Doanh nghiệp kỳ vọng vào quan điểm phát triển kinh tế thị trường hiện đại
Xây dựng quốc gia khởi nghiệp, tiến tới kinh tế thị trường hiện đại, áp dụng kỷ luật thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Đó là một số tư tưởng chỉ đạo về kinh tế của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, GS-TS Vương Đình Huệ.
GS-TS Vương ình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Hiện nay ở nước ta mới có hơn 500.000 doanh nghiệp đăng ký, chúng ta đang mong muốn cuối năm 2020 cả nước sẽ có 2.000.000 doanh nghiệp. Muốn có một số lượng doanh nghiệp như vậy, phải có chính sách, một trong số đó là chúng ta phải làm cho khu vực đầu tư trong nước khá lên và thiết thực hơn.
Theo GS-TS Vương Đình Huệ, Ban Kinh tế Trung ương đã nghiên cứu xong Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam”, tới đây sẽ phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí để chuyển tải một số kết quả nghiên cứu của đề án này.
GS-TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Lê Châu
“Chúng ta phải thúc đẩy tinh thần quốc gia khởi nghiệp và có những chính sách rất cụ thể để thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia, gắn với việc triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Luật ầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi”, GS-TS Vương Đình Huệ nói.
GS-TS Vương Đình Huệ chia sẻ: Chúng ta phải có chính sách làm cho doanh nghiệp dân tộc mạnh lên. Xây dựng được một triết lý của văn hóa của doanh nghiệp dân tộc. Ở đây đừng có phân biệt doanh nghiệp to hay nhỏ, Nhà nước hay tư nhân, đã là doanh nghiệp Việt Nam đó là của người Việt Nam. Một tinh thần khởi nghiệp quốc gia cần phải được thổi vào hồn các doanh nghiệp một cách trách nhiệm, tự hào, tin tưởng.
Phải tiến tới kinh tế thị trường hiện đại
Video đang HOT
Theo GS-TS Vương Đình Huệ, cần có chính sách làm cho doanh nghiệp dân tộc mạnh lên, trước hết phải tạo môi trường kinh doanh chung thuận lợi mà ai cũng được hưởng; phải hành xử với nhau theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, lấy hiệu quả và chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
Để thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước và cả khu vực FDI thì việc quan trọng đầu tiên là chúng ta phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
“Phải rút ngắn khoảng cách quy định trên văn bản và thực thi, phải áp đặt kỷ luật thị trường cho tất cả doanh nghiệp. Đó là tác động theo chiều ngang – cách tác động tốt nhất ở mọi quốc gia. Thứ hai, chúng ta phải tác động theo chiều dọc, tức là tác động chính sách đến từng loại hình doanh nghiệp”, GS-TS Vương Đình Huệ nói.
Hiện đại ở đây là phải có thị trường gồm trình độ, quy mô, cơ cấu và thể chế. Thể chế này phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Lấy ví dụ, bây giờ muốn xử lý nợ xấu cho thực chất thì phải có thị trường mua bán nợ. Muốn có thị trường mua bán nợ thì phải phát triển các định chế tài chính.
“Tôi sang Israel, họ bảo rằng, chúng tôi không 4 nhà như các ông đâu, chúng tôi 5 nhà cơ. Tôi hỏi nhà thứ 5 là nhà gì, họ bảo là nhà môi giới. Bên kia bao giờ một doanh nghiệp cũng có một nhà môi giới bên cạnh.
Khi tôi gặp ông chủ tịch tập đoàn đăng ký gặp tôi, tự nhiên gặp ông chủ tịch tập đoàn thứ hai, tôi bảo “hai ông này ông nào mẹ, ông nào con” hay như thế nào? Ông bảo chả ông nào con, ông nào mẹ hết, ông này là nhà đầu tư cho Việt Nam còn tôi là người lập dự án đầu tư tại Việt Nam. Tôi là nhà môi giới và nghề này ở Israel rất phát triển. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian đâu mà lập dự án đầu tư, việc này có các chuyên gia chuyên nghiệp họ làm”, GS-TS Vương Đình Huệ kể.
