Doanh nghiệp Malaysia điều chỉnh hoạt động để an toàn trong mùa dịch
Fazilah Kamsah-một chủ nhà hàng tại Malaysia-nay chỉ tập trung vào các đơn hàng trực tuyến và mua mang về, đồng thời từ chối thực khách ăn tại chỗ cho đến khi tình hình ổn định hơn trong dịch COVID-19.
Các đơn vị kinh doanh tại Malaysia đã cố gắng thay đổi để giữ an toàn trong dịch COVID-19. Ảnh: AFP
Tờ Straits Times (Singapore) cho biết cửa hàng bán lẻ quần áo Rangeeta Kaur cũng có quyết định tương tự khi ngừng dịch vụ cho phép hành khách thử quần áo.
Đây là hai ví dụ về những đơn vị kinh doanh tự áp dụng các biện pháp giảm tiếp xúc với khách hàng ở thời điểm Malaysia đang chuẩn bị cho một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới.
Chủ nhãn hiệu Rangeeta Kaur- Madam Kaur chia sẻ: “Điều khiến tôi có quyết định này là chúng ta không thể hiểu rõ thói quen vệ sinh của khách hàng. Tôi biết rằng việc không được thử quần áo khiến khách hàng mất hứng nhưng tôi ưu tiên áp dụng biện pháp bảo đảm y tế nghiêm ngặt để đề phòng làn sóng dịch mới. Tôi đã mất hai người thân vì COVID-19. Họ đều mắc COVID-19 sau khi ra ngoài do vậy hiện tại tôi cẩn thận hơn”.
Video đang HOT
Nữ doanh nhân 56 tuổi Madam Fazilah cũng chia sẻ rằng việc sống gần 2 năm với dịch COVID-19 đã dạy bà điều cần phải được ưu tiên. Bà nhấn mạnh: “Chúng ta cần tự đánh giá tình hình và đưa ra các chiến lược chỉnh sửa để đảm bảo rằng có thể sống sót và giữ an toàn”.
Quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah gần đây cảnh báo rằng đất nước Đông Nam Á này có thể phải đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 mới. Số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày tại Malaysia dao động trong khoảng từ 4.000-5.000 trường hợp trong vài tuần qua.
Ngày 25/11, Malaysia ghi nhận 6.144 ca mắc COVID-19 mới, tăng mạnh so với những ngày gần đây. Trong khi đó, tỷ lệ các giường bệnh kín chỗ tại Malaysia là 69,8%. Tính đến nay, 76,7% dân số Malaysia đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, trong khi đó 78,7% dân số được tiêm tối thiểu 1 mũi vaccine.
Giáo sư dự bị Malina Osman tại Đại học Putra Malaysia đánh giá Malaysia nên học theo động thái của Singapore trong việc yêu cầu những người không tiêm vaccine COVID-19 cam kết tự trả hóa đơn y tế của họ trong trường hợp nhập viện để điều trị COVID-19.
Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm phòng chống lũ lụt của Brussels
Nghị sĩ Tristian Roberti, Chủ tịch Ủy ban năng lượng và môi trường Nghị viện Pháp ngữ Vùng thủ đô Brussels, trao đổi về những biện pháp mà Brussels tiến hành để ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lũ lụt và bảo vệ môi trường.
Nghị sĩ Tristian Roberti, Chủ tịch Ủy ban năng lượng và môi trường Nghị viện Pháp ngữ Vùng thủ đô Brussels. Ảnh : Đức Hùng/PV TTXVN tại Bỉ
Nghị sĩ Tristian Roberti, Chủ tịch Ủy ban năng lượng và môi trường Nghị viện Pháp ngữ Vùng thủ đô Brussels vừa tham dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, (Anh). Ông đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bỉ về những biện pháp mà thủ đô Brussels tiến hành để ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lũ lụt và bảo vệ môi trường. Theo ông, đây cũng là những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng.
Theo ông Tristian Roberti, thủ đô Brussels có tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng bị hạn chế về diện tích, không lắp đặt được các trạm điện gió vì có sân bay quốc tế Brussels, máy bay lên xuống thường xuyên. Do đó, thủ đô không chú trọng vào điện gió mà phát triển năng lượng Mặt trời.
Thành phố khuyến khích người dân lắp đặt các tấm pin trên mái nhà của họ. Chính quyền thành phố thiết lập bản đồ năng lượng trực tuyến. Theo đó, người dân chỉ cần truy cập vào bản đồ, điền địa chỉ nhà là biết được tiềm năng năng lượng đối với mái nhà của họ như diện tích mái nhà có phù hợp để lắp pin Mặt trời không và hộ gia đình sẽ được hưởng lợi như thế nào. Các doanh nghiệp, trường học được đặc biệt khuyến khích lắp đặt pin Mặt trời.
