Doanh nghiệp nào sẽ nhảy vào thâu tóm Dự án Bệnh viện ĐKHN Nghệ An – Giai đoạn 2?
Bệnh viện ĐKHN Nghệ An – Giai đoạn 2 chậm tiến độ nhiều năm và đang làm “đau đầu” nhiều lãnh đạo tỉnh nhà. Việc xuất hiện thành viên mới trong HĐQT Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An có đem lại sinh khí và nguồn gió mới cho Dự án công – tư lớn nhất Bắc Trung bộ này?.
Mô hình Dự án Bệnh viện ĐKHN Nghệ An – GĐ 2.
Như Tài chính Doanh nghiệp đã đưa tin trước đó, Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện HNĐK Nghệ An – GĐ 2 được Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương thực hiện đầu tư tại Thông báo kết luận số 940-TB/TU ngày 25/11/2013.
Ngày 06/11/2015, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng Bệnh viện HNĐK Nghệ An – GĐ 2 tại Quyết định số 5196/QĐ-UBND-CNTM và ngày 2/2/2016, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quyết định số 5196 tại Quyết đinh số 514/QĐ – UBND-CNTM.
Sau khi Đề án được phê duyệt, các bên thỏa thuận liên doanh liên kết thanh lập Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An – GĐ 2 hoạt động theo Luật doanh nghiệp và làm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2901794168 (đăng ký lần đầu ngày 10/8/2015, thay đổi lần 1 ngày 10/12/2015).
Dự án Bệnh viện ĐKHN Nghệ An – GĐ 2 (với tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng) chậm tiến độ so với kế hoạch được duyệt đã dẫn tới các chi phí về lãi vay ngân hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Theo đó, cổ phần doanh nghiệp thâu tóm dự án công – tư lớn nhất Bắc Trung bộ này cũng có sự thay đổi.
Sau nhiều năm thi công, dự án vẫn đang chậm tiến độ.
Tổng vốn điều lệ Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An được xác định là 260 tỷ đồng và được thành lập bởi 3 cổ đông: Công ty CP Đầu tư Cotec HealthCare nắm giữ 51% vốn điều lệ, Công ty CP Đầu tư Cotec Gruop nắm giữ 9% vốn điều lệ, cả 2 cổ đông này góp vốn bằng tiền mặt. Bệnh viện ĐKHN Nghệ An góp 40% (104 tỷ đồng) vốn điều lệ bằng giá trị thương hiệu, uy tín; lợi thế vị trí địa lý đất và giá trị tiền GPMB… Đồng thời, UBND tỉnh Nghệ An Ủy quyền cho Giám đốc Bệnh viện HNĐK Nghệ An là người đại diện phần vốn góp của nhà nước trong Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An.
Riêng về phần vốn điều lệ của Công ty CP Đầu tư Cotec HealthCare nắm giữ 51%: Trước đây, ông Đào Đức Nghĩa, Chủ tịch HĐQT là Người đại diện nắm giữ hoàn toàn 51% phần vốn góp.
Video đang HOT
Sau đó, ông Đào Đức Nghĩa và ông Goh Hsien Ming (là đại diện quỹ đầu tư nước ngoài Tập đoàn TAEL – Singgapore) mỗi người được Công ty CP Đầu tư Cotec HealthCare ủy quyền để quản lý phần vốn góp tại Công ty cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An (25,5% vốn điều lệ trong Công ty cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An).
Về phần vốn góp 9% của Công ty CP Đầu tư Cotec Gruop thì ông Đào Đức Nghĩa nắm giữ. Còn, phần vốn góp của tỉnh Nghệ An vẫn không thay đổi.
Riêng Công ty CP Đầu tư Cotec Gruop (Công ty COTECLAND) được thành lập từ Nhà máy Coterraz, Trung tâm Kinh doanh Bất động sản và hai Xí nghiệp Xây lắp, là một trong những đơn vị trực thuộc Công ty Kỹ thuật Xây dựng và Vật liệu Xây dựng (COTEC) tức COTEC GROUP ngày nay, được cổ phần hoá theo Quyết định số 2013/QĐ-BXD ngày 17/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC có mã chứng khoán là CLG, niêm yết trên HoSE từ năm 2010.
