Doanh nghiệp nước ngoài tại Myanmar lên án đảo chính
Gần 50 công ty quốc tế đã ký tuyên bố bày tỏ lo ngại về đảo chính quân sự tại Myanmar.
“Với tư cách là nhà đầu tư, chúng tôi ‘chia sẻ không gian sống’ với người dân Myanmar, bao gồm các tổ chức xã hội dân sự, trong đó tất cả đều được hưởng lợi từ việc tôn trọng nhân quyền, dân chủ và các quyền tự do cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận và lập hội nhóm, cũng như luật pháp”, trích tài liệu công bố hôm 5/5 của Trung tâm Myanmar về Trách nhiệm Kinh doanh (MCRB), tổ chức ủng hộ nhân quyền trong doanh có trụ sở tại Yangon.
Người biểu tình Myanmar tại Yangon hôm 5/3. Ảnh: AFP
MCRB bắt đầu thu thập chữ ký hồi tháng 2 nhưng có rất ít công ty tham gia. Sau khi 18 người biểu tình chết vào tuần trước, chính phủ và các doanh nghiệp nước ngoài mới bỏ qua lưỡng lự ban đầu để lên tiếng phản đối.
Video đang HOT
Nishimura & Asahi, một trong 4 công ty luật lớn của Nhật, là công ty mới nhất ký vào tuyên bố của MCRB hôm 5/3. Cùng ngày, các phòng thương mại nước ngoài ở Yangon đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu, đã đưa ra tuyên bố chung rằng họ sẽ không gặp chính quyền quân sự bất chấp lời mời hội đàm từ các quan chức quân đội.
Mỹ và Anh, hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như Canada, đã áp lệnh trừng phạt một số quan chức quân đội Myanmar. Trong tuyên bố của MCRB, 49 công ty cam kết tuân thủ các biện pháp trừng phạt và thẩm định về nhân quyền cũng như minh bạch trong kinh doanh.
Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh áp lực lên các doanh nghiệp nước ngoài ở Myanmar gia tăng. Ngân hàng trung ương Na Uy hôm 3/3 cho biết sẽ đặt tập đoàn giải khát Nhật Bản Kirin dưới sự giám sát vì liên doanh với một công ty do quân đội Myanmar kiểm soát.
Ngoài Coca-Cola, Facebook, H&M, Heineken, Nestle và Unilever, những công ty khác ký vào tuyên bố của MCRB còn có Adidas, Carlsberg, L’Oreal, Maersk, Metro và Total.
“Chúng tôi ra tuyên bố để chứng tỏ công ty chia sẻ không gian sống với các nhà bảo vệ nhân quyền và nhà báo. Nếu không gian này bị đóng lại, hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh hưởng”, Vicky Bowman, giám đốc MCRB, cựu đại sứ Anh ở Myanmar, nói.
MCRB thành lập năm 2013 theo sáng kiến của Viện Nhân quyền và Kinh doanh. Tổ chức phi chính phủ này có quyền tham vấn đặc biệt với Liên Hợp Quốc và Viện Nhân quyền Đan Mạch.
Myanmar rơi vào bất ổn kể từ khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao hôm 1/2, với lý do cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020 của họ không được chính quyền dân sự giải quyết. Động thái này đã châm ngòi phong trào biểu tình quy mô lớn, lan rộng khắp cả nước, với hàng trăm nghìn người đổ xuống đường mỗi ngày đòi trả tự do cho bà Suu Kyi.
Theo giới chuyên gia, bất chấp sức ép từ làn sóng biểu tình, hay áp lực và các lệnh trừng phạt quốc tế, chính quyền quân sự chưa chắc sẽ nhượng bộ và chấp nhận giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, nếu không có cuộc đàm phán nào được sắp xếp, Myanmar có khả năng sẽ chìm trong cuộc xung đột lâu dài và bạo lực.
Ám ảnh bức hình nữ sinh viên Myanmar tử vong do bị bắn trúng đầu khi tham gia biểu tình
Khi tham gia biểu tình phản đối quân đội Myanmar làm đảo chính lật đổ chính quyền dân sự, nữ sinh viên đại học này đã bị bắn trúng đầu và tử vong.
Loạt biểu tình rúng động Myanmar những ngày qua đã được các hãng thông tấn hàng đầu thế giới phản ánh.
Người dân Myanmar viếng, khóc thương bên thi hài nữ sinh viên Kyal Sin. Ảnh: AP.
Theo các hãng tin lớn này cũng như nguồn tin Liên Hợp Quốc, đến nay đã có hơn 50 người biểu tình thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng cảnh sát và quân đội Myanmar .
Hãng thông tấn AP đã ghi lại hình ảnh người dân Myanmar khóc thương khi viếng nữ sinh viên tên là Kyal Sin mới 20 tuổi. Khi tham gia một cuộc biểu tình ở Mandalay (Myanmar) vào hôm 3/3/2021 để phản đối đảo chính quân sự ở nước này, nữ sinh Kyal Sin đã bị bắn trúng đầu và thiệt mạng sau đó.
Riêng trong ngày 3/3, các lực lượng an ninh Myanmar được cho là đã nổ súng và làm thiệt mạng 38 người biểu tình.
YouTube xóa 5 kênh của quân đội Myanmar YouTube xóa 5 kênh của mạng truyền hình do quân đội Myanmar điều hành khỏi nền tảng, trong bối cảnh chính biến tại nước này ngày càng căng thẳng. "Chúng tôi đã chấm dứt một số kênh và xóa vài video trên YouTube theo nguyên tắc cộng đồng và luật hiện hành", phát ngôn viên của YouTube hôm nay cho biết trong một...