Doanh nghiệp kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng
Bắt đầu từ tháng 4, các mặt hàng thiết yếu ở chợ truyền thống tại TP Hồ Chí Minh đã thiết lập mặt bằng giá mới vì ảnh hưởng đầu vào tăng.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp, nhà phân phối tham gia chương trình bình ổn giá của TP Hồ Chí Minh vẫn đang nỗ lực kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.
Mặt hàng dầu ăn đã bắt đầu điều chỉnh giá bán từ ngày 1/4.
Nhiều loại thực phẩm tăng giá
Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức tại các cửa hàng và siêu thị, nhiều mặt hàng thiết yếu đã được điều chỉnh tăng giá bán. Cụ thể, từ ngày 1/4, dầu ăn Nakydaco tăng từ 42.120 đồng/lít lên 48.600 đồng/lít, dầu ăn Happi Koki điều chỉnh từ 47.304 đồng/lít lên 54.864 đồng/lít…
Tương tự, từ ngày 2/4, các loại thịt gia cầm được điều chỉnh tăng từ 7 – 14% so với mức giá năm 2021. Cụ thể, sau khi tăng, thịt gà ta ở mức 90.000 đồng/kg, thịt gà tam hoàng ở mức 67.000 đồng/kg, gà công nghiệp ở mức 45.000 đồng/kg và thịt vịt ở mức 68.000 đồng/kg. Giá các loại trứng gia cầm cũng được điều chỉnh tăng từ 6 – 7%, lên 29.500 đồng/chục (giá cũ 28.000 đồng) đối với trứng gà và 35.000 đồng/chục (giá cũ 33.000 đồng) đối với trứng vịt…
Tại các chợ truyền thống của TP Hồ Chí Minh, giá rau, củ quả đã được điều chỉnh tăng giá.
Chị Lê Thị Hải, ngụ ở thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Giá rau, củ quả liên tục được điều chỉnh tăng lên thêm 5.000 – 10.000 đồng/kg. Nhiều loại thực phẩm thiết yếu khác cũng đua nhau tăng giá trong khi thu nhập không tăng, càng khiến chúng tôi phải thắt chặt chi tiêu hơn”.
Ông Nguyễn Trần Phú, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh cho biết, tổng số doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình ổn của TP Hồ Chí Minh năm 2022 – 2023 là 34 đơn vị với 10 nhóm hàng. Thống kê cho thấy, từ đầu tháng 4, có 3 nhóm hàng được doanh nghiệp đề nghị tăng giá là dầu ăn (tỉ lệ điều chỉnh 24%), thịt gia cầm (tỉ lệ điều chỉnh 10 – 27%) và trứng gia cầm (tỉ lệ điều chỉnh 5 – 9%); nhóm hàng lương thực chế biến (bún, phở ăn liền) giảm 2% theo chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%; 6 nhóm hàng còn lại vẫn đang được doanh nghiệp giữ nguyên giá như năm 2021.
Video đang HOT
“Một số sản phẩm trong chương trình bình ổn giá của Thành phố vẫn không tăng giá bán mà đang kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Đối với những mặt hàng đã được điều chỉnh tăng giá nhưng vẫn đảm bảo thấp hơn giá thị trường ít nhất từ 5 – 10%. Việc điều chỉnh giá tăng đợt này là phù hợp, đảm bảo hài hòa quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bởi giá các nguyên liệu đầu vào đang tăng khá cao gây khó khăn cho doanh nghiệp nên họ buộc phải tăng giá bán sản phẩm”, ông Nguyễn Trần Phú cho biết thêm.
Doanh nghiệp đang kìm giá
Là doanh nghiệp tham gia bình ổn giá của TP Hồ Chí Minh, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cũng đã nhiều lần có văn bản đề nghị điều chỉnh giá bán dầu ăn do giá dầu ăn nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng liên tục trong những tháng đầu năm 2022 đến nay. Tuy nhiên, hiện nay, doanh nghiệp dầu ăn vẫn chưa tăng giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Ngoài mặt hàng dầu ăn, doanh nghiệp vẫn đang cố gắng kìm giá nhiều loại thực phẩm khác dù rất khó khăn.
Tại các chợ truyền thống, giá thịt lợn cũng đã được điều chỉnh tăng từ sau Tết Nguyên đán 2022.
Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, trước những biến động của thị trường thế giới, thị trường Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng sâu rộng. Việc tăng giá sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Saigon Co.op đã cam kết với các đối tác và bạn hàng là sẽ duy trì lượng hàng ổn định trong khoảng thời gian nhất định sắp tới. “Chúng tôi chưa có biện pháp hay hành động tăng giá ngay lập tức đối với những mặt hàng thiết yếu mà vẫn đang cố gắng giữ ổn định bằng nhiều cách khác nhau để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng”, ông Nguyễn Anh Đức nói.