Trong BCTC hợp nhất quý 1 năm 2020, công ty không phát sinh doanh thu hoạt động và lỗ ròng hơn 1,9 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020, CLG hiện đang bị cục thuế Tp HCM cưỡng chế việc nộp thuế với số tiền nợ thuế lâu năm với số tiền hơn 22,6 tỷ đồng. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp chậm nộp đến ngày 31/03/2020 là gần 6,5 tỷ đồng. Ngoài ra Tập đoàn có khoản vay và nợ thuê tài chính với số tiền hơn 70 tỷ đồng.
Đặc biệt, trước đó, Sở GDCK TP Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc đưa cổ phiếu của doanh nghiệp này vào diện bị tạm ngừng giao dịch.
Thông báo của Sở GDCK TP Hồ Chí Minh.
Cụ thể, cổ phiếu CLG của CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC (Cotec Land) sẽ bị đưa vào diện bị tạm ngừng giao dịch từ 23/12/2020. Nguyên nhân do Cotec Land đã tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Cổ phiếu của doanh nghiệp này vào diện bị tạm ngừng giao dịch.
Trước đó, Hội đồng quản trị Công ty đã đã bầu ông Đào Đức Nghĩa, ủy viên HĐQT giữ chức Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC nhiệm kỳ 2020 – 2025 kể từ ngày 7/9/2020.
Đối với dự án đang “sa lầy” – Dự án Bệnh viện ĐKHN Nghệ An – GĐ 2 của Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An.
Trước đây, Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An gồm có 3 thành viên. Trong đó, ông Đào Đức Nghĩa – Chủ tịch HĐQT là Người đại diện theo pháp luật của công ty. Ông Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Bệnh viện HNĐK Nghệ An là Phó Chủ tịch HĐQT và là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước trong công ty. Ông Goh Hsien Ming là Thành viên Hội đồng quản trị.
Tuy nhiên, tại buổi họp báo Kinh tế – xã hội năm 2020 vào giữa tháng 1/2020 vừa qua, đại diện phía Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An cho hay, mới đây, vào ngày 29/12, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của Cotec HealthCare mới được diễn ra và đã thay đổi lại HĐQT công ty. Theo đó, đã miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT đối với ông Đào Đức Nghĩa và bổ sung thêm 1 thành viên HĐQT mới. Tuy nhiên, từ sau khi Đại hội đồng cổ đông công ty xong, đến nay, vẫn chưa thể bầu Chủ tịch HĐQT công ty.
Thành viên mới của HĐQT Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An là ông Nguyễn Huy Cường, Tổng giám đốc Tập đoàn Danh Khôi (CTCP Bất động sản Netland).
Trước đó, Hội đồng Quản trị CTCP Bất động sản Netland (Mã: NRC) đã bổ nhiệm ông Nguyễn Huy Cường làm Tổng Giám đốc từ ngày 1/8 thay thế ông Lê Thống Nhất (Chủ tịch HĐQT).
Việc thay thế Tổng Giám đốc nhằm thực hiện yêu cầu về quản trị công ty đại chúng theo Nghị định 71 ngày 6/6/2017 của Chính phủ, tức Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc.
Trước khi được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Netland, ông Cường là Phó Tổng Giám đốc dự án của công ty và từng nắm giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Danh khôi Sài Gòn từ năm 2017.
Được biết, vừa qua, vào tháng 1/2021, Tập đoàn này đã làm lễ kỷ niệm 15 năm đánh dấu sự hình thành và phát triển. Danh Khôi từ một công ty với 5 thành viên sáng lập nay đã trở thành một tập đoàn bất động sản với hơn 1.500 nhân viên cùng 30 công ty thành viên hoạt động trải dài khắp cả nước.
