Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô kiến nghị không phân biệt khi giảm phí trước bạ
Đây là lần thứ hai các nhà nhập khẩu ô tô tại Việt Nam gửi văn bản lên Chính phủ kiến nghị về chính sách giảm phí trước bạ cho xe nhập khẩu.
Ngày 25/10/2021, đại diện 10 nhà nhập khẩu ô tô chính hãng tại Việt Nam cùng ký tên trong một văn bản tiêu đề “Góp ý về quy định hỗ trợ giảm phí trước bạ đối với các xe sản xuất, lắp ráp trong nước”, gửi Thủ tướng Chính phủ và một số Ủy ban của quốc hội.
Các doanh nghiệp gửi ý kiến gồm Công ty TNHH Ô Tô Á Châu (thương hiệu Audi), Công ty TNHH CT-Wearnes Việt Nam (Aston Martin, Bentley), Công ty Cổ phần Ô tô Tân Thành Đô (Maserati), Công ty TNHH Nhập khẩu Phú Thái (Jaguar và Land Rover) Công ty TNHH JVA (Jeep), Công ty TNHH Hình Tượng Ô Tô Việt Nam ( Subaru), Công ty TNHH Xe Hơi Tối Thượng (Porsche), Công ty TNHH Ô tô Thế Giới ( Volkswagen), Công Ty Tnhh Sweden Auto (Volvo), Công ty TNHH VINA ASC AUTOMOTIVE (Ferrari).
Đây là các doanh nghiệp được ủy quyền chính hãng nhập khẩu và phân phối các thương hiệu ô tô tại Việt Nam.
Ông Laurent Genet – Tổng Giám đốc nhà nhập khẩu Audi Việt Nam, một trong các thành viên góp ý về phí trước bạ ô tô
Trong văn bản kiến nghị, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cho rằng, được biết Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ lần thứ hai đối với riêng ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước (CKD), nhằm hỗ trợ các công ty ô tô trong đại dịch Covid-19.
Chỉ giảm 50% thuế trước bạ đối với các xe lắp ráp trong nước đã cho thấy hiệu quả, nhưng cũng là sự phân biệt đối xử ưu tiên xét trên toàn quốc.
Năm 2020 đối với tổng số ô tô khách tại Việt Nam, số lượng đã tăng 3% so với năm 2019, số lượng CKD lắp ráp trong nước tăng 19% và số lượng CBU nhập khẩu nguyên chiếc giảm -33%; và đối với xe thương mại, tổng số lượng đã sụt giảm -19%, số lượng CKD lắp ráp trong nước cũng giảm ở mức ít hơn -16% trong khi đó, số lượng CBU nhập khẩu nguyên chiếc giảm -25%.
Video đang HOT
Năm 2021, quy định cách ly xã hội nghiêm ngặt tại Việt Nam đang buộc tất cả các nhà nhập khẩu và nhà phân phối ô tô (CBU) phải tạm ngừng kinh doanh.
“Sự phân biệt đối xử ưu tiên chỉ riêng với CKD là thiếu công bằng đối với các nhà nhập khẩu cũng như nhà phân phối CBU”, các nhà nhập khẩu cho hay.
Đây cũng là những đơn vị đang phải gánh nhiều tổn thất từ các văn phòng đăng ký, đăng kiểm xe hiện đang ngưng hoạt động, trong khi các doanh nghiệp này vẫn phải tiếp tục chi trả chi phí cho việc thuê cơ sở thương mại, thuế, lưu kho và nguồn nhân lực.
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, trong khi các nhà sản xuất, lắp ráp CKD đã góp vào 70% tổng sản lượng ô tô, thì có 92% sản lượng ô tô CBU tại Việt Nam được nhập khẩu bởi các nhà sản xuất, lắp ráp CKD.
Nếu các công ty này cần hỗ trợ cho hoạt động lắp ráp CKD, thì nội bộ phải tự hạn chế nguồn cung ô tô CBU để thúc đẩy hoạt động lắp ráp CKD, thiết lập các ưu tiên riêng.
Ngược lại, những nhà nhập khẩu và đại lý xe CBU không liên quan đến xe CKD chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động CBU.
Năm vừa qua, những nhà nhập khẩu và đại lý CBU đã chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất bởi việc giảm thuế trước bạ mang tính phân biệt đối xử. Những công ty này là những doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị tổn thương.
