Doanh nghiệp nước ngoài trước thay đổi về môi trường kinh doanh ở Trung Quốc
Dù Trung Quốc vẫn là một thị trường tiềm năng cho các công ty nước ngoài, nhưng những thách thức đang gia tăng đã khiến việc đầu tư trở nên khó khăn hơn.
Tòa nhà Evergrande ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo chuyên gia kinh tế Nicola Stoev, từng là cố vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Bulgaria và là chuyên gia chính tại Bộ Tài chính Bulgaria, Trung Quốc, với vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là quốc gia sản xuất lớn nhất, từ lâu đã là điểm đến hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Trung Quốc, với khoảng 1/3 GDP được tạo ra từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, với môi trường chính sách thay đổi liên tục, sự tăng trưởng kinh tế chậm lại và căng thẳng địa chính trị gia tăng, các công ty nước ngoài hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức tại thị trường này.
Một trong những thách thức lớn nhất mà các công ty nước ngoài gặp phải ở Trung Quốc là môi trường chính sách không ổn định. Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp hạn chế đối với quyền tiếp cận của các công ty nước ngoài thông qua các quy định về đầu tư nước ngoài.
Mặc dù một số lĩnh vực đã được mở cửa hơn, nhưng Trung Quốc vẫn là một trong những nền kinh tế có chính sách hạn chế hàng đầu thế giới.
Video đang HOT
Ngoài ra, các chính sách công nghiệp của Trung Quốc ngày càng thiên về việc thúc đẩy các công ty nội địa, đặc biệt là thông qua chương trình “ Made in China 2025″ (MIC25), nhằm thay thế các công ty nước ngoài trong 10 lĩnh vực công nghệ chiến lược. Những chính sách này không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty nước ngoài mà còn ảnh hưởng đến sự tồn tại của họ trong dài hạn.
Cùng với đó, căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và các quốc gia phương Tây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến các công ty nước ngoài. Sự phân chia thành “hai khối” này ngày càng rõ nét, với những hạn chế mới đối với đầu tư và thương mại. Một số công ty lớn như Samsung đã rút lui khỏi thị trường Trung Quốc do những căng thẳng này.
Trong khi Trung Quốc muốn giảm phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới thì điều này đặt ra thách thức lớn cho các công ty nước ngoài trong việc duy trì hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, tình hình kinh tế của Trung Quốc cũng đang chuyển biến theo chiều hướng tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn, dân số già đi và những vấn đề trong lĩnh vực bất động sản đang làm giảm sức hút của thị trường này đối với các nhà đầu tư.
Nhiều công ty nước ngoài, từng chiếm ưu thế trong nhiều lĩnh vực, hiện đang phải cạnh tranh gay gắt với các công ty Trung Quốc, những doanh nghiệp đã trở thành lực lượng tiên phong trong các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo và sản xuất điện tử.
Có thể nói, dù Trung Quốc vẫn là một thị trường tiềm năng cho các công ty nước ngoài, nhưng những thách thức đang gia tăng đã khiến việc đầu tư trở nên khó khăn hơn.
Chính sách 'Made in China 2025' khiến phương Tây lo ngại
Trung Quốc đã giới thiệu kế hoạch đầy tham vọng "Made in China 2025" lần đầu tiên vào năm 2015, hướng đến chuyển mình thành một cường quốc thâm dụng công nghệ hơn.
Tuy nhiên, nỗ lực này làm dấy lên lo ngại ở phương Tây.
Mục tiêu của "Made in China 2025"
Công nhân làm việc trên dây chuyền lắp ráp xe ô tô tại khu công nghiệp kỹ thuật cao ở thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) ngày 29/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Mục đích của kế hoạch chi tiết 10 năm là chuyển hướng từ quốc gia sản xuất các sản phẩm cấp thấp sang một trong những quốc gia dẫn đầu toàn cầu về các ngành công nghệ cao. Trung Quốc kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách công nghệ với phương Tây, bằng cách khuyến khích các nhà sản xuất Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và giảm phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.
Chính sách do chính phủ chỉ đạo nhắm tới 10 lĩnh vực công nghệ cao quan trọng, như ô tô điện, viễn thông, robot và hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI). Theo đó, các khoản trợ cấp của chính phủ được dành cho các công ty chuyên về công nghệ cao như nhà sản xuất xe điện và sản xuất chip.
Giáo sư Tomoo Marukawa thuộc Viện Khoa học Xã hội của Đại học Tokyo cho biết: "Trên thực tế, các khoản đầu tư của chính phủ đã khá thành công. Họ đang thu được lợi nhuận".
Trung Quốc còn đặt mục tiêu đến năm 2025, đạt được 70% khả năng tự cung tự cấp trong các ngành công nghệ cao. Đến năm 2049, nỗ lực trở thành một cường quốc sản xuất toàn cầu.
Giáo sư Marukawa ngày 9/5 phân tích: "Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2049, Trung Quốc sẽ là nước đi đầu trong các ngành sản xuất toàn cầu. Vậy điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ hay sẽ ngang hàng với Mỹ? Câu hỏi đó chưa bao giờ được trả lời, nhưng tôi nghĩ ít nhất Bắc Kinh nghĩ rằng họ sẽ ngang hàng với Washington".
Điều khiến phương Tây lo lắng
Bên trong một xưởng sản xuất xe quét rác chạy bằng điện ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Một số ý kiến cho rằng "Made in China 2025" dựa chủ yếu vào hỗ trợ của chính phủ và tạo ra một sân chơi không bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều chính phủ lo ngại chính sách này làm giảm tuân thủ các thông lệ thương mại quốc tế và gây ra rủi ro an ninh.
"Made in China 2025" gây ra những lo lắng từ Mỹ. Mỹ coi Trung Quốc là một cường quốc công nghệ đang bám sát gót mình, gây ra một cuộc chiến thương mại.
Kết quả là, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều rào cản hơn từ các nước phương Tây trong lĩnh vực công nghệ, từ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hàng nhập khẩu đến mức thuế cao và ít đầu tư hơn.
Vậy Trung Quốc đã đạt được bao nhiêu tiến bộ khi hướng tới mục tiêu của mình? Giáo sư Marukawa nhận định, không rõ Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đến mức nào vì mục tiêu trong chính sách này khá mơ hồ, đồng thời lưu ý rằng Trung Quốc có ngành bán dẫn khiêm tốn.
"Trung Quốc đang tụt hậu so với những nước đi đầu trong ngành bán dẫn. Nhưng trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như xe điện và năng lượng mới, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ vượt bậc", ông Marukawa bổ sung.
Trung Quốc biến đổi nền kinh tế châu Phi như thế nào? Thương mại ở châu Phi đã thay đổi đáng kể trong 20 năm qua và Trung Quốc hiện là nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu cho hơn 30 quốc gia ở châu lục này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một chuyến công du châu Phi. Ảnh: Reuters Theo trang tin Zerohedge.com mới đây, năm 2000, Trung Quốc chỉ là...