Doanh nghiệp kiến nghị những vấn đề gì với Hà Nội để có thể cùng nhau vượt qua đại dịch
Tại hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trên địa bàn trong bối cảnh dịch COVID-19 vào ngày 6/11, nhiều doanh nghiệp của các khối ngành nghề đã kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăn đang gặp phải.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, phát biểu tại Hội nghị.
Có 10 đại diện Hiệp hội, doanh nghiệp lĩnh vực các ngành nghề kiến nghị những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong gần 2 năm qua.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhở và vừa Hà Nội (Hannoisme) kiến nghị: Mọi chính sách đều hướng đến người dân, donah nghiệp (DN). Song, qua kết quả khảo sát của Hanoisme cho thấy, phần lớn các DN vẫn gặp nhiều khó khăn, vì vậy Hanoisme xin đề xuất: Với Trung ương và các bộ ngành, trước tiên, tiếp tục tổ chức các chương trình hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo và cộng đồng doanh nghiệp (off line và online), tổ chức khảo sát, nắm bắt, ghi nhận, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc với nhiều hình thức phù hợp để kịp thời giải quyết và sau đó đánh giá thực chất kết quả xử lý các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp. Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các kế hoạch, chương trình công tác về hỗ trợ doanh nghiệp năm 2021 và giai đoạn đến năm 2025.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN về thủ tục, chú trọng các dự án đầu tư lớn nguồn vốn cả trong và ngoài ngân sách (Đẩy nhanh các gói đầu tư công, ưu đãi dành các dự án phù hợp với năng lực thực hiện của các DNNVV, các DN khởi nghiệp, DN làng nghề). Thứ ba, tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ DN thành lập mới và tích hợp các dịch vụ tiện ích trong quy trình thực hiện các TTHC về đăng ký kinh doanh nhằm giúp DN giảm bớt thời gian, chi phí thực hiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN khởi nghiệp. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giải quyết các TTHC về đăng ký DN, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, các thủ tục hành chính thuộc các ngành như: quy hoạch, xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường, y tế, chuyển đổi số.
Còn đối với TP Hà Nội và các sở ban ngành, Hanoisme kiến nghị: Thứ nhất, các sở, ngành triển khai đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của đề án, chương trình, kế hoạch hỗ trợ DN thuộc các lĩnh vực sở, ngành quản lý để chỉ số PCI của Hà Nội luôn nằm trong tỉnh thành được cộng đồng DN đánh giá tốt. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Hà Nội (HPA) sẽ cơ quan đầu mối xây dựng, phát triển, kết nối chuỗi liên kết giá trị, giữa bên mua bên bán, giữa Hà Nội với các tỉnh, giữa các DN FDI, DN quy mô lớn, tiềm năng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, DN làng nghề, DN khởi nghiệp.
Hai là, nghiên cứu, tiếp tục đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép DN giãn, hoãn, giảm thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc cho phép chậm nộp các loại thuế (thuế TNDN, thuế nhập khẩu) cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, logistic, công nghiệp, dệt may, da giày, khu công nghiệp, bất động sản…. Tăng cường xúc tiến thương mại, hội chợ ảo trên nền tảng trực tuyến, có giải pháp mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, kết nối bên mua bên bán, đẩy mạnh xuất khẩu.
Ba là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm các chi phí mặt hàng thiết yếu như: Điện, nước, xăng dầu, các nguyên liệu đầu vào. Thu hút đầu tư; đẩy nhanh giải ngân, nhất là vốn đầu tư công; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả. Phân bổ và đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn cho vay, giải quyết việc làm phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và cho vay giải quyết việc làm đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư; tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên dành nguồn chi đầu tư phát triển.
Bốn là, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong việc chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ đề nghị có các gói giải pháp hỗ trợ về chính sách, tài chính, đào tạo.
“Cộng đồng doanh nghiệp nhở và vừa mong lãnh đạo TƯ, TP sẽ cam kết đưa ra thông điệp cụ thể và mạnh mẽ để cùng người dân, DN đoàn kết chung sức xây dựng phát triển Thủ đô những tháng cuối năm 2021 và s ang năm 2022 sẽ bứt phá, dẫn đầu của cả nước về cải cách thủ tục hành chính (TTTHC), tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các DN, hoạt động an sinh xã hội luôn được đảm bảo”, ông Mặc Quốc Anh cho biết.
Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực Hà Nội, phát biểu tại Hội nghị.
Video đang HOT
Còn Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực Hà Nội, ông Lê Vĩnh Sơn, cho rằng: Mỗi năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực gần 200.000 tỷ đồng, chiếm 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu; tạo việc làm cho 80.000 lao động. Do đó, để doanh nghiệp duy trì sản xuất, Thành phố cần sớm có chính sách để hiện thực hoá Nghị quyết 128 của Chính phủ về các giải pháp thích ứng với sau đại dịch. Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm và bao phủ vaccine COVID-19. Cùng với đó, cần bố trí nguồn lực để hỗ trợ hiệu quả cho DN vượt qua khó khăn.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga, phát biểu tại Hội nghị.
