Doanh nghiệp nào đấu thầu gói thầu cuối cùng cao tốc QL45 – Nghi Sơn?
Gói thầu XL01 của dự án cao tốc QL45 – Nghi Sơn có 4 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.
Dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn QL45 – Nghi Sơn dài 43km, có tổng mức đầu tư khoảng 5.534 tỷ đồng (ảnh minh họa)
Theo thông tin của Báo Giao thông, Ban QLDA2 vừa tổ chức mở thầu hồ sơ đề xuất kỹ thuật gói thầu XL01 – Xây lắp và khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công đoạn Km337 000 – Km349 000 dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn QL45 – Nghi Sơn thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Có 4 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gói thầu này gồm: Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phú Tài Miền Trung – Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng – Công ty CP Tân Hải Hà; Liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C – Tổng công ty CP Đầu tư xây dựng Hoàng Long – Công ty CP Xây dựng Đèo Cả; Liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn – Công ty CP Tập đoàn Thành Huy; Công ty CP Licogi 16 (nhà thầu đứng độc lập).
Video đang HOT
Đây là gói thầu cuối cùng trong 3 gói thầu xây lắp của dự án cao tốc QL45 – Nghi Sơn được Ban QLDA2 mở thầu đề xuất hồ sơ kỹ thuật. Trước đó, trong các ngày 10 và 18/5/2021, đơn vị này đã mở thầu hồ sơ đề xuất kỹ thuật của gói thầu XL03 và XL02 của dự án.
Được biết, các gói thầu của dự án cao tốc QL45 – Nghi Sơn đều được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước theo phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ (hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính), nhà thầu nào đạt yêu cầu về hồ sơ đề xuất kỹ thuật mới mở tiếp hồ sơ đề xuất tài chính. Dự kiến, trong tháng 6/2021, gói thầu xây lắp đầu tiên của dự án sẽ tổ chức khởi công xây dựng.
Dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn QL45 – Nghi Sơn dài 43km, đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 5.534 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thời gian tổ chức thi công xây dựng dự án trong khoảng 2 năm.
Khởi công dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đầu tiên theo hình thức PPP
Sáng 22-5, tại tỉnh Hà Tĩnh, Liên danh nhà đầu tư Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 - Công ty TNHH đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty xây dựng Trường Sơn - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA2 và Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) đã tổ chức lễ khởi công Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Đây là dự án đầu tiên trong 3 dự án thành phần được đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư) được khởi công.
Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Nhật phát biểu tại lễ khởi công dự án.
Bên cạnh 8 dự án đầu tư công, 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP sẽ từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, với năng lực vận tải lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng chiều dài khoảng 49,3km, trong đó đoạn thuộc tỉnh Nghệ An dài 44,4km và đoạn thuộc tỉnh Hà Tĩnh dài 4,9km, thời gian xây dựng 3 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn là 16 năm 6 tháng 8 ngày. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 11.157,82 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết, đến tháng 6-2023, dự kiến 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, từ Cao Bồ (tỉnh Nam Định) đến Bãi Vọt (tỉnh Hà Tĩnh) với tổng chiều dài khoảng 221km sẽ hoàn thành và từ Hà Nội đến Bãi Vọt sẽ có khoảng 315km cao tốc hoàn chỉnh được đưa vào khai thác để phục vụ nhân dân.
Thứ trưởng Nguyễn Nhật đề nghị nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tập trung tối đa nguồn lực tài chính, nhân sự, máy móc thiết bị để triển khai dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ, phấn đấu đến quý I-2023 hoàn thành.
"Đây là dự án trọng điểm quốc gia nên cần hết sức quyết liệt và tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông...", Thứ trưởng Nguyễn Nhật nhấn mạnh.
Khởi công cao tốc Bắc - Nam sáng 22-5.
Lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải cũng đề nghị các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng đối với các diện tích còn lại; hỗ trợ doanh nghiệp dự án về nguồn nguyên vật liệu (đất, đá, cát...) và bảo đảm trật tự an ninh trong quá trình xây dựng.
Cùng với đó, Bộ đề nghị hai địa phương giao các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, theo dõi thường xuyên về tiến độ và chất lượng công trình; các tổ chức, đoàn thể thực hiện chức năng giám sát dự án theo quy định.
Nghệ An: Thông qua Nghị quyết dự án đường ven biển hơn 4.600 tỷ đồng HĐND tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Đường ven biển tư Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) với đoạn từ thị xã Hoàng Mai - huyện Nghi Lộc, Nghệ An, có tổng vốn đầu tư dự kiến 4.651 tỷ đồng. Một trong những dự án đường ven biển trước đó tại...