Doanh nghiệp “mượn” đường thi công nhưng “quên” trả
“Mượn tạm” đường dân sinh để phục vụ thi công công trình thủy điện Thác Xăng ( tỉnh Lạng Sơn), tuy nhiên, hơn 5 năm nay, khi thủy điện đi vào vận hành, khai thác, tuyến đường này vẫn chưa được doanh nghiệp hoàn trả như cam kết, gây bức xúc trong nhân dân.
Gần chục năm nay, hơn 1.000 hộ dân 3 xã Tân Lang, Tân Việt, Trùng Quán của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (nay sáp nhập thành xã Bắc Việt và xã Bắc Hùng) phải sống chung với con đường “đau khổ” mang tên ĐH.12. Đoạn đường gần 16 km này hiện xuống cấp nghiêm trọng, xuyên suốt toàn tuyến đầy rẫy những ổ gà, ổ trâu, mặt đường bong tróc, lề đường rách toác, nền đường sụt lún, trời mưa thì lầy lội, trời nắng thì xóc, bụi…
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trên là Công ty Cổ phần thủy điện Sử Pán 1 sử dụng tuyến đường này để vận chuyển vật liệu, trang thiết bị thi công xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Xăng (thuộc địa bàn xã Hùng Việt, huyện Tràng Định và xã Bắc La, huyện Văn Lãng). Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Công ty này đã liên tục vận chuyển máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu bằng xe quá khổ, quá tải trọng.
Đoạn đường gần 16 km xuống cấp nghiêm trọng, xuyên suốt toàn tuyến đầy rẫy những ổ gà, ổ trâu, mặt đường bong tróc, lề đường rách toác, nền đường sụt lún, trời mưa thì lầy lội, trời nắng thì xóc, bụi…
“Năm 2010 khi bắt đầu xây Thủy điện, xe quá tải chở vật liệu xây dựng như xi măng đi lại rầm rập từ ngày đến đêm khiến con đường này hư hỏng. Nhân dân đi lại rất khó khăn, học sinh đến trường vất vả, người lớn chở hàng hóa ra ngoài huyện cũng khổ cực, chỉ sơ suất một tí thôi là hoàn toàn có thể trượt ngã. Suốt 12 năm rồi chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị và hiện vẫn chờ đợi, và rất mong muốn có 1 con đường mới, đẹp, tốt hơn để nhân dân đi lại được thuận tiện dễ dàng”, bà Đàm Thị Châm, người dân thôn Liên Hợp, xã Bắc Việt, huyện Văn Lãng nói.
Được chính quyền tỉnh Lạng Sơn ưu ái cho sử dụng con đường này phục vụ thi công, trong quá trình triển khai Dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Xăng, Công ty Cổ phần thủy điện Sử Pán 1 đã cam kết sẽ sữa chữa lại ngay các hư hỏng do vận chuyển vật tư thiết bị khi công trình hoàn thành với chất lượng thi công tốt nhất. Thế nhưng, công hoàn thành và đưa vào hoạt động kinh doanh từ năm 2017, đã 5 năm trôi qua cam kết ấy chỉ là những lời hứa chót lưỡi đầu môi.
“Tình trạng này kéo dài đến nay cũng đã được gần chục năm rồi. Dọc tuyến đường này có khoảng gần 400 hộ dân sinh sống và có tới 2 cấp trường là mầm non và trung học cơ sở. Tuyến đường bị xuống cấp nặng nề ảnh hưởng rất nhiều đến bà con đi lại. Qua các cuộc họp, bà con cũng rất bức xúc và kiến nghị rất nhiều lần tuy nhiên đến bây giờ con đường này vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa để phục vụ việc đi lại của nhân dân. Xã cũng như bà con nhân dân đều rất mong muốn việc sữa chữa con đường sẽ được thực hiện để phục vụ cho bà con đi lại, phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương”, ông Nguyễn Đình Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Việt, huyện Văn Lãng phản ánh.
