Doanh nghiệp mua 1 triệu tấn tro xỉ ‘kêu cứu’ vì bí đầu ra
Doanh nghiệp trúng đấu giá 1 triệu tấn tro xỉ nhiệt điện ở Trà Vinh bất ngờ “kêu cứu” vì bí đầu ra tiêu thụ, dù trước đó tro xỉ đã được hợp chuẩn làm vật liệu san lấp, có thể thay thế cát.
Ngày 24.8, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thuận Hòa TV (TP.Trà Vinh), doanh nghiệp trúng đấu giá 1 triệu tấn tro xỉ làm vật liệu san lấp ở Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải cho biết, vừa gửi công văn “cầu cứu” UBND tỉnh Trà Vinh tạo điều kiện hỗ trợ tiêu thụ tro xỉ trên địa bàn.
Theo doanh nghiệp này, khi biết tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải đã được Viện Khoa học Công nghệ, Bộ Xây dựng chứng nhận hợp chuẩn làm vật liệu san lấp từ năm 2020, tháng 12.2021, công ty đã tham gia đấu giá bãi tro xỉ tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (xã Dân Thành, TX.Duyên Hải, Trà Vinh) và trúng đấu giá 1 triệu tấn.
Bãi tro xỉ 1 triệu tấn mà Công ty Thuận Hòa trúng đấu giá hiện vẫn chưa thể tiêu thụ dù đã được hợp chuẩn làm vật liệu san lấp. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Dù nguồn tro xỉ trúng giá đã có thể dùng để làm vật liệu san lấp thay cho cát nhưng đến nay, Công ty Thuận Hòa vẫn không thể tiêu thụ bởi nhiều khó khăn phát sinh. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là các công trình, dự án trong tỉnh Trà Vinh đều chưa tạo điều kiện cho tro xỉ có cơ hội sử dụng như cát. Cụ thể là trong hồ sơ thiết kế ban đầu, các công trình, dự án vẫn chỉ xem cát là lựa chọn duy nhất, tro xỉ không có cơ hội để được xem xét, lựa chọn. Đến khi hồ sơ thiết kế ban đầu được phê duyệt thì việc đưa tro xỉ vào thay thế cho vật liệu đã được chọn là cát càng không thể xảy ra.
Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ, tro, xỉ được phân định là chất thải rắn công nghiệp thông thường, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Video đang HOT
“Sẽ rất lãng phí bởi nguồn cát ở ĐBSCL ngày càng khan hiếm. Còn ở Trà Vinh lại đang có đến hàng triệu tấn tro xỉ có thể thay thế cát trong san lấp mặt bằng công trình, các công trình giao thông… nhưng lại không được xem xét”, bà Thảo nói và cho biết, trong lúc tro xỉ không thể tiệu thụ, phía Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải lại yêu cầu doanh nghiệp phải sớm giải phóng bãi tro xỉ đã trúng giá, doanh nghiệp chỉ còn biết gửi công văn cầu cứu chính quyền địa phương và các bộ ngành.
Hiện tại, bãi tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải đang có hàng triệu tấn tro xỉ có thể sử dụng làm vật liệu san lấp thay thế cát nhưng chưa được tiêu thụ. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Liên quan đến tiêu thụ tro xỉ trên địa bàn, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho biết trước đây tro xỉ nhiệt điện là nỗi lo của Trà Vinh khi chưa có khung quy định sử dụng tro xỉ. Tuy nhiên, từ khi có Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định tro, xỉ được phân định là chất thải rắn công nghiệp thông thường, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, được quản lý như sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng đã mở ra hướng tiêu thụ tro xỉ cho Trà Vinh.
“Tuy nhiên, hiện tại, việc sử dụng tro xỉ san lấp cũng như gạch không nung còn nhiều khó khăn do thói quen sử dụng vật liệu của người dân lâu nay. Tỉnh Trà Vinh đã yêu cầu Sở TN-MT nghiên cứu để sớm có hướng thúc đẩy tiêu thụ tro xỉ, cũng như tăng cường sử dụng tro xỉ vào các công trình xây dựng, san lấp. Bởi hiện nay nguồn cát trên địa bàn đang rất khan hiếm, trong khi nhu cầu thì không ngừng gia tăng”, ông Hẳn nói.