Chia sẻ tại hội nghị, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga, cho biết: “Trong giai đoạn khó khăn dịch bệnh, DN cũng bị ảnh hưởng, nhưng qua đó cũng thấy được sự đồng hành của Trung ương và Hà Nội. Sau khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, TP đã tổ chức đối thoại với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Chúng tôi cũng có dự án với đối tác FDI, nên rất quan tâm. Sau hội nghị đó, đã nhận được văn bản của TP chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn”.
Việc giải quyết các thủ tục hành chính, theo chia sẻ của nhiều DN, vẫn đang là rào cản lớn đối với phần lớn các đơn vị. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hanel Mirolin, ông Phạm Quang Anh, cho biết, đơn vị hiện đang gặp vướng mắc trong triển khai Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Đại Thắng (huyện Phú Xuyên).
“DN đã hoàn thành 100% giải phóng mặt bằng từ tháng 5/2021. Tuy nhiên do vướng mắc về pháp luật nên dự án hiện vẫn chưa được giao đất. Ngay cả thủ cập phép xây dựng cũng chưa rõ là thẩm quyền thuộc về Sở Xây dựng hay UBND huyện…”, ông Quang Anh chia sẻ.
Ông Chu Đức Lượng, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ cho rằng, hiện có khoảng 10 bộ luật có xung đột pháp lý, khi áp dụng trong thực tiễn thì chưa hiệu quả. Ví dụ như nhóm luật: Đầu tư – Đất đai – Nhà ở… Đây là vấn đề cần tháo gỡ ở cấp vĩ mô. Đối với TP, ông Lượng đề nghị cần tiếp tục nỗ lực nhiều hơn trong cải cách hành chính. Hà Nội có đặc thù nhưng các khâu giải quyết thủ tục hành chính áp dụng như các tỉnh, thành. Tới đây, đề nghị Hà Nội cần số hoá cải cách thủ tục hành chính. Định lượng thời gian giải quyết thủ tục cho DN.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú, phát biểu tại Hội nghị.
Còn Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú cho rằng, TP cần đẩy nhanh tiến độ tiếp cận mặt bằng cho DN. Thực tế hiện nay DN muốn mở rộng sản xuất nhưng thủ tục cấp đất còn rất chậm. Theo ông Phú, đơn vị đang mua lại một số DN trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhưng lại gặp nhiều vướng mắc về luật để có thể xây dựng, mở rộng phạm vi đầu tư. Đây là vấn đề mà TP cần quan tâm, hỗ trợ tốt hơn cho các DN.
Ông Nguyễn Xuân Phú cũng kiến nghị Thành phố cần quan tâm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, TP cần nghiên cứu, tiến tới số hoá hệ thống giải quyết thủ tục hành chính để các DN có thể theo dõi thuận tiện. Đơn cử như có vấn đề giải quyết của doanh nghiệp, thành phố giao cho quận, huyện nhưng nhiều khi các vấn đề quận huyện không giải quyết thì hệ thống quản trị số hóa sẽ phản hồi để còn đôn đốc thực hiện. Còn như hiện nay, giải quyết bằng công văn giấy tờ bằng giấy nhiều khi bị quên và rơi vào quên lãng.
Liên quan đến vấn đề cải cách hành chính, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup Phạm Văn Khương cho rằng, điều các DN mong muốn là những cải cách, chuyển biến trong giải quyết thủ tục thực chất hơn; làm sao để DN nhận được văn bản trả lời trong thời gian sớm nhất. Các sở ngành cũng cần có mối liên thông trong làm việc, tránh kéo dài thời gian giải quyết thủ tục đến vài tuần, bởi thiếu thủ tục thì DN không làm gì được.
Còn đại diện Công ty du lịch đường sắt Hà Nội cho biết: Hiện nay doanh nghiệp khối du lịch dịch vụ quan tâm nhất là chính sách hỗ trợ với doanh nghiệp lĩnh vực du lịch cần cụ thể hơn, nhất là việc Hà Nội có cho mở cửa đón khách du lịch?
Ở khía cạnh doanh nghiệp dệt may, Giám đốc Công ty CP May 10, ông Thân Đức Việt cho biết: Đơn vị có dây chuyền sản xuất công nghiệp, trải dài trên 9 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong bối cảnh dịch bệnh, đơn vị cũng bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt, đơn vị có cơ sở y tế tương đương cấp huyện, nhưng chưa chủ động trong tổ chức kiểm soát dịch. Do đó, đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn đối với DN có y tế cơ sở để DN chủ động xử lý các ca mắc COVID-19, không làm gián đoạn sản xuất, kinh doanh. “Đơn cử trong tháng 8 vừa qua, đơn vị có 1 ca F0, nhưng nhờ có bệnh viện của doanh nghiệp, nên đã xử lý kịp và vẫn duy trì sản xuất”, ông Thân Đức Việt cho biết.