Mặc cho UBND huyện Văn Lãng đã rất nhiều lần có văn bản đôn đốc, đề nghị sớm thực hiện sửa chữa tuyến đường nhưng Công ty Cổ phần thủy điện Sử Pán 1 do ông Hà Văn Thủy làm Tổng Giám đốc vẫn không có văn bản trả lời, và có thái độ “phớt lờ” trong phối hợp xử lý công việc với cơ quan chức năng
Không những không hoàn thành trách nhiệm của Nhà đầu tư, Công ty Cổ phần thủy điện Sử Pán 1 còn có thái độ không hợp tác, “phớt lờ” những chỉ đạo của UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn trong công tác phối hợp, giải quyết công việc. UBND huyện Văn Lãng đã rất nhiều lần có văn bản đôn đốc, nhắc nhở, tuy nhiên phía Công ty vẫn phớt lờ, không hề có văn bản phúc đáp.
Chính quyền huyện Văn Lãng buộc phải “cầu cứu” đến lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thương Lạng Sơn để làm “cầu nối”, kết nối buổi làm việc với phía Công ty Cổ phần thủy điện Sử Pán 1. Đến ngày 28/9/2021, cuộc gặp mặt giữa các bên được diễn ra. Theo đó, phía Công ty Cổ phần thủy điện Sử Pán 1 (có sự góp mặt của ông Hà Văn Thủy – Tổng Giám đốc Công ty) đã cam kết kế hoạch sửa chữa tuyến đường, trong đó nêu cụ thể thời gian hoàn thành hồ sơ thiết kế trong Quý IV/2021, hoàn thành việc sửa chữa chậm nhất trong Quý I/2022. Đến thời điểm này đã là Quý III, tất cả vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Video đang HOT
“Phía Công ty không có sự phối hợp với chính quyền địa phương để giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến việc sửa chữa tuyến đường này. Điều đó cũng ảnh hưởng đến uy tín của địa phương trong việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị của cử tri. Trong thời gian tới, nếu phía Công ty vẫn cố tình không thực hiện cam kết thì chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện báo cáo tỉnh và các sở ngành sẽ có những chế tài, mạnh mẽ, cụ thể hơn ví dự như: xử phạt, hay tạm dừng vận hành nhà máy thủy điện…”, ông Phùng Quang Huy, Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn nêu quan điểm.
Ngày 28/9/2021, tại cuộc họp giữa các bên, Công ty Cổ phần thủy điện Sử Pán 1 đã cam kết sẽ gửi UBND huyện Văn Lãng Kế hoạch về việc sửa chữa tuyến đường trong đó có nêu thời gian hoàn thành hồ sơ thiết kế trong Quý IV/2021, khởi công và hoàn thành việc sửa chữa chậm nhất trong Quý I/2022. Đến thời điểm này, tất cả vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh
Trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến nội dung này tại kỳ họp HĐND tỉnh Lạng Sơn, mới đây, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Lạng Sơn thông tin: Tuyến ĐH.12 thuộc thẩm quyền của UBND huyện Văn Lãng, do đó, đề nghị UBND huyện Văn Lãng tiếp tục đôn đốc Công ty Cổ phần thủy điện Sử Pán 1 thực hiện cam kết.
“Để giải quyết kiến nghị của cử tri, thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các sở ngành đề nghị UBND huyện Văn Lãng tiếp tục đôn đốc Công ty Thủy điện Sử Pán 1 hoàn trả lại tuyến đường, nếu Công ty tiếp tục không thực hiện thì chúng tôi sẽ báo cáo tỉnh để kiến nghị xử lý theo quy định. Trước mắt, để đảm bảo giao thông trên tuyến đường, Sở đề nghị UBND huyện Văn Lãng chỉ đạo đơn vị quản lý, duy tu thực hiện công tác đảm bảo giao thông theo quy định để tạm thời phục vụ nhu cầu đi lại của bà con”, ông Vũ Văn Nhiên, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn cho biết.
Trong lúc “quả bóng” trách nhiệm vẫn đang được các cấp, các ngành và phía Công ty “đá qua đá lại” thì hơn 1.000 hộ dân tại 3 xã Tân Lang, Tân Việt, Trùng Quán vẫn đang ngày ngày phải di chuyển trên con đường xuống cấp trầm trọng, và họ càng nơm nớp lo sợ hơn khi mùa mưa bão đang đến gần./.
