. “Trước kia khu vực này là bãi cát trắng, người dân trồng cỏ ngự thủy nên mỗi mùa lũ lụt, bùn đất bồi lấp dần dần thành gò. Bây giờ chính quyền cho doanh nghiệp ồ ạt khai thác cát như thế, làm sao thoát khỏi cảnh sạt lở làng xóm mùa lũ tới”, ông Trần Vinh, một người dân xóm Tân Lập, thôn Ngọc Thạch bức xúc.
Video đang HOT
Cũng theo ông Trần Vinh, vào mùa mưa lũ, toàn bộ hơn 400 hộ dân thôn An Phú và xóm Tân Lập, thôn Ngọc Thạch như một ốc đảo, bị chia cắt bởi dòng nước lũ sông Trà Khúc. “Mỗi năm có 4-5 tháng, người dân ở đây phải đi đò, trẻ em phải lội nước qua sông để đến trường. Hồi trước dân phải góp tiền làm con đường qua thôn nhưng mỗi lần nước sông lên, con đường lại hỏng. Bây giờ khai thác cát ở đầu thôn kểu này, nằm ngay “họng” nước, mai mốt người dân chúng tôi đi lại làm sao? Trong khi địa phương cho doanh nghiệp khai thác cát không tiến hành họp dân rộng rãi”, ông Vinh bức xúc.
Nguyên nhân người dân chặn xe cho rằng quá trình khai thác cát sẽ khiến xóm làng bị tàn phá do lũ lụt
Ông Lý Hồng Sơn, Chủ tịch UBND xã Tịnh An, cho biết vị trí bãi cát ở nói trên nằm giáp ranh giữa phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi và thôn An Phú, xã Tịnh An do UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép và mới đưa vào khai thác. “Trước khi cấp phép, UBND tỉnh cũng đã họp dân ở phường Trương Quang Trọng và những người có đất liên quan ở thôn An Phú, xã Tịnh An. Về phía địa phương chúng tôi cũng kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi cần xem xét cân nhắc việc cấp phép khai thác phải lưu ý đến dòng chảy, tình trạng sạt lở và con đường ra thôn An Phú. Vì thôn An Phú nằm giữa sông Trà Khúc, dễ sạt lở, đi lại khó khăn”, ông Sơn nói.
Khai thác cát sát đất sản xuất của người dân, tạo thành những hố sâu
Cũng theo ông Sơn, do đơn vị cấp phép là UBND tỉnh Quảng Ngãi, còn UBND xã Tịnh An chỉ là đơn vị phối hợp thực hiện. Do đó, quá trình khai thác cát cũng được địa phương cùng ngành chức năng giám sát thường xuyên, kịp thời báo lên cấp trên nếu có việc xảy ra.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, bãi cát trên do ông Phạm Trường Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký quyết định cấp phép cho Công ty TNHH xây lắp Minh Thành với thời hạn khai thác 36 tháng. Trữ lượng khai thác 81.000m3, diện tích trên 6 hắc-ta.
Theo Tử Trực (Người lao động)
Phó Thủ tướng: "Cát tặc" diễn biến phức tạp, nhiều nơi có dấu hiệu bảo kê!
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tình hình khai thác cát, sỏi tại các dòng sông, cửa sông và cửa biển trên cả nước còn diễn biến phức tạp. Chính quyền cơ sở, công an một số địa phương chưa quyết liệt, có nơi còn có hiện tượng bảo kể cho "cát tặc"...
Chiều 27/10, tại Văn phòng Chính phủ (Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị trực tuyến về phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông và cửa biển do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP (Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm) và Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì.
Quang cảnh hội nghị...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị...
Tai hôi nghi, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu - Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã thay mặt Chính phủ cho biết: Tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, kinh doanh vận chuyển cát, sỏi trên sông và các cửa biển vẫn còn phức tạp, chưa được xử lý triệt để, nhất là các địa bàn giáp ranh chưa xác định địa giới hành chính trên sông hoặc xác định chưa rõ ràng giữa các địa phương. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, thất thu ngân sách, tác động xấu đến môi trường và gây sạt lở 2 bên bờ sông...
