Doanh nghiệp Nhật than phiền về thuế
Ngày 9.10, UBND TPHCM, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM phối hợp cùng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức hội nghị đầu tư Việt – Nhật nhân 40 năm thiết lập quan hệ song phương.
Chương trình kết nối, giao lưu và tìm hiểu thông tin thị trường giữa DN VN và Nhật Bản – Ảnh: TTXVN
Tại hội nghị, ông Yasuzumi, Giám đốc văn phòng JETRO tại TP.HCM, nhận định: “Trước tình hình chi phí lao động tăng cao tại Thái Lan và Trung Quốc, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản có xu hướng chuyển hướng đầu tư sang một số quốc gia mới nổi, trong đó VN được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hạn chế để VN có thể thu hút thêm vốn FDI”.
Theo ông Yasuzumi, để giảm chi phí sản xuất, hầu hết các DN FDI sẽ đẩy mạnh mua nguyên vật liệu giá rẻ từ DN nội địa, tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu tại chỗ chỉ đáp ứng chưa đến 30%, trong khi so sánh với Thái Lan là 56%. Các sản phẩm công nghiệp phụ trợ trong nước cũng còn rất khiêm tốn, khu vực phía bắc tỷ lệ đáp ứng công nghiệp phụ trợ là 7%, ở phía nam là 14%, trong khi đó ở Thái Lan đáp ứng được 26% và Indonesia là 23%. Theo kết quả điều tra của JETRO tại 19 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương có DN Nhật Bản đầu tư, VN đang bị đánh giá ở vị trí… 18/19, trong đó vấn đề bị than phiền nhiều nhất chính là thuế và hệ thống pháp luật. Ông Yasuzumi kiến nghị: “Các DN Nhật Bản đang đầu tư ở VN luôn muốn phát triển cùng với đất nước VN. Tôi mong rằng môi trường đầu tư sẽ được tiếp tục cải thiện nhanh chóng và đầu tư của DN Nhật Bản sẽ tăng cao hơn nữa”.
Video đang HOT
Theo UBND TPHCM, trong 9 tháng đầu năm, TP uất khẩu sang Nhật đạt 1,5 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 1 tỉ USD, TP đang xuất siêu 500 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2012. Về lĩnh vực đầu tư, tính đến tháng 9.2013, Nhật Bản có 2.047 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 33,4 tỉ USD, chiếm 15% tổng vốn FDI đăng ký và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại VN.
Theo TNO
Doanh nghiệp Nhật thiệt hại 10 tỷ yên do biểu tình ở Trung Quốc
Các doanh nghiệp Nhật Bản bị thiệt hại tới 10 tỷ yên (khoảng 126 triệu USD) do làn sóng biểu tình chống Nhật diễn ra ở nhiều thành phố của Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua, phúc trình của chính phủ Nhật Bản cho biết.
Một người biểu tình Trung Quốc đập phá một xe ô tô của Nhật Bản trên đường phố Bắc Kinh.
Theo phúc trình được công bố sau phiên họp nội các sáng 13/11, con số này được tính dựa trên những thiệt hại trực tiếp do hành vi đập phá của người biểu tình và thiệt hại gián tiếp do giảm sản lượng tiêu thụ hàng hóa vì hành vi tẩy chay hàng Nhật của người tiêu dùng Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng điện tử và ô tô.
"Tổng mức thiệt hại dao động từ vài tỷ đến 10 tỷ yên", một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản xác nhận, nhưng cũng cho biết con số này mới chỉ là đánh giá ước tính ban đầu.
Bản phúc đáp được soạn theo yêu cầu chất vấn của Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập Taro Kimura và dựa trên kết quả cuộc họp đánh giá thiệt hại có sự tham gia của đại diện hàng chục công ty bị ảnh hưởng từ làn sóng chống Nhật ở Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình đã bùng phát mạnh tại nhiều thành phố ở Trung Quốc hồi tháng 9 sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông được Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Những người biểu tình đập phá nhiều siêu thị, nhà máy, cửa hiệu của người Nhật Bản, đồng thời đốt phá xe ô tô có xuất xứ từ "sứ sở Mặt trời mọc" đang lưu thông trên đường.
Chuỗi siêu thị Heiwado của Nhật Bản là đơn vị chịu thiệt hại nặng nhất với con số thua lỗ lên tới 1,8 tỷ yên, một phần do phải ngừng hoạt động trong một tháng rưỡi.
Tập đoàn Aeon cũng bị mất tới 700 triệu yên vì sụt giảm sản lượng hàng hóa bán ra.
Trong khi đó hãng sản xuất ô tô Toyota thông báo giảm khoảng 200.000 đầu xe bán tại Trung Quốc trong quý II của năm tài chính 2012-2013. Hãng này cũng cho biết doanh thu sẽ bị "bốc hơi" khoảng 30 tỷ yên do giảm mạnh sức mua từ thị trường Trung Quốc trong nhiều năm.
Tình hình với hãng Honda và Nissan cũng không sáng sủa gì hơn khi cả hai đều phải thông báo cắt giảm sản lượng xe bán tại Trung Quốc. Honda cho biết sẽ giảm sản lượng tiêu thụ xuống còn 620.000 xe từ 750.000 xe dự kiến trước đó. Nissan giảm từ 1,35 triệu xe xuống còn 1,18 triệu.
Trước đó, chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Trung Quốc có những biện pháp thích hợp, công bằng bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho công dân Nhật Bản tại Trung Quốc, đồng thời bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Nhật Bản theo luật pháp sở tại.
Theo Dantri
Căng thẳng Trung - Nhật có nguy cơ thổi bay hàng trăm tỷ USD Những căng thẳng về biển đảo giữa Nhật và Trung Quốc đang đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước đến bờ vực nguy hiểm khi hàng loạt doanh nghiệp Nhật phải ngừng hoạt động. Hơn 340 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương có nguy cơ bị thổi bay. Suốt từ hai tuần nay căng thẳng liên quan đến chủ quyền...