Doanh nghiệp Nhật ngại thương lái Trung Quốc: Khó lắm
Đầu ra không bền vững, không đảm bảo được lợi nhuận, nên người dân phải tìm đến những thị trường dễ tính, dễ đáp ứng như Trung Quốc.
Cần Thơ: Muốn quản lý phải đảm bảo được đầu ra
Các công ty Nhật Bản chuyên kinh doanh và sản xuất nông nghiệp đang tìm cơ hội đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với các tỉnh ĐBSCL, nhưng lo ngại về việc nhiều thương lái Trung Quốc xuất hiện trên địa phương thời gian qua.
Trước những thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 11/12, bà Nguyễn Thị Kiều – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ cho biết: “Chúng tôi cũng mong muốn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào để làm sao nâng cao được năng suất lao động cho người dân. Thế nhưng, nhóm công ty Nhật, chúng ta đang tiếp xúc, gần như không có công ty tiêu thụ sản phẩm đầu ra, mà chủ yếu chỉ cung cấp đầu vào.
Muốn đầu tư vào nông nghiệp Việt, Nhật ngại thương lái TQ
Hơn nữa, những công ty được giới thiệu chủ yếu nằm trong chuỗi sản xuất, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp đầu tư cơ chế hóa sản xuất, liên quan đến công nghệ NANO, không nằm trong phần sau thu hoạch, bảo quản, chế biến. Trong khi, chúng ta đang muốn thay đổi công nghệ trong khâu sấy, bảo quản nông sản.
Khó khăn ở đây là, nếu như áp dụng công nghệ Nhật ở đầu vào thì giá thành vẫn sẽ cao, nên đầu ra phải lâu bền”.
Về lo ngại của các doanh nghiệp Nhật Bản trước các thương lái Trung Quốc, bà Kiều cho rằng, hiện tại, Việt Nam vẫn xuất khẩu tiểu ngạch, đặc biệt là ở mấy tỉnh biên giới. Việc bán cho thương lái Trung Quốc là điều đương nhiên bởi vì thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính, trong khi doanh nghiệp của chúng ta năng lực còn hạn chế, nên họ vẫn phải đi theo thị trường dễ tính.
Video đang HOT
Nhật Bản muốn đầu tư vào nông nghiệp tại ĐBSCL
Mặt khác, với những sản phẩm của Trung Quốc đầu tư hiện nay, các sản phẩm được đăng ký trong danh mục thì đương nhiên phải giúp họ tiếp cận. Những sản phẩm không nằm trong danh mục, chúng ta sẽ phải khuyến cáo người dân không được sử dụng hóa chất không nằm trong danh mục cho phép, để xuất khẩu sang thị trường khác.
Tuy nhiên, theo bà Kiều, các thương lái Trung Quốc hiện nay đều mua bán hàng qua trung gian, thuê người Việt đi thu gom nông sản, nên thành ra việc quản lý vô cùng khó khăn, người dân cũng khó cảnh giác.
Chính vì thế, bà Kiều chỉ rõ, nếu muốn thay đổi, tới đây, phải để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với những thị trường khó tính hơn, nâng cao giá trị, khẳng định vị thế.
“Hiện nay, phải vận động, tuyên truyền cho các doanh nghiệp, người dân nên tìm kiếm thị trường chất lượng cao, khó tính, hạn chế bán cho thương lái kể cả Việt Nam hay Trung Quốc. Nếu thông qua trung gian thì đầu ra sẽ không bền vững, cuối cùng người dân sẽ chịu thiệt thòi, vì phải chia sẻ lợi nhuận, không đảm bảo lợi ích trong chuỗi giá trị.
Sở NN&PTNT Cần Thơ cũng đã yêu cầu người dân nếu phát hiện trường hợp nào có thương lái đi thu gom hình thức lạ thì báo ngay về ủy ban, để lập biên bản, chấm dứt tình trạng đó. Trước đây, tại 1 – 2 địa điểm trên địa bàn, các thương lái cũng thu mua cây chuối, cau non, sau đó địa phương phát hiện, xử nghiêm thì cũng không dám hoạt động nữa” – bà Kiều khẳng định.
Theo_Báo Đất Việt
Rau an toàn vẫn "bí" đầu ra
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội, hiện diện tích trồng rau an toàn (RAT) của TP Hà Nội đã đạt hơn năm nghìn ha và sản lượng đáp ứng gần 100% nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Nhưng có một nghịch lý mà theo người nông dân Hà Nội cho biết thì RAT do chính họ làm ra mới chỉ tiêu thụ được 30% tại hệ thống siêu thị, cửa hàng, trường học..., còn lại nông dân vẫn phải tự tiêu thụ trên thị trường.
Nông dân xã Yên Mỹ thu hoạch rau để mang đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối.
Từ xây dựng vùng chuyên canh
Nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn trong đó có rau sạch của người tiêu dùng là hoàn toàn chính đáng. Nhất là trong thời điểm hiện tại khi những chế tài xử phạt những vi phạm trong vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp còn bị xem nhẹ, dẫn đến những vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn đã và đang xảy ra thường xuyên hơn trên phạm vi cả nước. Theo số liệu từ Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hết quý I-2014, TP Hà Nội đã mở rộng vùng chuyên canh RAT đạt 4.500 ha (được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT); 150 ha sản xuất RAT theo VietGAP và 12 ha sản xuất rau hữu cơ, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của người dân hằng ngày, còn lại 40% phải nhập từ các địa phương khác. Tuy nhiên, sau một năm, diện tích trồng RAT của Hà Nội đã đạt con số hơn năm nghìn ha, sản lượng RAT có thể đáp ứng gần như 100% nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Nhưng có một nghịch lý mà theo người nông dân Hà Nội cho biết thì RAT do chính họ làm ra mới chỉ tiêu thụ được 30% tại hệ thống các kênh phân phối như Công ty cổ phần Thực phẩm an toàn Hà Nội, cửa hàng rau an toàn Tâm Đạt, một số khách hàng tại chợ đầu mối Phương Viên, các bếp ăn tập thể ở Hà Đông, còn lại nông dân vẫn phải tự tiêu thụ thông qua các thương lái.