“Thông thường, giá đầu vào tăng thì siêu thị sẽ tăng giá bán ra. Mỗi hệ thống sẽ tăng khác nhau, tùy mức độ lợi nhuận và chính sách giá. Theo đó, siêu thị sẽ thương lượng với nhà cung cấp để kéo dài thời gian tăng giá hoặc chia nhỏ làm nhiều đợt tăng (tùy ngành hàng, những mặt hàng nhạy cảm thì luôn dưới 5% mỗi lần tăng), chứ không tăng “sốc” tại một thời điểm. Ngoài ra, các hệ thống sẽ kiểm tra giá chéo lẫn nhau để bảo đảm thị trường có giá tương ứng, không chênh lệch nhiều, dễ gây sốc cho khách hàng”, ông Lê Hữu Tình, Quản lý cấp cao marketing siêu thị Emart cho biết.
Giá thực phẩm thiết yếu tăng khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu nhiều hơn.
Ở góc độ là doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm chủ lực trong chương trình bình ổn thị trường TP Hồ Chí Minh, hiện nhiều doanh nghiệp cũng đang căng mình để giữ giá thêm 2-3 tháng tới cho người tiêu dùng. Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết, công ty đã trữ nguyên liệu đủ để sản xuất 3-5 tháng và đàm phán với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu, bao bì giữ giá thêm 2-3 tháng nữa dù họ đã đề nghị áp dụng giá mới tăng khoảng 5-7%.
“Thực phẩm chế biến có thể gồng gánh, giữ giá được nhưng thực phẩm tươi sống phụ thuộc vào giá lợn hơi đầu vào. Cụ thể, giá bán thịt lợn trong chương trình bình ổn đang được áp dụng theo cơ sở tham chiếu ở mức 51.000 đồng/kg, nhưng sau Tết vừa qua, Thành phố đã điều chỉnh giá thịt lợn trong chương trình bình ổn lên 58.000 đồng/kg nhưng hiện chúng tôi vẫn đang neo ở mức 53.500 đồng/kg. Doanh nghiệp đang gồng mình chấp nhận giữ giá để thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, bởi giai đoạn sau mùa dịch, người dân gặp khó khăn và thắt chặt chi tiêu. Dù doanh nghiệp có áp dụng giảm giá cũng không có người mua, do đó nếu doanh nghiệp tăng giá bán thì không biết bán cho ai”, ông Nguyễn Đăng Phú cho biết.
Người dân Hà Nội ưa chuộng hàng Việt trong dịp Tết
Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, người dân đã bắt đầu rục rịch mua sắm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng bánh mứt kẹo.
Sản phẩm mứt Tết được bày bán tại Siêu thị AEON Long Biên. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Theo khảo sát của phóng viên TTXVN, hiện trên thị trường, các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm thiết yếu khá dồi dào, giá cả ổn định. Theo đó, các sản phẩm "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" được tiêu thụ khá mạnh trong dịp cuối năm này.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, dự báo khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu cần chuẩn bị trong dịp Tết 2022 đối với khoảng 10,33 triệu người sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội với lượng hàng hóa gồm: 278.910 tấn gạo, 57.780 tấn thịt lợn hơi, 18.594 tấn thịt gà, 16.050 tấn thịt bò, 372.000 quả trứng gia cầm, 309.900 tấn rau củ, 57.750 tấn thủy sản, 15.495 tấn thực phẩm chế biến, 156.000 tấn trái cây, 1.500 tấn bánh mứt kẹo... Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tương đương với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.
Là đơn vị sản xuất các mặt hàng bánh, mứt, kẹo có uy tín, cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận, Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội đã sớm xây dựng kế hoạch sản xuất chuẩn bị nguồn hàng cho dịp Tết Nhâm Dần 2022. Bên cạnh đó, công ty còn chủ động khảo sát thị trường, tìm hiểu và dự đoán sức mua của người tiêu dùng để có giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Giám đốc Sản xuất Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội, Tết Nhâm Dần 2022, công ty tăng sản lượng từ 15 - 20% so với Tết năm 2021. Dịch COVID-19 đã khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng khoảng 5 - 12% nhưng công ty vẫn quyết không tăng giá bán các sản phẩm để chia sẻ với người dân gặp khó khăn về thu nhập do ảnh hưởng của dịch.
"Tết Nhâm Dần này, các sản phẩm của Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội đa dạng hơn về mẫu mã. Không chỉ tiếp tục giữ hương vị truyền thống đã được người tiêu dùng ưa chuộng, công ty còn tăng số lượng các loại mứt đóng hộp khối lượng nhỏ hơn, giá không tăng để phù hợp với điều kiện của người tiêu dùng, để ai cũng được thưởng thức hương vị truyền thống của dân tộc", bà Nguyễn Thị Xuân Thu chia sẻ.