Mới đây, tại chợ thực phẩm Abattoir ở Brussels, thành phố đã khánh thành công viên năng lượng Mặt trời lớn nhất châu Âu. Công trình này có thể sản xuất tới hàng nghìn kilowatt giờ mỗi năm, phục vụ cho sử dụng tại chỗ và đóng góp vào lưới điện chung cung cấp cho các doanh nghiệp.
Nghị sĩ Tristian Roberti cho biết chính quyền Brussels cũng hộ trợ kỹ thuật cho các hộ gia đình lắp đặt pin măt trời. Việc hỗ trợ tài chính được thực hiện thông qua việc cấp "Chứng nhận xanh", cho phép giảm giá năng lượng cho các gia đình, cơ quan, trường học tham gia vào dự án.
Hồi tháng 7 vừa qua, vùng Wallonie (vùng nói tiếng Pháp ở miền Nam của Bỉ) phải hứng chịu một trận lụt lịch sử khiến gần 50 người thiệt mạng. Để phòng tránh cho Brussels khỏi tình trạng này, chính quyền thủ đô áp dụng thu gom nước mưa theo cách thức tự nhiên, để nước mưa thấm sâu vào lòng đất. Nghị sĩ Tristian Roberti giải thích, ở một số thành phố lớn, đường được bê tông hóa, rải nhựa, mưa to khiến nước không thấm xuống đất, gây lụt. Do vậy, khi thiết kế đường, thành phố luôn để những "vùng xanh" để nước thoát dễ dàng.
Bên cạnh đó, hệ thống cống thoát nước cũng được tăng cường. Hàng năm, chính quyền thành phố đều cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống cống. Thành phố cũng xây bể chứa lưu trữ nước mưa ở một khu vực nước không thẩm thấu được. Nước từ bể chứa sau đó sẽ thấm xuống mạch nước ngầm hoặc từ từ thoát ra các ống cống. Điều này giúp Brussels hạn chế được những hậu quả do lũ lụt gây ra.
Ngoài ra, thành phố cũng tạo dựng các tình huống giả định về ngập lụt ở Brussels để xem xét những tác động, khu vực nào bị ảnh hưởng. Qua đó, chính quyền tìm cách để điều chỉnh. Mặt khác, hệ thống các con kênh ở thủ đô cũng giữ một vai trò quan trọng trong thoát nước. Các con kênh này đều được thiết kế theo dạng các bể chứa mở để nước ở các cống đổ vào. Tuy nhiên, theo nghị sĩ Tristian Roberti, điều này cũng gây ra ô nhiễm. Do đó, thành phố phải thường xuyên làm sạch kênh, thu gom rác trên bề mặt kênh.
Liên quan đến phát triển bền vững, theo nghị sĩ Tristian Roberti, hiện nay, Brussels cũng như các thành phố lớn khác đang phải đối mặt với ba thách thức. Thứ nhất đó là các tòa nhà được xây dựng đã lâu, chưa chú trọng nhiều đến yếu tố môi trường cũng như năng lượng. Hiện tại, thành phố đang có chiến lược cải tạo các tòa nhà này để chúng đáp ứng tốt hơn về năng lượng. Mái các tòa nhà được phủ xanh đảm bảo đa dạng sinh học, là nơi trú ẩn của dơi, các loài chim...
Vấn đề giao thông cũng là một thách thức lớn đối với Brussels. Thành phố chủ trương giảm xe cá nhân, tăng cường giao thông công cộng, sử dụng xe đạp hoặc đi bộ. Hiện Brussels đã quyết định sẽ chấm dứt sử dụng ô tô chạy bằng dầu vào năm 2030 và ô tô chạy bằng xăng vào năm 2035. Điều này rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng không khí ở thủ đô.
Vấn đề thứ ba là khoảng xanh. Hiện nay, một số tuyến phố ở Brussels vẫn thiếu cây xanh, nhiều bê tông. Nhiều khu dân cư không có công viên cây xanh. Vì thế, thành phố đang tập trung "phủ xanh" các con phố, phá bỏ bớt bê tông để trồng cây. Biện pháp này vừa cải thiện môi trường, cảnh sắc của thành phố, vừa nâng cao chất lượng không khí cũng như môi trường sống của người dân.
Điểm lại những thành công và thất bại của hội nghị khí hậu COP26 Ngày 14/11, 197 quốc gia đã thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow ở Scotland tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) sau gần hai tuần làm việc. Các chuyên gia cho rằng hiệp ước có cả thành công và thất bại. Lần đầu tiên đề cập tới nhiên liệu hóa thạch Các đại biểu thảo luận...