Doanh nghiệp Nga sẵn sàng đóng tàu đổ bộ trực thăng tốt hơn Mistral
Hãng thống tấn Nga TASS, ngày 24/3, dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn đóng tàu thống nhất (OSK) nói rằng, nếu được Bộ Quốc phòng Nga giao nhiệm vụ, doanh nghiệp này sẵn sàng đóng tàu chiến đổ bộ trực thăng tương tự Mistral, nhưng tốt hơn và rẻ hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: tass.ru)
“Nếu Bộ Quốc phòng cho rằng những tàu như vậy (Mistral) là cần thiết, đặc biệt khi tính tới thiết kế để hoạt động trong các vùng khí hậu khác nhau và phù hợp với học thuyết quân sự Nga, thì tất nhiên là chúng tôi sẽ làm được,” Chủ tịch tập đoàn OSK Aleksei Rakhmanov nói.
Ông Rakhmanov nhấn mạnh, việc đóng những tàu chiến như Mistral “chẳng có gì là phức tạp,” mà điều cần thiết là “có mục đích và nhiệm vụ rõ ràng.”
Chủ tịch Aleksei Rakhmanov dẫn chứng việc nhà máy đóng tàu Baltic đã hoàn thành thi công phần đuôi tàu phức tạp cho hai tàu đổ bộ trực thăng Mistral Vladivostok và Sevastopol theo hợp đồng giữa hai chính phủ Nga-Pháp.
Video đang HOT
Ông Rakhmanov nhấn mạnh, doanh nghiệp Nga hoàn toàn có khả năng đóng được tàu tương tự như Mistral nhưng có các thông số kỹ chiến thuật tốt hơn và rẻ hơn.
“Nhưng những tàu ngầm chúng tôi đóng thường rẻ hơn 2,5 lần, còn các tàu mặt nước thì tùy thuộc vào từng lớp tàu,” ông Rakhmanov nói.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, hợp đồng cung cấp hai tàu chiến Mistral cho Nga với giá 1,2 tỷ euro, không bao gồm vũ khí, là quá đắt.
Tuy nhiên, khi đề cập về ý định của Bộ Quốc phòng Nga cho phép đóng tàu đổ bộ trực thăng nội địa, lãnh đạo tập đoàn OSK nói rằng ông “chưa có thông tin về quyết định như vậy”./.
Theo Vietnam
Pháp điều chiến hạm lớp Mistral đến Biển Đông chống cướp biển
Bộ Quốc phòng Pháp đầu tháng này đã điều chiến hạm Mistral mang tên Disbud cùng tàu khu trục hộ tống Aconite tới Biển Đông tham gia các hoạt động chống cướp biển, khủng bố và các cuộc tập trận hải quân chung với các nước trong khu vực.
Pháp điều chiến hạm Mistral đến Biển Đông. (Ảnh: LNR)
Tờ LNR dẫn lại nguồn tin từ cổng thông tin điện tử Telex cho biết tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral mang tên Disbud đã rời cảng Toulon của Pháp hướng tới Biển Đông hồi đầu tháng 3/2015. Aconite, một tàu khu trục lớp Lafayette đã hộ tống tàu Disbud trên hành trình này.
Tham mưu trưởng Hải quân Pháp, tướng Pierre de Villers, đã chủ trì buổi lễ xuất cảng của tàu Disbud vào ngày 5/3 vừa qua. Theo hãng tinPortail des sous-marins của Pháp, nhiệm vụ của tàu Disbud sẽ kéo dài 5 tháng.
Hai tàu trên dự kiến sẽ đi qua Ấn Độ Dương để đến Biển Đông và Biển Nhật Bản, tham gia vào các hoạt động chống cướp biển và khủng bố, tập trận chung với lực lượng hải quân các nước khác. Các tàu này cũng có thể sẽ tham gia vào các nhiệm vụ nhân đạo.
Theo RT, tàu chiến Mistral có khả năng chở 16 trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 13 xe tăng cùng 450 binh sĩ và một bệnh viện dã chiến.
Portail des sous-marins nhận định chuyến đi tới các vùng biển châu Á này cũng có thể giúp Pháp để tìm kiếm thêm các hợp đồng mới trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Nga trong năm 2011 đã ký kết hợp đồng mua 2 tàu Mistral (mang tên Vladivostok và Sevastopol), trị giá 1,6 tỷ USD của Pháp. Tuy nhiên, phía Paris đã giữ chúng lại lại do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga vì sự ủng hộ của Mátxcơva đối với phe ly khai ở miền đông Ukraine.
Nga đã nhiều lần tuyên bố muốn Pháp giao tàu hoặc trả khoản phạt ước tính có thể lên tới 3 tỷ USD.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Thương vụ Mistral: Pháp thiệt hại, Trung Quốc thu lợi Trong các bảng tổng soát quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã vượt mặt Pháp chỉ vì thương vụ Mistral bị đình đốn. Sau khi "thương vụ Mistral" của Pháp đổ bể vì sức ép từ phía đồng minh tăng cường trừng phạt lên Nga, Trung Quốc đã "vượt mặt" Pháp, trở thành nước xuất khẩu vũ...