Theo ghi nhận của phóng viên tại xã chuyên canh An Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội), thu nhập của người dân địa phương năm 2014 đã đạt xấp xỉ ngưỡng 30 triệu đồng/người/năm. Theo Chủ tịch UBND xã An Mỹ Trần Quang Khánh thì thu nhập từ RAT mới chỉ chiếm 30% trong tổng thu của người dân địa phương, do đầu ra của RAT vẫn còn gặp nhiều khó khăn và người dân vẫn tự tiêu thụ là chính.
Khi được hỏi về quy trình sản xuất RAT và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch, ông Nguyễn Văn Hội ở xã Yên Mỹ cho biết: Gia đình ông có ba sào ruộng trồng RAT theo đúng quy trình từ bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật do HTX dịch vụ Yên Mỹ cung cấp, nhưng khi tiêu thụ, sản phẩm RAT vẫn "bí" đầu ra, nên mỗi năm trừ chi phí gia đình ông chỉ có thể thu được 30 triệu đồng, trong khi nếu có đầu ra ổn định thu nhập sẽ lớn hơn gấp nhiều lần.
Không chỉ có nông dân xã Yên Mỹ gặp khó khăn trong tiêu thụ RAT, mà cái khó còn đến với người dân xã Vân Nội, huyện Đông Anh và xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Tại các vùng chuyên canh RAT tiềm năng và sản lượng rau rất lớn đủ sức cung cấp 100% rau sạch trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận. Thế nhưng đã và đang có sự mất kiểm soát giữa RAT và rau từ nơi khác chuyển đến, dẫn đến dù ở giữa vùng chuyên canh RAT nhưng người dân Hà Nội vẫn phải đối diện nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm do không xác định được nguồn gốc.
Đến việc mở rộng thị trường
Để RAT phát triển bền vững, ổn định đầu ra và thu nhập cho người nông dân, trong thời gian qua, Hà Nội đã xây dựng được 300 điểm phân phối RAT, 15 doanh nghiệp và 25 HTX tham gia sản xuất và kinh doanh RAT. Thế nhưng, những nỗ lực này vẫn chưa đủ để RAT có thể đến tận tay người tiêu dùng.
Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Đại Lan Đặng Bá Thắng, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì cho biết: "RAT tại HTX Đại Lan đã được gắn tem nhận diện, tuy nhiên việc tiêu thụ ổn định qua siêu thị và các doanh nghiệp là rất ít. Chưa kể, giá bán vẫn còn cao do chịu nhiều chi phí trung gian, chưa hấp dẫn người mua".
Có một thực tế đang diễn ra tại hầu hết các điểm, xã hay nói đúng hơn là các vùng chuyên canh rau màu là người trồng RAT vẫn phải tự bươn chải để tìm đầu ra cho sản phẩm, do đây là lĩnh vực kinh doanh chịu nhiều rủi ro vì hệ thống bảo quản, chế biến sau thu hoạch vẫn chưa được chú trọng nên không thu hút được doanh nghiệp đầu tư nếu như không muốn nói số doanh nghiệp đầu tư chỉ đếm trên đầu ngón tay. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện vùng RAT xã Văn Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) mới có Công ty Hương Cảng đầu tư hơn bảy tỷ đồng xây dựng khu sơ chế, bảo quản RAT. Song, đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa thể hoạt động hết công suất do lượng RAT thu mua được còn thấp, chưa kể tâm lý của người tiêu dùng vẫn chưa tin lắm vào tem dán trên các sản phẩm RAT do tình trạng hàng giả, hàng nhái gây nên.
Theo lý giải của các chuyên gia nông nghiệp thì một trong những nguyên nhân khiến RAT vẫn "bí" đầu ra là do chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn trong suốt thời gian qua chỉ chú trọng đến việc lập dự án mới, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật sản xuất nhưng lại bỏ qua công đoạn quan trọng nhất là tuyên truyền, vận động, tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp người tiêu dùng biết và tìm đến sản phẩm RAT của các HTX trên địa bàn thành phố.
Chính vì chưa có đầu ra ổn định, nên RAT vẫn chỉ được xem là nguồn thu phụ trong bài toán kinh tế hộ gia đình của người nông dân ngoại thành Hà Nội. Trong khi, nếu biết xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng thì chắc chắn người nông dân đã có thể làm giàu từ trồng RAT. Đã đến lúc cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương thông qua những chính sách ưu đãi về đất đai, về nguồn vốn để doanh nghiệp có thể đầu tư nhà xưởng, xây dựng bến bãi và đầu tư giống cây trồng giúp người nông dân yên tâm sản xuất từ đó tìm hướng đi cho RAT hiệu quả.
Bài và ảnh: NGỌC HÀ.
Theo_Báo Nhân Dân
Ống bô xe "không bỏng" được thiết kế như thế nào? Ống bô xe không bỏng được thiết kế là đầu vào (cổ xả) và đầu ra có cùng kích thước nên chiếc xe hoạt động bình thường, không ảnh hưởng đến công suất. Ống bô xe không bỏng được thiết kế là đầu vào (cổ xả) và đầu ra có cùng kích thước nên chiếc xe hoạt động bình thường, không ảnh hưởng...