GS-TS Vương Đình Huệ: “Chúng ta phải thúc đẩy tinh thần quốc gia khởi nghiệp và có những chính sách rất cụ thể để thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia”. Ảnh: Trần Phong
Áp đặt kỷ luật thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước
GS-TS Vương Đình Huệ cho biết trong năm 2015, Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành Đề án “Tiếp tục đổi mới và cải cách khu vực DNNN”. Một trong những nội dung quan trọng của đề án là giải quyết vấn đề đại diện chủ sở hữu đối với DNNN theo hướng hạn chế, đi đến xóa bỏ vai trò đại diện chủ sở hữu DNNN của các Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Song song đó là tiến tới thành lập một cơ quan chuyên trách để làm nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu của DNNN. “Cơ quan chuyên trách đó mô hình như thế nào? cách vận hành ra sao? chúng tôi đã nêu ra vài phương án. Lựa chọn phương án nào là do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội sẽ xem xét quyết định”, GS-TS Vương Đình Huệ nói.
Cho dù phải còn tính toán thêm, nhưng tinh thần đó đã được nêu trong Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa X về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và cũng đã được đưa vào văn kiện Đại hội XII của Đảng.
Vấn đề tiếp theo là phải áp đặt kỷ luật thị trường đối với DNNN, nâng cao năng lực quản trị của DNNN, tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả quá trình cổ phần hóa và thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo nguyên tắc thị trường.
“Đây là các giải pháp mà chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, GS-TS Vương Đình Huệ cho biết.
Theo Tầm nhìn
Theo_Người Đưa Tin
Trí thức kiều bào đóng góp ý kiến phát triển kinh tế Việt Nam
Ngày 7-6, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (VNƠNN) - Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Nhóm Sáng kiến Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức Diễn đàn chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 với chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu".
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VNƠNN Vũ Hồng Nam dự và phát biểu tại Diễn đàn, cùng với sự tham gia của hơn 100 đại biểu trong nước và kiều bào ở nước ngoài.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao ý tưởng tổ chức Diễn đàn lần này, đúng vào dịp chúng ta đang chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Khẳng định sau gần 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thừa nhận vẫn còn những tồn tại về mặt chính sách cần khắc phục.
Vì thế Diễn đàn có ý nghĩa quan trọng. Những ý kiến của các chuyên gia quốc tế, trí thức người Việt Nam tại nước ngoài cùng các trao đổi, thảo luận trong Diễn đàn là những căn cứ để tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho biết, theo Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2014, đối với các trụ cột về sử dụng hiệu quả nguồn lực, thứ hạng của Việt Nam còn khá thấp: Giáo dục cao đẳng (thứ 96/144); hiệu quả thị trường hàng hóa (thứ 78); hiệu quả thị trường lao động (thứ 49) do dân số trẻ và ham hiểu biết; phát triển thị trường tài chính (thứ 90) còn nhiều yếu kém trong tái cơ cấu; trình độ công nghệ (thứ 99) còn thâp, chỉ số sự tinh xảo của kinh doanh và đổi mới công nghệ sáng tạo cua Việt Nam còn ơ thứ hạng khiêm tốn (tương ứng 106 và 87/144).
Vì thế, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương lớn để giải quyết như ban hanh Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm bảo đảm phát huy tốt nhất tiềm năng và năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
"Tại Diễn đàn này, chúng tôi mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể về vấn đề vai trò đổi mới khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, đổi mới sáng tạo.v.v... đặt ra như thế nào trong đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia? Tính khả thi, lộ trình để thực hiện và kinh nghiệm quốc tế" - ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Diễn đàn là hoạt động theo Chỉ thị số 45-CT/TƯ ngày 19-5-2015 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TƯ của Bộ Chính trị khóa IX về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới nhằm đẩy mạnh công tác vận động trí thức kiều bào tham gia đóng góp xây dựng đất nước. Với chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu", Diễn đàn tập trung trao đổi một số vấn đề chủ yếu sau:
Một là, vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Nhận diện mô hình tăng trưởng của Việt Nam, so sánh mô hình tăng trưởng ở Việt Nam với các nước Đông Á khác; vấn đề tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng đặt trong mối quan hệ với quản lý rủi ro trong hệ thống tài chính toàn cầu; vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Hai là, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam, kinh nghiệm của các nước và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam. Ba là, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở Việt Nam; kinh nghiệm cải cách giáo dục, đào tạo nhân lực để phát triển khoa học công nghệ ở các nước và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam; vấn đề hỗ trợ quốc tế với hệ thống y tế.v.v...
Theo Đình Hiệp
Hà Nội Mới
Chuyên gia, trí thức VN ở nước ngoài họp bàn về năng lực cạnh tranh Diễn đàn được tổ chức nhằm huy động kiến thức của chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài và kinh nghiệm quốc tế vào hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, chiến lược phát triển kinh tế và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Các chuyên gia sẽ chia sẻ kinh nghiệm,...