Doanh nghiệp mong chính sách thiết thực hơn nữa khi COVID-19 kéo dài
Trong bối cảnh làn sóng thứ 3 của đại dịch COVID-19, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Doanh nghiệp cần thêm giải pháp hỗ trợ thiết thực và hiệu quả hơn nữa để gỡ khó, phục hồi sản xuất.
Chính sách gia hạn tiền thuế đã giúp doanh nghiệp có thêm dòng tiền để phục hồi kinh doanh. Ảnh: TTXVN.
Theo kết quả khảo sát 10.197 doanh nghiệp của VCCI, có tới 87,2% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” do dịch COVID-19; khoảng 11% doanh nghiệp cho rằng không bị ảnh hưởng và gần 2% doanh nghiệp cho biết ảnh hưởng của dịch với doanh nghiệp họ ở mức “phần lớn tích cực” hoặc “hoàn toàn tích cực”. Trong đó, tác động của dịch COVID-19 với doanh nghiệp ở một số ngành là đặc biệt lớn.
Cùng với kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19, Chính phủ đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn cao điểm của đại dịch dù ngân sách eo hẹp. Trong đó, một số chính sách hỗ trợ được doanh nghiệp đánh giá cao nhất là: Giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập, tiền thuê đất, các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng. Một số chính sách gia hạn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), gia hạn đóng thuế GTGT nhìn chung dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên các doanh nghiệp đều phản ánh: Việc vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động là chính sách khó tiếp cận nhất.
“Chính sách ban hành để hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp vượt qua COVID-19 cũng bộc lộ một số hạn chế nên cần phải điều chỉnh phù hợp với ‘trạng thái bình thường mới”, ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
Đề cập tới quy định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng: Việc xác định chính xác đối tượng được gia hạn là rất quan trọng, bởi vừa tránh được tình trạng chính sách hỗ trợ dàn trải vừa đảm bảo hiệu quả của quy định. Nghị định 41/2020/NĐ-CP đã xác định được những đối tượng được hưởng chính sách này dựa trên các ngành – dự đoán là bị thiệt hại bởi COVID-19. Tuy nhiên, việc xác định tiêu chí những đối tượng được gia hạn thuế sẽ bỏ sót những đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp như các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các quyết định cách ly, phong tỏa, buộc dừng hoạt động của các cơ quan.
Theo ý kiến nhiều doanh nghiệp, dư địa cho các giải pháp về thuế, phí, hỗ trợ tiếp cận tín dụng không nhiều vì ngân sách hạn chế. Doanh nghiệp mong nhất là được tháo gỡ các nút thắt về thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh; giải pháp dài hơi về tài chính cho doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ người lao động cao; xây dựng chính sách phát triển công nghiệp, dịch vụ theo hướng bớt lệ thuộc vào nguồn cung bên ngoài, giảm tình trạng gia công kéo dài quá lâu; đồng thời cần có chính sách hỗ trợ theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch COVID-19; chính sách đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Video đang HOT
Giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cũng đã kiến nghị và mong chờ gói kích thích kinh tế mới, trạng thái bình thường mới cần phải có những chính sách mới. Trong đó, đề nghị kéo dài thời hạn những giải pháp và chính sách đã ban hành trong năm 2020 như tiếp tục thực hiện miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế; giảm, gia hạn khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, phí công đoàn…
Để hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực, hiệu quả, một số doanh nghiệp cũng kiến nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam miễn 2% kinh phí công đoàn trong thời gian dịch bệnh; các ngân hàng tiếp tục xem xét, cơ cấu lại thời gian trả nợ, giảm lãi suất cho vay 1,5 – 2% cho các gói cho vay và điều kiện, thủ tục cho vay cần đơn giản hơn, tài sản thế chấp linh hoạt hơn. Đồng thời giảm thuế GTGT trong 3 – 5 năm để doanh nghiệp tăng vốn tích lũy, tái đầu tư sau dịch; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về mức 13 – 15%; giảm tiền thuê đất trong 2 năm…
Doanh nghiệp FDI nơi đầu tiên "cách ly xã hội" bị ảnh hưởng gì bởi Covid-19?