Doanh nghiệp Hà Nội mong cải cách thủ tục hành chính triệt để hơn
Tại "Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp trên địa bàn trong bối cảnh dịch COVID-19" của Hà Nội, diễn ra sáng 6/11, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các kiến nghị, mong muốn chính quyền thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính, để doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi với các nguồn lực hỗ trợ.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: Trong những năm qua, thực hiện phương châm xuyên suốt "đồng hành cùng doanh nghiệp", xác định "nguồn lực đầu tư xã hội là động lực phát triển kinh tế Thủ đô", thành phố Hà Nội đã cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tiếp nối các hoạt động, hôm nay, thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị "Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid19". Đây là một trong các nội dung công việc quan trọng trong nhiều nội dung, mà Thành phố đã và đang triển khai, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, phát biểu tại Hội nghị.
Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế - xã hội từ đầu năm 2020; đặc biệt, từ quý II/2021 đã bùng phát với biến chủng Delta nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Cùng với cả nước, Hà Nội là một trong những địa phương phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhưng 9 tháng đầu năm 2021, Thành phố duy trì tăng trưởng GRDP đạt 1,28%. Sang tháng 10, một số hoạt động sản xuất, kinh doanh dần phục hồi, tuy nhiên lũy kế 10 tháng vẫn giảm sâu hoặc tăng thấp so với kế hoạch.
Để phục hồi kinh tế, ông Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: Hà Nội có kế hoạch đề ra 3 mục tiêu chính: Hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh ; Bảo đảm ổn định kinh tế, cân đối ngân sách, củng cố nguồn thu cho ngân sách Thành phố. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, đời sống của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; Đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trở lại trạng thái hoạt động bình thường mới trong thời gian ngắn nhất. Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực còn dư địa phát triển; Đẩy nhanh khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số nhằm thiết lập nền tảng phát triển bền vững.
Vân còn khoảng cách tiếp cận
Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội: Đại dịch COVID-19 đang đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ và những khó khăn vô cùng lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Chính phủ và Thành phố Hà Nội đã có những bước đi kiên quyết và đúng đắn, kiềm chế sự lây lan, bùng phát của dịch bệnh.
Khu vực doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng rất nặng nề (số DN này chiếm 98,2% trên tổng số 318.000 DN của thành phố). Chính phủ, Thành phố luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động... thông qua các đề án hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển khai các giải pháp duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh... Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế Thủ đô 10 tháng năm 2021 đạt 1,28% so với cùng kỳ năm 2020.
Các chính sách hỗ trợ và sự đồng hành của Chính phủ trong bối cảnh COVID-19 được các DN đánh giá cao, nhất là các chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng; giảm lãi suất cho vay; cho vay mới; giảm tiền thuê đất; tiền điện. Kết quả cho thấy một số chính sách như gia hạn đóng thuế TNDN, GTGT nhìn chung dễ tiếp cận hơn cả.
Tuy nhiên, theo ông Mạc Quốc Anh, các DN cho rằng, một số chính sách hỗ trợ người lao động, đa phần DN không được hưởng lợi, vì các điều kiện hỗ trợ đi kèm khó thực hiện như số lượng lao động nghỉ việc, doanh thu của DN. Trong đó, việc vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động được đánh giá là chính sách khó tiếp cận nhất.
Đại diện các Bộ ngành tham dự Hội nghị.
Qua kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, Thành phố tiếp tục có các giải pháp tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính, cụ thể:
Nhóm vấn đề thứ nhất, đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có giá cho thuê ưu đãi, chương trình hỗ trợ thiết thực đối với các doanh nghiệp làng nghề để thu hút các doanh nghiệp này đưa nhà máy sản xuất vào các cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
Nhóm vấn đề thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính để phục vụ sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động, đào tạo, đào tạo lại, tạo việc làm và an sinh xã hội cho người lao động (ưu tiên tiêm vaccine nhanh nhất có thể cho đối tượng này); lãi suất cho vay tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với phương án kinh doanh của các doanh nghiệp (các điều kiện cho vay về tài sản đảm bảo cần có phương án phù hợp hơn).
Nhóm vấn đề thứ ba, doanh nghiệp đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cho phép doanh nghiệp được tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội hết năm 6/2022.
Nhóm vấn đề thứ tư, chi phí logistics ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động xuất, nhập khẩu, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các mắt xích logistics và có giải pháp ổn định chi phí này;
Nhóm vấn đề thứ năm, đề nghị Chính phủ ban hành chính sách có tính chất dài hơi để hỗ trợ doanh nghiệp như giảm lãi suất, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh; các chính sách phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong nước, hình thành các chuỗi liên kết Việt, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số.
Còn ông Lê Minh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất chủ lực Hà Nội kiến nghị đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm phủ vaccine với doanh nghệp; Thu xếp, bố trí nguồn lực hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp khó khăn. Khi xét duyệt sản phẩm công nghiệp trong thời gian tới, thành phố cần đề cao tiêu chí công nghệ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới áp dụng công nghệ cao.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, đại diện BRG cũng kiến nghị Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là tháo gỡ khó khăn cho các dự án xây dựng liên quan đến khu vui chơi giải trí.
Từ những kiến nghị của doanh nghiệp, lãnh đạo Hà Nội cam kết tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội chú trọng công tác xây dựng Đảng Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nói chung và các cá nhân đảng viên nói riêng. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Trường Sơn, Bí thư...