Đưa mẹ đi mua sắm đón Tết, chị Hoàng Thùy Trang (quận Hoàng Mai) cho biết, từ nhiều năm nay, gia đình chị tin dùng các sản phẩm bánh mứt kẹo do các doanh nghiệp uy tín trong nước sản xuất.
"Các sản phẩm bánh mứt kẹo trong nước sản xuất có mẫu mã ngày càng đa dạng, chất lượng ổn định. Riêng năm nay, tôi cũng khá ngạc nhiên khi giá không tăng so với Tết năm ngoái. Có lẽ đây cũng là sự sẻ chia của các doanh nghiệp với người tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh", chị Thùy Trang cho biết thêm.
Anh Nguyễn Văn Dũng, chủ cửa hàng bánh mứt kẹo trên phố Trần Xuân Soạn, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, trong những ngày này lượng bán của cửa hàng anh đã tăng lên gấp 2-3 lần so với ngày thường, chủ yếu là người dân mua các loại bánh mứt kẹo sản xuất trong nước, có thương hiệu, chất lượng cao và giá thành không tăng so với trước.
Trên thị trường các sản phẩm bánh kẹo mang thương hiệu Việt như Bibica, Kinh đô, Hữu nghị, Tràng An, Hải Hà, Nestle,
Vietfoods, ABC Bakery dao động từ 40.000 - 300.000 đồng/hộp. Chẳng hạn bánh quy Leibniz Worlds Love Biscuits 600g giá 225.900 đồng, kẹo mềm hương trái cây Sugus 24.600 đồng/hộp 120g, bánh quy bơ 57.000 đồng/hộp, bánh quy thập cẩm Oreo 125.000 đồng/hộp... một số loại bánh kẹo do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất bán theo cân với mức giá dao động từ 80.000 - 250.000 đồng/kg.
Các sản phẩm mứt Tết của Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội năm 2022 khá đa dạng, như: mứt hộp lục lăng 250g có giá 64.000 đồng/hộp; mứt hộp vuông 400g có giá 90.000 đồng/hộp; giỏ quà Tết dao động từ 388.000 - 808.000 đồng.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Hà Nội không chỉ bán hàng qua kênh truyền thống là hệ thống 28 trung tâm thương mại; 123 siêu thị; 449 chợ; 1.800 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa; 141 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, có thể kết nối với 1.130 đầu mối, chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 45 tỉnh, thành phố, mà còn được tổ chức qua các kênh trực tuyến như website, đường dây nóng, ứng dụng trên thiết bị di động... Dự tính có khoảng 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng theo hình thức này.
Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thành phố Hà Nội chuẩn bị 2.500 điểm sẵn sàng bố trí làm kho và nơi bán hàng lưu động; chuyển các điểm bán mặt hàng không thiết yếu (cửa hàng, nhà hàng) sang bán hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân - bà Trần Thị Phương Lan, nhấn mạnh.
Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm của người dân tăng cao, ngành công thương Hà Nội còn tổ chức các hoạt động kích cầu tiêu dùng phục vụ Tết theo các hình thức phù hợp, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Đó là Sở Công Thương Hà Nội còn phối hợp tổ chức các phiên chợ, các chuyến bán hàng lưu động phục vụ Tết tại khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất; tổ chức các chợ hoa Xuân. Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến khích các doanh nghiệp phân phối tổ chức các chương trình khuyến mại, hội chợ Tết phù hợp phục vụ nhu cầu mua sắm cuối năm của người dân.
Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố và chương trình dự trữ hàng hóa phòng, chống thiên tai; chủ động xây dựng các phương án hoặc kịp thời đề xuất các giải pháp vận chuyển, điều phối hàng hóa phục vụ nhân dân. Sở bám sát diễn biến thực tế cung - cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng có thể bị mất cân đối cung - cầu do nhu cầu đột biến từ dịch bệnh để kịp thời tham mưu UBND thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong bối cảnh dịch bệnh, Sở cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, gắn kết thương mại điện tử với loại hình thương mại truyền thống; tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến để mở rộng thị thường tiêu thụ cho các sản phẩm.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng phối hợp với các sở, ngành tổ chức các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định đối với hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại và khuyến mại trên địa bàn thành phố gắn với yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, Sở Công Thương Hà Nội còn phối hợp với các lực lượng chức năng, sở, ngành, quận, huyện, thị xã để kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, quản lý giá...
Thẻ xanh COVID là điều kiện buộc có để đi làm, đi chợ Người bán hàng ở chợ truyền thống, chợ đầu mối, người đi chợ, người lao động đi làm phải có "thẻ xanh COVID" theo tiêu chí phòng chống dịch COVID-19 mà UBND TP.HCM vừa ban hành. Kiểm soát người ra vào tại chợ đâu mối Thủ Đức (tháng 6-2021)- Ảnh: D.N.HÀ UBND TP.HCM vừa ban hành tiêu chí phòng chống dịch COVID-19 tại...