“Doanh nghiệp, ngân hàng đổ tiền làm BOT, đổ vỡ nhà nước phải gánh”
“Nói là làm BOT nhưng vấn đề ở chỗ tiền ban đầu rót vào cũng là vay ngân hàng. Đừng tưởng tiền BOT không phải là ngân sách vì khoản vay đầu tư có thể thành nợ xấu mà ngân hàng đổ vỡ thì nhà nước phải gánh chịu” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo.
Chiều 10/8, UB Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 vì quy định hiện hành thể hiện trong Quyết định 60 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước đã bộc lộ một số tồn tại cần sửa đổi, bổ sung; chưa cụ thể hóa được hết phạm vi ngành, lĩnh vực cần hỗ trợ đầu tư.
Các chương trình hỗ trợ có mục tiêu còn phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp; việc ổn định tỷ lệ điều tiết thu ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách đã làm gia tăng sự chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, các địa phương.
Theo tờ trình của Chính phủ, thứ tự ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình của các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn 2016-2020 được quy định theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý ưu tiên phân bổ vốn đối ứng cho các dự án ODA.
Cụ thể, ưu tiên đầu tiên bố trí vốn hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong những ngành, lĩnh vực có dự án PPP. Ưu tiên thứ hai là bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA. Thứ ba là thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn vốn đã ứng trước.
Video đang HOT
Ưu tiên thứ tư là bố trí vốn cho những dự án hoàn thành trước ngày 31/12 /2014 nhưng còn thiếu vốn, các dự án của giai đoạn 2011-2015 chuyển sang giai đoạn 2016-2020. Cuối cùng bố trí vốn cho các dự án khởi công mới có đủ thủ tục đầu tư và cân đối được nguồn vốn.
Cho rằng thứ tự này chưa thật hợp lý, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đề nghị sắp xếp lại.
Theo đó, ưu tiên đầu tiên là xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn đã ứng trước, vì nợ đọng xây dựng cơ bản và vốn ứng trước khá cao đang rất phổ biến ở các bộ, ngành, địa phương. Việc thực hiện Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước đòi hỏi phải xử lý dứt điển nợ đọng xây dựng cơ bản.
Có ý kiến đề nghị bổ sung vào thứ tự ưu tiên này việc hỗ trợ các dự án quan trọng, cấp bách của quốc phòng – an ninh, hỗ trợ khắc phục ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết.
Ưu tiên thứ hai là bố trí vốn hỗ trợ đầu tư PPP trong những ngành, lĩnh vực có dự án PPP; bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA. Vì đây là những nguồn vốn đối ứng có thể huy động vốn tối đa và có hiệu quả của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
Ưu tiên thứ ba là bố trí vốn cho những dự án hoàn thành trước ngày 31/12/2014, có đầy đủ thủ tục đầu tư nhưng còn thiếu vốn và các dự án của giai đoạn 2011-2015 còn dở dang chuyển sang giai đoạn 2016-2020 để phát huy hiệu quả đầu tư, không gây lãng phí.
Ưu tiên cuối cùng, theo cơ quan thẩm tra là bố trí vốn cho các dự án khởi công mới có đủ thủ tục đầu tư và cân đối được nguồn vốn.
Tuy nhiên, việc xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản được coi là ưu tiên đầu tiên lại không nhận được sự đồng tình của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Với câu hỏi là trong gia đình nếu có con cái ăn nhậu hay đánh bạc mà mắc nợ thì có phải lần nào cha mẹ cũng đứng ra trả hay không, Chủ tịch Quốc hội cho rằng với những dự án mà chủ đầu tư cố tình tăng vốn không đúng quy định thì không thể ưu tiên trả được mà phải tự lo lấy.
Vốn hỗ trợ đầu tư PPP hay vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA, theo Chủ tịch là cần ưu tiên, nhưng ODA vẫn là số 1.
“Nói BOT là doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư, doanh nghiệp thu phí nhưng vấn đề ở chỗ tiền ban đầu rót vào cũng là tiền vay ngân hàng. Nếu hết thời hạn khai thác mà chưa thu đủ tiền thì làm thế nào? Đừng tưởng tiền BOT, PPP không phải là tiền ngân sách, không liên quan vì nếu không cẩn thận, tiền vay này cũng trở thành một khoản nợ xấu mà ngân hàng đổ vỡ thì nhà nước phải gánh chịu” – Chủ tịch Quốc hội phân tích.
Bên cạnh thứ tự ưu tiên, về các nguyên tắc chung trong bố trí vốn, Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng cần bỏ nguyên tắc “các bộ, ngành trung ương và địa phương bố trí vốn dự phòng ở cấp trung ương và các cấp chính quyền địa phương theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm”.
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các bộ, ngành Trung ương không được phép trích dự phòng, ông Hiển giải thích.
Mỗi bộ dự phòng một “cục” thì gay, dự phòng ở cấp bộ hay địa phương là không được, Chủ tịch Quốc hội đồng tình.
P.Thảo
Theo Dantri
Khánh thành Khu di tích lịch sử Truông Bồn
Tối 7.8, T.Ư Đoàn, Bộ GTVT và UBND tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức lễ khánh thành Khu di tích lịch sử Truông Bồn tại xã Mỹ Sơn (H.Đô Lương, Nghệ An) và đêm nghệ thuật tri ân "Khúc tráng ca Truông Bồn".
Ảnh: Phạm Đức
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; anh Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Quang Thông, Phó chủ tịch Hội LHTN VN, Tổng biên tập Báo Thanh Niên và hàng ngàn người dân địa phương đã tham dự sự kiện này.
Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn được xây dựng từ năm 2010 trên diện tích 21,7 ha, gồm các khu chức năng: khu mộ, nhà che mộ 13 anh hùng liệt sĩ TNXP; nhà tưởng niệm 1.240 anh hùng liệt sĩ (ảnh); phục hồi 3 hố bom gần khu mộ; tháp chuông, nhà trưng bày truyền thống...
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ trên tuyến đường đã làm nên một Truông Bồn bất tử, một huyền thoại về ý chí bất khuất, kiên cường, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại trong thế kỷ 20.
K.Hoan
Theo Thanhnien
Chủ tịch Quốc hội: Phát ngượng vì bị đại biểu bắt bẻ từng câu chữ Nói về việc các ủy ban nghiên cứu, chuẩn bị các dự án luật khi đưa ra Quốc hội xem xét chưa thật chu đáo, để các đại biểu nhiều khi phải bắt bẻ về câu chữ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, nhiều khi ông "phát ngượng" khi nghe đại biểu bắt bẻ. Sáng 14/7, trong khuôn khổ phiên...