Doanh nghiệp Mỹ tiếp tục quan tâm đầu tư vào Việt Nam
Trong cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hợp tác đầu tư xuyên Thái Bình Dương” do The Asia Group tổ chức mới đây, Tổng Giám đốc The Asia Group Nirav Patel và đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng Việt Nam vẫn là điểm đến được các nhà đầu tư Mỹ quan tâm tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc. Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, cuộc tọa đàm nhằm trao đổi về cơ hội, tiềm năng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cập nhật về tình hình phòng chống COVID-19 và triển vọng phục hồi, phát triển kinh tế thu hút sự tham gia của trên 40 lãnh đạo, đại diện của các tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ thuộc các lĩnh vực năng lượng, tài chính và công nghệ, chế tạo, đang đầu tư hoặc đang quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam như Blackstone Group, Google, Facebook, Ford, UPS, Walmart….
Phát biểu tại cuộc tọa đàm, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đã chia sẻ chủ trương, nỗ lực và thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, cập nhật chính sách ưu đãi và định hướng mới trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đại sứ nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, phát huy vai trò của Việt Nam trong việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu. Riêng đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ, sự phát triển tích cực của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ, việc thúc đẩy mạng lưới các FTA của Việt Nam là những yếu tố thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Đại sứ khẳng định Việt Nam sẵn sàng đối thoại xây dựng, giải quyết các vướng mắc, khó khăn, bảo đảm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp Mỹ.
Trong bối cảnh công tác phòng chống dịch đang được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, Đại sứ cho biết Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực tối đa để chống dịch hiệu quả, duy trì các chuỗi cung ứng quan trọng, tạo thuận lợi cho sự phục hồi và phát triển kinh tế. Đại sứ cảm ơn chính quyền, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã ủng hộ Việt Nam, đặc biệt là 2 đợt viện trợ 5 triệu liều vaccine Moderna vừa qua. Đại sứ cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tiếp tục đồng hành, giúp Việt Nam tiếp cận nhiều hơn nữa các nguồn vaccine, trang thiết bị y tế, thuốc điều trị COVID-19, cũng như đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.
Nhân dịp này, Đại sứ Hà Kim Ngọc cũng hoan nghênh và đánh giá cao sự ủng hộ mạnh mẽ của các doanh nghiệp Mỹ liên quan vụ điều tra về định giá tiền tệ; đề nghị các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục ủng hộ trong vụ điều tra về gỗ, giữ ổn định và duy trì đà phát triển thương mại, đầu tư, vì lợi ích chung của hai bên.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc The Asia Group Nirav Patel và đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng Việt Nam vẫn là điểm đến được các nhà đầu tư Mỹ quan tâm tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các đại biểu tham dự cuộc tọa đàm chúc mừng Chính phủ Việt Nam trong việc duy trì tăng trưởng dương năm 2020, là quốc gia thành công trong việc ứng phó đại dịch và phát triển kinh tế. Nhiều đại biểu cũng bày tỏ tin tưởng vào quyết tâm, nỗ lực và kết quả chống dịch COVID-19 của Việt Nam, khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành với Việt Nam trong nỗ lực chung này.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp, tập đoàn cũng bày tỏ quan tâm đến một số vấn đề cụ thể như xử lý một số khác biệt hiện nay về thương mại số, nghiên cứu xúc tiến đường bay thẳng giữa hai nước… The Asia Group và các doanh nghiệp tham dự cũng hoan nghênh và mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tiếp tục giữ vai trò cầu nối phản ánh những đóng góp, khuyến nghị cũng như thúc đẩy quan tâm, hiểu biết giữa cộng đồng doanh nghiệp Mỹ với Việt Nam.
Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi tái đàm phán thương mại với Trung Quốc
Theo tờ Wall Street Journal, hơn 30 hiệp hội doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng nhất ở Mỹ, đã kêu gọi chính phủ của Tổng thống Joe Biden tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc và cắt giảm thuế nhập khẩu vì lợi ích kinh tế của chính Mỹ.
Cảng biển vận chuyển hàng hóa tại Giang Tô, Trung Quốc
Thực thi thỏa thuận chưa trọn vẹn
Trong thư gửi Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng Trung Quốc cơ bản đã thực hiện các cam kết quan trọng trong Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, trong đó có việc mở cửa thị trường cho các công ty tài chính của Mỹ và cắt giảm rào cản đối với hàng nông sản của Mỹ xuất tới Trung Quốc.