11 năm kiện 'hàng xóm' xây tòa nhà Coteccons khiến nhà mình có thể sập bất cứ lúc nào
"Tôi bắt đầu rơi vào cảnh màn trời chiếu đất này căn nguyên cũng là do công trình xây dựng tòa nhà văn phòng của Coteccons sát vách nhà tôi khởi công vào tháng 5-2009" - bà Nguyễn Thị Son (60 tuổi) ở phường 17, Bình Thạnh, TP.HCM ngậm ngùi.
Bà Son chỉ vào vết nứt dài trên tường nhà - Ảnh: ĐAN THUẦN
Để giữ nguyên hiện trạng căn nhà bị hư hỏng do công trình thi công bên cạnh gây nên, bà Nguyễn Thị Son (60 tuổi) nhất quyết bám trụ bên trong căn nhà 50m 2 trong tình trạng hư hỏng nặng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Một buổi chiều trung tuần tháng 6, chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Son tại phường 17, quận Bình Thạnh (TP.HCM). Lọ mọ trong căn nhà tối om, ẩm thấp là người phụ nữ với dáng vẻ khắc khổ đang quét dọn những vũng nước đọng ra khỏi nhà sau cơn mưa lớn.
Bà Son là người đã theo đuổi vụ kiện kéo dài hơn 11 năm.
"Hàng xóm" thi công, nhà hư hỏng
"Tôi bắt đầu rơi vào cảnh màn trời chiếu đất này căn nguyên cũng là do công trình xây dựng tòa nhà văn phòng của Coteccons sát vách nhà tôi khởi công vào tháng 5-2009. Không biết họ thi công kiểu gì mà để máy đào va đập mạnh vào nhà tôi làm hư hỏng nặng", bà Son mở đầu câu chuyện.
Sau đó, Phòng quản lý đô thị quận Bình Thạnh đã kiểm tra căn nhà của bà Son và xác định căn nhà có nguy cơ sụp đổ, không đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong nhà.
Trên cơ sở đó, UBND phường 17 ra thông báo yêu cầu bà Son và người đang thuê sử dụng căn nhà phải di dời ngay, chủ đầu tư và nhà thầu công trình có trách nhiệm thuê nhà hoặc chịu tiền thuê nhà và bồi thường cho bà Son.
Trước khi sự việc trên xảy ra, ngày 24-10-2008, bà Son có cho bà Lê Thị Hạnh thuê căn nhà trong thời hạn 2 năm. Tính đến khi xảy ra sự cố thì hợp đồng cho thuê mới chỉ thực hiện được hơn 5 tháng, do đó bà Son phải bồi thường cho bà Hạnh.
Sau nhiều lần thỏa thuận bồi thường không thành, cuối năm 2011 bà Son khởi kiện Công ty Coteccons, đòi bồi thường 971 triệu đồng gồm: tiền sửa nhà; thu nhập bị mất; tiền hỗ trợ thuê nhà trong 48 tháng; tổn thất tinh thần, tiền giấy bút đi lại, tiền phải đóng án phí trong vụ kiện với bà Lê Thị Hạnh; tiền đồ đạc trong nhà bị hư hỏng...
Tháng 9-2014, TAND quận Bình Thạnh xử sơ thẩm chỉ chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện. Cấp sơ thẩm buộc Công ty Coteccons bồi thường cho bà Son hơn 218 triệu đồng, trừ 90 triệu tiền hỗ trợ thuê nhà công ty này đã ứng trước đó cho bà Son, còn lại công ty phải bồi thường cho bà 128 triệu đồng.
Không chấp nhận phán quyết của cấp sơ thẩm, bà Son kháng cáo. Xử phúc thẩm, TAND TP.HCM tuyên chấp nhận một phần kháng cáo của bà Son, yêu cầu Công ty Coteccons bồi thường 189 triệu đồng sau khi trừ số tiền 90 triệu đồng hỗ trợ thuê nhà đã giao trước đó.
Vì sao hai bản án bị hủy?
