Doanh nghiệp khởi động 2016 bằng kế hoạch tăng vốn
Dù chưa thực sự kỳ vọng vào sức bật của thị trường trong năm 2016, nhưng nhiều DN vẫn chọn cách khởi động năm nay bằng kế hoạch phát hành tăng vốn. Dù chưa thực sự kỳ vọng vào sức bật của thị trường trong năm 2016, nhưng nhiều DN vẫn chọn cách khởi động năm nay bằng kế hoạch phát hành tăng vốn.
Một số DN lên kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn trong quý I/2016 là HUT, HHG, EMC, FMC…
Dù chưa thực sự kỳ vọng vào sức bật của thị trường trong năm 2016, nhưng nhiều DN vẫn chọn cách khởi động năm nay bằng kế hoạch phát hành tăng vốn.
Cụ thể, CTCP Tasco (HUT) đã thông qua kế hoạch phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược. Theo đó, HUT sẽ phát hành thêm tối đa 139,88 triệu cổ phiếu, trong đó chào bán 89,88 triệu đơn vị cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 10:7, với giá phát hành 10.000 đồng/CP và phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược 50 triệu đơn vị.
Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT HUT cho biết, hồ sơ và phương án phát hành về cơ bản đã hoàn tất, Công ty dự kiến sẽ phát hành ngay trong quý I/2016. Đối với việc phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược, HUT dự kiến chào bán tối đa 50 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho dưới 100 NĐT, với giá chào bán bằng 80% giá bình quân của 10 phiên giao dịch cổ phiếu liên tiếp. Tuy nhiên, theo ông Dũng, hiện Công ty đã chốt giá phát hành cho đối tác chiến lược là 10.000 đồng/CP.
Năm 2015, HUT ước đạt 2.235 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, bằng 97% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 180 tỷ đồng, vượt hơn 20% kế hoạch.
Công ty cũng đã làm việc với một số đối tác và đang trong quá trình thương thảo để đi đến quyết định cuối cùng về việc bán cổ phần. Nếu đợt phát hành thành công, mức vốn điều lệ của HUT sẽ tăng lên 2.680 tỷ đồng, tổng số tiền dự kiến thu được là 1.398 tỷ đồng, dùng để bổ sung vốn lưu động và thực hiện các dự án: Khu nhà ở Xuân Phương, Xây dựng đường nối từ đường Lê Đức Thọ đến Đường 70 theo hợp đồng BT, Cải tạo Quốc lộ 10 theo hợp đồng BOT…
Ông Dũng chia sẻ, năm 2015, HUT ước đạt 2.235 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, bằng 97% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 180 tỷ đồng, vượt hơn 20% kế hoạch. Công ty sẽ tạm ứng cổ tức 7% bằng tiền mặt cho cổ đông trong quý I/2016. Về kế hoạch năm 2016, Công ty sẽ đảm bảo cổ tức 15% cho cổ đông dựa trên nguồn tiền đã cân đối được từ việc bán các dự án trong năm 2015.
Cũng với mục đích cần huy động vốn để hợp tác đầu tư thực hiện Dự án BT đường Kỳ Đồng kéo dài và hai dự án đối ứng, CTCP Hoàng Hà (HHG) cho hay, muộn nhất trong tháng 3/2016, Công ty sẽ phát hành hơn 8,5 triệu cổ phần ra công chúng, với tỷ lệ thực hiện quyền 2:1.
Theo HHG, trong trường hợp phát hành khó khăn, Công ty không thu đủ số tiền như dự kiến thì sẽ chuyển sang vay ngân hàng, hoặc huy động từ các nguồn khác để thực hiện dự án.
Video đang HOT
Một số DN khác cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn ngay trong quý I/2016 như: CTCP Cơ điện Thủ Đức (EMC) sẽ phát hành 3,4 triệu cổ phiếu, với giá 10.417 đồng/CP; CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) sẽ phát hành 10 triệu cổ phiếu, với giá 10.000 đồng/CP (trên sàn, giá cổ phiếu FMC chốt phiên ngày 5/1 là 24.200 đồng/CP)…
Nhiều NĐT lo ngại, nhiều DN lên kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn sẽ tác động đến dòng tiền trên thị trường khi bị hút vào các đợt phát hành và cổ phiếu của các DN bị “pha loãng”. Thực tế những năm gần đây, số lượng DN phát hành cổ phiếu ngày càng nhiều, với mật độ ngày càng tăng. Thậm chí, có DN đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết chỉ vì mục đích huy động được nhiều vốn, dù kế hoạch sử dụng vốn không thực sự khả thi.
