Doanh nghiệp “lách” bằng mọi cách
Theo Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xử lý nước thải của các doanh nghiệp hết sức tinh vi. Tình trạng doanh nghiệp không chịu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường diễn ra rất phức tạp, điều này cho thấy ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp là chưa cao.
Mục đích của việc thu phí nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Phớt lờ quy định
Hiện, cả nước có gần 300 khu công nghiệp với diện tích trên 80.000ha và gần 880 cụm công nghiệp do địa phương thành lập, quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động đã lâu nhưng phớt lờ quy định xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Video đang HOT
Theo thống kê, tỷ lệ thu phí nước thải của cả nước còn rất thấp, như 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM chỉ thu được chừng 20 – 30% so với dự kiến. Trên địa bàn cả nước mới có 45/64 tỉnh, thành phố thực hiện việc thu phí, hiện vẫn còn 19 tỉnh, thành phố chưa thực hiện việc này. Với gần 1/3 số địa phương trên cả nước chưa thực hiện việc thu phí, đây thực sự là một tồn tại lớn cần sớm khắc phục.
Thời gian vừa qua, nhiều vụ vi phạm gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp đã được người dân và cơ quan chức năng phát hiện. Với lý do chi phí xử lý nước thải cao, các doanh nghiệp đã trốn tránh bằng cách xây dựng hệ thống ống thoát ngầm, lắp đặt máy bơm để xả thải ra môi trường. Lợi dụng thời điểm như những ngày mưa to, ngày nghỉ hay ban đêm để xả thải… Thậm chí có doanh nghiệp còn trắng trợn xả thải ngay ra môi trường xung quanh như ao hồ, đồng ruộng. Không ít doanh nghiệp còn thản nhiên cho rằng do chưa hiểu rõ thủ tục kê khai hoặc cho rằng đã nộp phí duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất nên không phải nộp phí môi trường.
Ràng buộc trách nhiệm
Hiện Việt Nam có nhiều chính sách pháp luật cụ thể nhằm bảo vệ nguồn nước nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng, trong đó có các chính sách thu phí, lệ phí đối với các đơn vị thải nước thải, chất thải ra môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã bộc lộ một số vướng mắc. Để hoàn thiện chính sách về thu phí, lệ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ-CP.
Các chuyên gia về môi trường chỉ ra rằng, một trong những nguyên tắc của Nghị định 25 là bảo đảm tính công bằng giữa các đối tượng nộp phí, chú trọng tới các nguồn thải lớn để thu phí và quản lý nguồn thải, hạn chế sự chồng chéo giữa các đối tượng chịu phí. Một điểm đáng chú ý tại Nghị định này là mức phí thu ước tính cao hơn khoảng 6-10 lần mức phí cũ. Ngoài mức phí cố định nêu trên, các doanh nghiệp xả nước thải với khối lượng từ 30m3/ngày đêm trở lên thì nộp phí biến đổi đối với 2 chất gây ô nhiễm theo khung mới. Riêng các doanh nghiệp có nước thải chứa kim loại nặng thì mức phí cố định được nhân thêm với hệ số tùy vào lượng nước xả thải của đơn vị tính theo m3/ngày đêm.
Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Nghị định số 25 có nhiều bước thay đổi lớn, các quy định và cách tính phí đơn giản và thuận tiện. Mục đích của việc thu phí bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường, ràng buộc đối tượng xả thải nước thải gây ô nhiễm trong việc đóng góp kinh phí phục vụ cho việc cải tạo ô nhiễm môi trường đối với nước thải. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ xử lý chất lượng nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải trước khi xả thải ra môi trường. Từ đó góp phần sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo ANTD
Quốc hội yêu cầu giải quyết hàng hóa tồn kho và nợ xấu
Với 91,77% phiếu thuận, Quốc hội khóa XIII, sáng nay (8.11) đã biểu quyết thông qua nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Thép là một trong những mặt hàng có lượng tồn kho lớn. Ảnh: Báo Hải Quan.
Nghị quyết nêu rõ: "Quốc hội yêu cầu Chính phủ từ nay đến cuối năm tập trung chỉ đạo giải quyết hàng hóa tồn kho và nợ xấu". Đặc biệt, tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao là sắt thép, ximăng, vật liệu xây dựng, căn hộ nhà chung cư.
Khối ngân hàng được nghị quyết yêu cầu "Phải chia sẻ và tham gia tháo gỡ khó khăn cùng với doanh nghiệp". Việc tháo gỡ này được xác định bao gồm việc "tiếp cận vốn vay" "hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát" "khuyến khích cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu"...
Nghị quyết cũng nói đền việc "Khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước liên thông với giá vàng quốc tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân".
Một số chỉ tiêu cụ thể:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%. Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%. Tỉ lệ nhập siêu khoảng 8%. Bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 8%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP.
- Tỉ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 49%. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 16%. Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 22 giường. Tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 84%.
- Tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 75%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 40,7%.
Theo laodong
Đi chữa răng, cháu bé 3 tuổi thủng ruột vì "nuốt phải" dụng cụ y tế Mấy ngày gần đây, dư luận tại thành phố Cảng đang truyền tai nhau về vụ việc bác sĩ Phòng khám răng - hàm - mặt tư nhân trên đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, "vô ý" để rơi dụng cụ y tế vào bụng cháu bé 3 tuổi, gây thủng ruột, phải nhập bệnh viện nhi Trung ương cấp cứu. Sự việc...