Trong cùng kỳ năm 2021, doanh nghiệp CBU chỉ nhập khẩu 8% số lượng ô tô CBU vào Việt Nam. Nhằm tuân thủ quy tắc của hãng, các thương hiệu mà họ đại diện đòi hỏi các nhà nhập khẩu và các đại lý khoản đầu tư và chi phí vận hành cao.
Các nhà nhập khẩu và các đại lý CBU phải sử dụng khoảng 3.000 lao động mà gia đình các nhân viên này cũng đều phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh đó.
Mặc dù sản lượng bán ra nhỏ hơn, nhưng những nhà nhập khẩu CBU lại đóng góp một khoản thuế cao hơn nhiều trên mỗi chiếc xe vào ngân sách Nhà nước.
“Các hạn chế trong bối cảnh đại dịch Covid tại Việt Nam đang được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, do đó chúng tôi đề nghị việc giảm thuế trước bạ cũng cần phải áp dụng chung cho cả CKD và CBU mà đây cũng sẽ là sự hỗ trợ cho toàn cộng đồng”, trích văn bản.
Thương hiệu ô tô giá trị nhất năm 2021: Tesla tăng mạnh, Toyota dẫn đầu
Tesla có tốc độ tăng trưởng nhất về mặt giá trị thương hiệu, tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất của Interbrand, Toyota mới là cái tên dẫn đầu trong số các thương hiệu ô tô giá trị nhất năm 2021.
Toyota là thương hiệu ô tô giá trị nhất năm 2021
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ô tô trong hai năm qua khiến cuộc đua vào Top thương hiệu ô tô giá trị nhất toàn cầu năm 2021 đã có nhiều xáo trộn. Dựa trên kết quả tài chính, vai trò trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng, sức cạnh tranh và khả năng tạo ra sự trung thành... Mới đây, công ty tư vấn đánh giá thương hiệu của Mỹ Interbrand đã công bố kết quả 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu năm 2021 cũng như bảng xếp hạng các thương hiệu ô tô giá trị nhất năm 2021.
Theo đó, Toyota với giá trị thương hiệu đạt mức 54,1 tỉ USD tăng 5% so với 2020 tiếp tục dẫn đầu trong số các thương hiệu ô tô giá trị nhất năm 2021, đồng thời Toyota cũng xếp thứ 7 trong số 100 thương hiệu giá trị nhất.
Tesla tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhất về mặt giá trị thương hiệu
Hai vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng thương hiệu ô tô giá trị nhất năm 2021 lần lượt thuộc về hai thương hiệu ô tô hạng sang của Đức. Trong đó, Mercedes-Benz xếp thứ hai với giá trị thương hiệu đạt mức 50,8 tỉ USD tăng 3% so với 2020. Vị trí thứ 3 thuộc về BMW với 41,6 tỉ USD tăng 5% so với 2020.
Đáng chú ý, Tesla tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhất về mặt giá trị thương hiệu. Cụ thể, so với năm 2020, giá trị thương hiệu Tesla tăng 184%, lên mức 36,2 tỉ USD, xếp thứ 4 trong số các thương hiệu ô tô giá trị nhất năm 2021.
Honda là thương hiệu ô tô duy nhất sụt giảm về mặt giá trị thương hiệu trong năm 2021
Honda xếp thứ 5 với giá trị thương hiệu đạt 21,3 tỉ USD, tuy nhiên so với năm ngoái, giá trị thương hiệu hãng xe Nhật giảm 2%. Đây cũng là thương hiệu ô tô duy nhất sụt giảm về mặt giá trị thương hiệu trong năm 2021. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về 15,1 tỉ USD, Audi và Volkswagen cùng đạt 13,4 tỉ USD.
Dưới đây là Top 10 thương hiệu ô tô giá trị nhất năm 2021 theo nghiên cứu, xếp hạng của Interbrand:
10 thương hiệu ô tô giá trị nhất năm 2021 theo nghiên cứu, xếp hạng của Interbrand
VinFast triệu hồi Chevrolet Spark Thương hiệu ô tô Việt Nam VinFast chính thức thực hiện đợt triệu hồi các mẫu Chevrolet Spark theo đúng thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh từ năm 2019. Theo đó, VinFast sẽ triệu hồi Chevrolet Spark Van do các chi tiết kim loại dưới sàn bị ăn mòn. Nguyên nhân của sự việc là do các mẫu xe trong diện triệu hồi...