Sau phiên tòa phúc thẩm, bà Son có nhiều đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm. Tháng 7-2017, chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM có quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm. Cuối năm, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên giám đốc thẩm xem xét vụ tranh chấp trên.
Theo TAND cấp cao, trong quá trình giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm đã trưng cầu giám định, mời các đơn vị liên quan giám định thiệt hại. Ba đơn vị kiểm định là Công ty Kiểm định Sài Gòn, Trung tâm thông tin và dịch vụ xây dựng (Sở Xây dựng) và Công ty TNHH thiết kế - xây dựng Toàn Tâm.
Cả ba đơn vị trên đều kết luận tình trạng hư hỏng là thủng tường, nứt chân cột, thủng trần, sụp cống, lún nền nhà... Tuy nhiên dự toán chi phí sửa chữa nhà của ba đơn vị này hoàn toàn khác nhau, cụ thể Trung tâm thông tin và dịch vụ xây dựng dự toán chi phí là 112 triệu đồng, còn của Công ty TNHH thiết kế - xây dựng Toàn Tâm là 384 triệu đồng.
Hội đồng giám đốc thẩm cho rằng 2 tòa cấp dưới chưa làm rõ vì sao có sự khác biệt trên nhưng lại căn cứ vào kết luận của Trung tâm thông tin và dịch vụ xây dựng là trái với quy định về giám định tư pháp.
Đối với yêu cầu bồi thường thu nhập bị mất do hư hỏng nhà với số tiền 60 triệu đồng mà cấp sơ thẩm và phúc thẩm không đồng ý, hội đồng giám đốc thẩm cho rằng trường hợp này bà Son phải nghỉ việc do nhà bị hư là có thật nên cần được bồi thường. Tuy nhiên cần xác định số ngày phải nghỉ việc và thu nhập của bà Son.
Từ những lập luận trên, hội đồng giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho TAND quận Bình Thạnh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
Tiếp tục hành trình khiếu nại
Quá trình TAND quận Bình Thạnh thụ lý lại vụ tranh chấp thì bà Son đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc Công ty Coteccons trả cho bà số tiền thuê nhà tính từ 3-7-2010 đến 3-10-2018 (99 tháng x 7 triệu đồng) là 693 triệu đồng để bà ra ngoài thuê nhà ở cho an toàn tính mạng.
Sau khi xem xét, tòa không chấp nhận yêu cầu này. Cho rằng yêu cầu của mình không được tòa giải quyết, bà Son không đến tham dự phiên tòa theo triệu tập. Trong khi đó, tòa cho rằng bà vắng mặt không lý do nên quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Trong quyết định đình chỉ, TAND quận Bình Thạnh thể hiện bà Son được khởi kiện lại vụ án. Trong khi đó bà Son khiếu nại quyết định đình chỉ này, yêu cầu tòa tiếp tục giải quyết vụ án theo quyết định giám đốc thẩm chứ không khởi kiện lại.
Bà Son một mình nuôi 4 người con, tuy nhiên do nhà cửa xập xệ, điều kiện sống không đảm bảo nên cả 4 người con đều đã dọn ra ngoài sinh sống. Chỉ còn một mình bà bám trụ trong căn nhà "chờ sập" để theo đuổi vụ kiện.
Theo luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật - Đoàn luật sư TP.HCM, trong trường hợp này do khiếu nại quyết định đình chỉ của bà Son đã được hai cấp tòa trả lời nên nếu bà Son không đồng ý có thể làm đơn gửi TAND cấp cao tại TP.HCM để xem xét quyết định đình chỉ theo trình tự giám đốc thẩm.
Hoặc bà Son thực hiện khởi kiện lại như thông báo của TAND quận Bình Thạnh để đảm bảo quyền lợi.
Thi công 8 năm chưa xong 4 km đường ở Quảng Ngãi Tuyến đường trục chính khu đô thị Vạn Tường (Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi) sau nhiều năm thi công vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Được khởi công từ năm 2014, dự án xây dựng tuyến đường giao thông trục chính nối trung tâm phía bắc và phía nam khu đô thị...