Bức thư nhấn mạnh chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm của Mỹ cần cân nhắc việc người dân nước này đang phải gánh chịu thuế của cả Mỹ và Trung Quốc và Mỹ nên bãi bỏ các loại thuế quan làm phương hại tới lợi ích của người dân.
Hiện các doanh nghiệp Mỹ đang sốt ruột trước tiến độ rà soát chính sách thương mại và chính sách kinh tế khá chậm của chính quyền. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Biden gần như không đưa ra tín hiệu gì cho thấy sẽ thực thi Thỏa thuận Thương mại giai đoạn 1 ký với Trung Quốc hay sẽ mở rộng đàm phán. Phản hồi lại bức thư trên, phía Đại diện Thương mại Mỹ cho biết Washington đang rà soát chiến lược kinh tế với Trung Quốc để có thể đưa ra chính sách tốt nhất cho người dân, đặc biệt là nông dân và giới doanh nghiệp.
Trước đó, vào ngày 5-8, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai gặp riêng đại diện một số doanh nghiệp lớn của Mỹ trong lúc dừng chân ở Seattle và ghi nhận nguyện vọng của họ. Bà Katherine Tai từng gọi mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là "không cân bằng", không chỉ trong hoạt động kinh tế, mà còn về cơ hội và độ mở cửa thị trường với nhau.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không tiếp tục đàm phán cho tới khi Washington chấp nhận thực thi thỏa thuận này. Đã xuất hiện một số dự đoán cho rằng việc rà soát chính sách kinh tế với Trung Quốc có thể sẽ kéo dài đến mùa thu năm nay. Mỹ cũng chưa quyết định có tiếp tục áp các loại thuế quan đang đánh vào khoảng 50% số hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc hay không.
Diễn biến này cho thấy 18 tháng sau khi ký kết, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 vẫn chỉ dừng lại ở một dạng thỏa thuận đình chiến, với việc hai bên không leo thang đối đầu, nhưng vẫn giữ trừng phạt thuế.
Thâm hụt thương mại tăng
Lý giải về nguyên nhân Chính phủ Mỹ chưa đưa ra tuyên bố về việc mở rộng đàm phán với Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Chad Bown thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson, người theo dõi sát sao thỏa thuận Thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1, cho rằng Bắc Kinh tỏ ra khá chậm chạp trong việc thực hiện cam kết mua thêm khoảng 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong 2 năm.
Tính đến tháng 6, dữ liệu từ Chính phủ Mỹ và Trung Quốc cho thấy sức mua của Bắc Kinh chưa đạt được 70% mục tiêu đề ra trong năm. Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại Trung Quốc với Mỹ - yếu tố quan trọng nhất khiến chính quyền Mỹ áp các lệnh trừng phạt, rào cản kinh tế với Bắc Kinh vẫn ở mức cao là 27,8 tỷ USD trong tháng 6, tăng 5,8% so với tháng 5.
Vài ngày trước khi các hiệp hội doanh nghiệp gửi yêu cầu kêu gọi chính phủ xem xét lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, hãng tin Reuters cho biết Chính phủ Trung Quốc gửi tới các bệnh viện, công ty và đơn vị nhà nước một văn bản hướng dẫn về số lượng hàng nội địa bắt buộc phải có khi mua sắm hàng trăm trang thiết bị như máy chụp X-quang, thiết bị chụp cộng hưởng từ... Danh mục hướng dẫn mới tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có phần thiết bị y tế rất được Mỹ chú trọng.
Theo thỏa thuận giữa 2 nước đầu năm ngoái, Trung Quốc đã đồng ý tăng mua nhóm hàng này, ví dụ như thiết bị chụp cộng hưởng từ - vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Mỹ. Việc thực hiện các hướng dẫn mua sắm mới sẽ càng tạo thêm khó khăn cho cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ so với mức năm 2017.
Nhân viên Mỹ được yêu cầu tiêm vaccine hoặc nghỉ việc Các doanh nghiệp Mỹ hành động ngày càng cứng rắn để giữ an toàn cho người lao động. Ở nhiều công ty, nhân viên sẽ không thể trở lại văn phòng nếu không tiêm chủng. Theo CNN, các doanh nghiệp Mỹ đang rất cứng rắn trong việc giữ an toàn cho người lao động. Ngày càng nhiều công ty yêu cầu bắt buộc...