73,3% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19...
Đối thoại "Tháo gỡ khó khăn về chính sách để doanh nghiệp vượt qua Covid-19" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức ngày 18/3.
73,3% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19. Tỷ lệ này thấp hơn so với con số bình quân cả nước là 74,5%.
Đây là thông tin được nêu ra trong Báo cáo Khảo sát tác động của dịch Covid-19 và ứng phó của doanh nghiệp được công bố tại Đối thoại "Tháo gỡ khó khăn về chính sách để doanh nghiệp vượt qua Covid-19" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức ngày 18/3.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, dù là tỉnh đầu tiên buộc phải thực hiện cách ly xã hội nhưng Vĩnh Phúc không phải địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh cao nhất.
Tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Vĩnh Phúc
Tỷ lệ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất-kinh doanh là 73,3%, thấp hơn đôi chút so với bình quân cả nước là 74,5%. Tiếp cận khách hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, mất cân đối dòng tiền và khó khăn trong quản trị lao động là những trở ngại chính doanh nghiệp gặp phải.
Trong số những trở ngại này, tiếp cận khách hàng là trở ngại lớn nhất khi có tới 67% doanh nghiệp khảo sát cho biết thực hiện giãn cách xã hội, phong toả quốc gia đã làm hạn chế khả năng đi lại, giao thương và tìm kiếm khách hàng. Các trở ngại khác như bị ảnh hưởng về chuỗi cung ứng, tác động tới dòng tiền và khó khăn trong quản trị lao động lần lượt ở các tỷ lệ tương ứng là 49%, 47% và 40%.
Cũng theo ông Tuấn, với những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời kỳ dịch bệnh, có tới 71% doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc bị giảm doanh thu trong năm 2020. Con số này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 62% của khu vực Đồng bằng sông Hồng.
"Tuy vậy, mức giảm doanh thu của khối doanh nghiệp FDI Vĩnh Phúc chỉ khoảng 27%, thấp hơn đáng kể so với mức giảm trung bình vùng là 34% và cả nước là 33%", ông Tuấn nhấn mạnh.
Nhằm ứng phó với những khó khăn nảy sinh từ đại dịch Covid-19 để không gián đoạn sản xuất, các doanh nghiệp FDI tại tỉnh đã đẩy mạnh loạt giải pháp như dự trữ hàng hoá/nguyên vật liệu, tìm chuỗi cung ứng mới, áp dụng cách làm mới linh hoạt, áp dụng tự động hoá hay cấp đồ bảo hộ phòng dịch cho người lao động... Đáng chú ý, có tới 82% doanh nghiệp FDI được khảo sát áp dụng biện pháp cấp đồ bảo hộ phòng dịch nhằm thực hiện "mục tiêu kép trong doanh nghiệp", vừa phòng dịch, vừa duy trì sản xuất.
Với những giải pháp kịp thời và hiệu quả của Chính quyền trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ doanh nghiệp FDI đồng tình với các biện pháp chống dịch cũng như hỗ trợ doanh nghiệp địa phương nhằm vượt qua dịch bệnh để từng bước duy trì và phục hồi sản xuất lên tới 86,4%.
Các doanh nghiệp FDI Vĩnh Phúc ứng phó với đại dịch Covid-19
Từ kết quả khảo sát này, ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, với những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, song song với những biện pháp phòng chống dịch "từ xa, từ sớm", Vĩnh Phúc sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp nhằm xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, hấp dẫn nhất cho nhà đầu tư FDI.
"Chúng tôi sẽ nỗ lực để Vĩnh Phúc là nơi để doanh nghiệp tiếp tục đặt niềm tin và kỳ vọng phát triển", ông Giang nhấn mạnh.
Chủ tịch VCCI đề xuất thành lập Trung tâm nghiên cứu kinh tế thích ứng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL Đó là đề xuất của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn Mekong Connect 2020 với chủ đề "Đưa sản phẩm dịch vụ ĐBSCL vào chuỗi giá trị toàn cầu". Sáng nay (21/12), tại Đồng Tháp, Diễn đàn Mekong Connect 2020 với chủ đề "Đưa sản phẩm dịch vụ ĐBSCL vào...