Hiện trên cả nước có khoang 400/900 cơ sơ khai thac cát sỏi trên sông và cửa biển giấy phép còn hiệu lực va 500 bến bãi trung chuyển được cấp phép. Từ năm 2011 đến nay, lưc lương chưc năng trong ca nươc đã phát hiện, lập biên bản xử lý 85.084 trường hợp vi phạm trong khai tac cat, soi, phạt tiền gần 122 tỷ đồng. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vi, địa phương lập chuyên án điều tra, khám phá 22 vụ phạm pháp hình sự liên quan đến các hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi trái phép. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, lực lượng cảnh sát đường thủy đã phát hiện, xử phạt 386 trường hợp khai thác cát, sỏi trên sông trái phép thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 5 tỷ đồng. Những tồn tại hạn chế nêu trên do những nguyên nhân cơ bản sau:
Do lợi nhuận lớn nên các đối tượng nói trên đã cố tình vi phạm và có nhiều phương thức thủ đoạn để đối phó với lực lượng chức năng như: khai thác vào ban đêm hoặc gần sáng; Có tổ chức cảnh giới, thông báo cho nhau khi có cơ quan chức năng kiểm tra; Cấu kết với một số cán bộ công chức để nắm trước kế hoạch, lịch kiểm tra hoặc bỏ qua vi phạm; lợi dụng giấy phép khai thác, nạo vét để để tổ chức khai thác ngoài phạm vi được cấp phép, vượt công suất cho phép; xuất bán hóa đơn hợp thức hóa cho khối lượng cát được khai thác trái phép đem đi tiêu thụ.
Sử dụng lao động là các hộ nghèo không có nghề nghiệp ổn định để tham gia khai thác cát làm nguồn thu nhập chính để nuôi sống bản thân và gia đình gây áp lực cho công tác xử lý của cơ quan chức năng; khai thác tại các địa bàn giáp ranh giữa các địa phương khi có hoạt động kiểm tra của địa phương này thì di chuyển phương tiện khai thác sang địa bàn bên kia nhằm tránh bị kiểm tra, xử lý; có các hành vi cản trở hoặc thậm chí chống trả quyết liệt khi bị kiểm tra bắt giữ, như đánh đắm phương tiện, nhảy xuống sông để trốn thoát. Các đối tượng không chấp hành quyết định kiểm tra, điều khiển phương tiện chạy sang địa bàn thuộc tỉnh khác, gây khó khăn cho công tác trấn áp, bắt giữ, xử lý.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn chỉ ra: "Cát tặc là một loại tội phạm cần phải xử lý. Chính quyền cơ sở, công an địa phương chưa quyết liệt, có nơi có hiện tượng bảo kê. Tôi đến địa phương có cát tặc hoạt động và đã hỏi đồng chí chủ tịch xã có biết vấn đề này không, các đồng chí có hướng giải pháp gì, đồng chí nói không biết. Điều này là buông lỏng chứ sao, chính điều này khiến nhân dân bất bình. Xử lý không cương quyết, xử lý chỗ này lại chạy điểm kia, xử lý ban ngày lại làm ban đêm".
Phó Thủ tướng Chinh phu yêu cầu các địa phương sau cuộc họp này khẩn trương vào cuộc để ngăn chặn tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên các dòng sông, cửa biển...; Có quy hoạch hợp lý đối với các vùng đươc phep khai thác; Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sạt lở hai bên bờ sông do khai thác cát, sỏi, đồng thời đảm bảo được nguồn thu phí khoáng sản. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện về tăng cường xử lý vi phạm về luật đê điều.
Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên các dòng sông, cửa biển. Bộ GTVT dừng ngay việc cấp phép các dự án nạo vét trên các lòng sông và cửa biển, tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng để khai thác cát, sỏi trái phép.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hàng chục hộ dân đành bán đất cho "cát tặc" Đất canh tác ven sông Krông Nô bị sạt lở do các tàu bè khai thác cát trái phép tràn lan. Sau nhiều ngày đêm canh giữ đất bất thành, đuối sức, nhiều hộ dân phải chấp nhận bán đất cho các đối tượng khai thác cát. Dọc hai bên đường dẫn vào các thôn của xã Buôn Choáh (huyện Krông Nô, Đắk...