Về kết quả kinh doanh, theo BCTC hợp nhất quý II/2020, Netland với doanh thu thuần đạt gần 83 tỷ đồng (chủ yếu là doanh thu dịch vụ môi giới và dịch vụ khác), giảm 38% so với cùng kỳ. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế (LNST) quý II/2020 doanh nghiệp ghi nhận 35 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, NRC mang về doanh thu hơn 95 tỷ đồng, giảm 42% và LNST đạt 4,7 tỷ đồng, giảm mạnh 87% so với cùng kỳ năm 2019.
Năm 2020, NRC đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 900 tỷ đồng và LNST đạt 200 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch đề ra, Netland mới thực hiện được 10% mục tiêu doanh thu và 2% mục tiêu lợi nhuận.
Tính đến ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Netland trên 731 tỷ đồng, giảm 14% so với thời điểm đầu năm.
Có thể nói, việc xuất hiện thành viên mới trong HĐQT Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An sẽ đem lại sinh khí và nguồn gió mới cho Dự án công – tư lớn nhất Bắc Trung bộ vốn dĩ đã chậm tiến độ nhiều năm và đang làm “đau đầu” nhiều lãnh đạo tỉnh nhà.
Tuy vậy, đến thời điểm này, theo ông Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Bệnh viện HNĐK Nghệ An – người đại diện phần vốn góp của tỉnh Nghệ An trong Công ty Cổ phần Bệnh viện HNĐK Nghệ An vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức về việc đầu tư của Tập đoàn này, cũng như, tất cả đang nằm trên phương diện xúc tiến đầu tư, thu thập hồ sơ pháp lý dự án….
Sẽ xây dựng nhà ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua Nghệ An
UBND tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, bàn về vấn đề kết nối đường sắt với các khu vực trọng điểm sản xuất, xuất nhập hàng hóa và các phương thức vận tải khác trên địa bàn tỉnh này.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua Nghệ An có chiều dài 95,5 Km (từ Km 238 500 Km334 00) đi qua 52 phường, xã thuộc TX.Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, và TP.Vinh, với 8 nhà ga. Hiện nay, ngành Đường sắt đang khai thác vận tải trên tuyến đường sắt có khổ ray 1m.
Tuy nhiên, các ga, tuyến đường ray, tuyến nhánh trong ga, chủ yếu được xây dựng từ lâu nên năng lực còn hạn chế. Các ga hiện không có bãi hàng, nhà kho đủ lớn để đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển, xếp dỡ, lưu trữ bảo quản hàng hóa ngày càng tăng cao.
Đặc biệt, tại khu vực TP.Vinh hiện không có ga nào có bãi hàng nào đủ tiêu chuẩn tác nghiệp xếp dỡ container - là hình thức vận chuyển phổ thông hiện nay.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khảo sát các điểm xây dựng nhà ga.
Để nâng cao năng lực vận chuyển đường sắt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước và của tỉnh Nghệ An, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã cùng với UBND tỉnh Nghệ An tiến hành khảo sát để đưa vào quy hoạch các địa điểm phù hợp tiến hành xây dựng bãi hàng, khu vực Logistics đường sắt để kết nối với các khu công nghiệp, các trọng điểm hàng hóa và các phương thức vận tải đường bộ, đường biển nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông của tỉnh Nghệ An.
Trước đó, đại diện lãnh đạo 2 bên đã tiến hành khảo sát, rà soát lại vị trí ga Nghi Long, đây là nhà ga chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đường sắt đoạn Hà Nội - Vinh.
Trao đổi với Tiền Phong, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh cho biết, ngoài ga Nghi Long thì đoàn công tác đã và đang khảo sát để xây dựng một nhà ga quy mô lớn để vận tải hàng hóa, hành khách.
Lào Cai: Đổi mới công tác học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng Người dự thi có thể sử dụng máy tính, điện thoại thông minh có kết nối Internet để tham gia; truy cập trực tiếp vào địa chỉ Cổng thông tin điện tử tỉnh (laocai.gov.vn), Báo Lào Cai điện tử (https://baolaocai.vn/), Trang thông tin Điện tử Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai (https://lctv.vn/) hoặc các trang thông tin điện tử khác có...