Tuy nhiên, nếu DN có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) cao hơn mức độ pha loãng của cổ phiếu thì lo ngại nêu trên của NĐT sẽ được hóa giải, vì DN muốn phát triển, mở rộng kinh doanh hay phát triển dự án thì đều cần đến nguồn vốn. Điều mà NĐT cũng như thị trường thực sự lo ngại là trường hợp DN huy động tiền cổ đông với mục đích chính là để trả nợ. Do đó, NĐT thường được khuyến nghị, cần tìm hiểu kỹ mục đích huy động vốn của DN.
Đối với DN, để tăng khả năng thành công của đợt phát hành, việc phát hành cũng phải linh hoạt tùy theo diễn biến thị trường, nên việc thay đổi kế hoạch phát hành cũng thường diễn ra.
Đơn cử, CTCP Thép Nam Kim (NKG) vừa thống nhất việc hủy đợt phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược, dù đã được thông qua tại ĐHCĐ thường niên 2015. Thay vào đó, Công ty lên kế hoạch phát hành thêm trên 56 triệu cổ phiếu qua hai đợt.
Đợt 1, NKG sẽ phát hành cổ phiếu thưởng (tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu) cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành 14%, tương đương số lượng cổ phiếu phát hành thêm là 6,14 triệu đơn vị. Đợt 2, Công ty sẽ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, tương đương số lượng cổ phiếu phát hành là 50 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.
Theo NKG, số tiền thu về dự kiến được dùng để bổ sung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho Dự án đầu tư Nhà máy Nam Kim 3. Trong trường hợp chào bán không thu đủ số tiền tối thiểu nói trên, Công ty sẽ xem xét huy động bổ sung từ nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng để tài trợ cho dự án.
Hoàng Anh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhiều kế hoạch trọng tâm hướng đến mốc 10 năm VSD
Trao đổi với ĐTCK, ông Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, tổng giá trị thanh toán giao dịch chứng khoán qua VSD năm 2015 đạt gần 1.502.571 tỷ đồng, đây là mức thanh toán cao nhất của thị trường từ trước đến nay.
Ông Dương Văn Thanh
Năm 2016, VSD thực hiện nhiều kế hoạch trọng tậm, hướng đến mốc 10 năm VSD và 20 năm UBCK.
Năm 2015, TTCK các nước trong khu vực và thế giới biến động mạnh, nhưng TTCK Việt Nam vẫn tương đối ổn định, quy mô vốn hóa thị trường tăng lên đáng kể và được coi là điểm sáng trong khu vực về thu hút dòng vốn gián tiếp. VSD, với vai trò là tổ chức thực hiện thanh toán bù trừ cho thị trường, đã có những kết quả và đóng góp ra sao đối với thị trường?
Có thể khẳng định, năm 2015 đã ghi nhận những bước tiến và nỗ lực rất lớn của các cơ quan quản lý trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của TTCK các năm tiếp theo.
Với rất nhiều chính sách, giải pháp thúc đẩy thị trường được ban hành và triển khai, cùng với đó là sự khởi sắc của kinh tế vĩ mô đã giúp cho TTCK Việt Nam đạt được những thành công nhất định trong điều kiện TTCK nhiều nước có chiều hướng suy giảm.
Đối với các dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch, hầu hết các chỉ tiêu định lượng đều có sự tăng trưởng so với năm 2014 và các năm trước đó. Về hoạt động đăng ký, lưu ký chứng khoán, tính đến 15/12/2015, đã có 1.173 tổ chức phát hành đăng ký chứng khoán, với tổng số dư hơn 73 tỷ chứng khoán; trong đó, số lượng đăng ký mới phát sinh trong năm 2015 là gần 9,1 tỷ chứng khoán, tăng 165% so với số lượng đăng ký mới 2014. Số lượng chứng khoán lưu ký tại VSD đạt gần 43,5 tỷ chứng khoán, tăng hơn 19% so với cuối năm 2014.
Về hoạt động thanh toán, tổng giá trị thanh toán giao dịch chứng khoán qua VSD đạt gần 1.502.571 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2014 và là mức thanh toán cao nhất của thị trường từ trước đến nay.