Vì sao đoạn đường cạnh loạt dự án chung cư lầy lội suốt 10 năm?
UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhiều lần đốc thúc chủ đầu tư hoàn thiện đường Nguyễn Cảnh Dị nhưng phía doanh nghiệp không có động thái suốt nhiều năm.
Liên quan đến phản ánh của Zing về tình trạng đường Nguyễn Cảnh Dị (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuống cấp nghiêm trọng, ông Đặng Xuân Chiến, Phó chủ tịch UBND phường Định Công, đã có phản hồi về dự án này.
Theo lãnh đạo UBND phường Định Công, đường Nguyễn Cảnh Dị nằm trong ranh giới quy hoạch khu đô thị Bắc Đại Kim mở rộng. Năm 2005, UBND Hà Nội đã có quyết định thu hồi khoảng 12 ha đất bàn giao cho Công ty cổ phẩn kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) để đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị.
Loạt dự án nhà ở được xây dựng tại khu đô thị Bắc Đại Kim mở rộng nhưng hạ tầng chưa được hoàn thiện. Ảnh: Hồng Quang.
Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp không đủ tiềm lực nên đã phối hợp với 8 chủ đầu tư thứ cấp khác cùng thực hiện thành nhiều dự án thành phần khác nhau. "Do vậy, trách nhiệm đầu tư xây dựng hoàn thiện tuyến đường này là của 9 doanh nghiệp trên, trong đó HANHUD là pháp nhân chính", ông Chiến nói.
Tuy nhiên, từ khi được phê duyệt dự án đến nay, phía doanh nghiệp chưa có động thái để hoàn thiện toàn bộ tuyến đường. Từ năm 2012, con đường bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng.
Chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức trải thảm nhựa mặt đường, song do thiếu hệ thống thoát nước, chỉ được 1-2 năm tình trạng xuống cấp lại tái diễn.
Phó chủ tịch UBND phường Định Công cho hay địa phương đã nhiều lần gửi văn bản đốc thúc nhưng chưa có sự chuyển biến từ phía doanh nghiệp. "Người dân phản ánh rất nhiều, chúng tôi cũng tính đến phương án sử dụng nguồn kinh phí của quận để đầu tư hoàn thiện con đường nhưng phải chờ sự chấp thuận của thành phố", ông Chiến thông tin thêm.
Người dân phải đi qua con đường lầy lội giữa Hà Nội. Ảnh: Hồng Quang.
Theo ghi nhận của Zing, khoảng 500 m đường Nguyễn Cảnh Dị đoạn từ khu chung cư Smile Building tới khu vực phố Định Công chằng chịt ổ gà, nước đọng. Mặt đường vỡ thành nhiều mảng, phế thải chất thành đống lớn hai bên đường khiến nhiều tài xế xe máy đi qua té ngã.
Cư dân nơi đây cho hay họ thường xuyên phải "đi nhờ" qua phố Trịnh Đình Cửu vì phố Nguyễn Cảnh Dị đã xuống cấp nghiêm trọng. Về đêm họ không dám đi qua con đường này vì không có điện, mặt đường lại xấu, nhếch nhác...
Phố Nguyễn Cảnh Dị dài tổng cộng 1,3 km, là một trong những trục đường có vai trò quan trọng trong kết nối giao thông cho khu vực khu đô thị Định Công, Đại Kim, Linh Đàm...
Đáng chú ý, tuy hạ tầng chưa được hoàn thiện nhưng hàng loạt các tòa chung cư, nhà liền kề đang tiếp tục được xây dựng san sát dọc con đường này.
Đoạn phố Nguyễn Cảnh Dị (quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuống cấp nhiều năm nay. Ảnh: Google Maps.
Số doanh nghiệp tại TP. HCM tăng hơn 26% so với năm 2016 Theo kết quả tổng điều tra kinh tế 2021, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM là 216.170 đơn vị (tăng 26,2 % so với năm 2016). Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2021 TP. HCM vừa tổ chức Hội nghị tổng kết tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn TP. HCM. Doanh nghiệp tại...