Điều đáng ghi nhận là mặc dù giá trị thanh toán giao dịch tăng, nhưng kỷ luật thanh toán của thị trường đã được nâng lên rõ rệt, ý thức chấp hành quy định về thanh toán của các thành viên được cải thiện.
Số lần và số tiền sử dụng Quỹ Hỗ trợ thanh toán để thực hiện phát vay trong năm 2015 giảm mạnh, chỉ có duy nhất một thành viên phải sử dụng với số tiền 673 triệu đồng, trong khi năm 2013, 2014 có thành viên lưu ký phải sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán với số tiền là 21,65 tỷ đồng.
Các kết quả hoạt động nghiệp vụ nêu trên của VSD đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì sự vận hành an toàn và phát triển ổn định của thị trường.
Bên cạnh những kết quả trên, trong năm 2015, VSD đã có nhiều đề xuất về hoạt động cho thị trường được đón nhận như phương án rút ngắn thời gian thanh toán xuống T 2 và cấp mã số giao dịch trực tuyến cho NĐT nước ngoài. Công tác chuẩn bị của VSD đối với việc triển khai các công việc này hiện đến đâu, thưa ông?
Thực hiện mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam mà cơ quan quản lý đề ra, trong năm 2015, VSD đã chủ động đề xuất áp dụng nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của TTCK theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, trong đó có phương án rút ngắn thời gian thanh toán từ T 3 xuống T 2 và cấp mã số giao dịch trực tuyến cho NĐT nước ngoài.
Đến nay, mọi khâu chuẩn bị cho 2 phương án trên đã hoàn tất và sẵn sàng triển khai kể từ ngày 1/1/2016.
Theo nhiều nhận định, bước sang năm 2016, bên cạnh những cơ hội, TTCK Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Xin ông cho biết những kế hoạch cụ thể mà VSD sẽ triển khai trong năm nay để tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của thị trường?
Năm 2016 là năm đặc biệt, kỷ niệm 20 năm ngành chứng khoán Việt Nam và đánh dấu chặng đường 10 năm hoạt động của VSD. Nhận thức được ý nghĩa này, trong năm 2016, nhiều kế hoạch trọng tâm sẽ được VSD triển khai để đóng góp thiết thực vào sự phát triển bền vững của thị trường:
Thứ nhất, tiếp tục củng cố và hoàn thiện các mặt hoạt động để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho thị trường. Trong năm 2016, sẽ có nhiều cơ chế hoạt động mới của thị trường bắt đầu có hiệu lực và nhiều sản phẩm mới được triển khai.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường, kịp thời triển khai ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, UBCK, VSD sẽ tiếp tục bám sát các diễn biến hoạt động của thị trường, từ đó sẵn sàng đưa ra các giải pháp thực hiện và cùng với đó là việc tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp cung cấp dịch vụ với các thành viên, tổ chức phát hành.
Thứ hai, hoàn thành công tác chuẩn bị cho việc triển khai chức năng bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo mô hình đối tác trung tâm (CCP). Các công tác chuẩn bị về cơ chế pháp lý và hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động này đang được VSD phối hợp với UBCK và Sở GDCK Hà Nội triển khai một cách tích cực và sẽ sớm hoàn thành trong thời gian tới để sẵn sàng cho việc triển khai chính thức TTCK phái sinh từ cuối năm 2016.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thanh toán, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán thông qua việc triển khai Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đến nay, cơ bản các nội dung của đề án này đã được Bộ Tài chính và NHNN thông qua. Sau khi Đề án được phê duyệt, VSD sẽ phối hợp với đơn vị chức năng của NHNN triển khai thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ theo thông lệ chuẩn quốc tế.
Hải Vân thực hiện
Theo NTD
Thị trường bánh Trung thu sôi động, hàng biếu tặng tăng mạnh Thị trường bánh Trung thu bắt đầu sôi động, điểm đặc biệt của thị trường Trung thu năm nay là phân khúc quà biếu, quà tặng tăng trưởng rất mạnh Tin tức VOV, thị trường bánh Trung thu ở TP HCM đã khá nhộn nhịp với những mẫu mã, giá bánh tăng nhẹ so với năm ngoái. Tại tuyến đường Cộng Hòa, quận...