Doanh nghiệp khoán trắng xe, tài xế “1 tháng vi phạm tốc độ 1.000 lần”
Ông Thạch Như Sỹ – Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải – sau đợt thanh kiểm tra hoạt động quản lý, kinh doanh vận tải trong tháng 8, khẳng định nguyên nhân các phương tiện vi phạm tốc độ là do doanh nghiệp khoán trắng xe cho tài xế.
Theo ông Sỹ, các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải không quản lý phương tiện, giao xe cho lái xe quản lý tất cả các khâu như duy tu, bảo dưỡng, thậm chí khoán trắng phương tiện cho lái xe tự quản…
Đơn cử như tại 3 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, báo cáo của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, có 8/15 đơn vị của 3 tỉnh làm dịch vụ vận tải và khoán trắng phương tiện cho xã viên tự quản lý điều hành (chiếm 53,3%); Số phương tiện khoán trắng làm dịch vụ chiếm 61,5% (147/239 phương tiện).
Hoạt động vận tải hành khách đang có nhiều bất cập, hạn chế
“Toàn bộ hoạt động của phương tiện do lái xe điều hành, hàng tháng chủ doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải thu một khoản tiền làm dịch vụ để cho phương tiện đó mang thương hiệu của mình (bán thương hiệu).
Video đang HOT
Các doanh nghiệp và hợp tác xã quản lý lái xe và nhân viên phục vụ trên xe rất lỏng lẻo. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe có ký hợp đồng lao động nhưng chỉ là hình thức, thậm chí giao khoán cho chủ xe tự chịu trách nhiệm. – ông Sỹ cho hay.
Đặc biệt, ông Sỹ cho biết, chỉ trong 1 tháng kiểm tra (tháng 8) nhưng nhiều doanh nghiệp có xe vi phạm tốc độ tới 1.000 lần/tháng. Trong khi đó, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông đối với xe khách tới 90% là do vi phạm tốc độ. Tình hình này cho thấy sự quản lý lỏng lẻo của doanh nghiệp, chủ xe và ý thức kém trong khi tham gia giao thông của tài xế.
Ngoài ra, nhiều bất cập cũng được nhắc đến trong vấn đề theo dõi, quản lý thiết bị giám sát hành trình, nhắc nhở lái xe khi vượt quá tốc độ, kiểm tra an toàn phương tiện, phân tích đánh giá về an toàn giao thông hầu như không được thực hiện.
Để “siết” chặt hoạt động quản lý vận tải, đoàn kiểm tra của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã kiên nghị các Sở Giao thông Vận tải thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải của 7 đơn vị trong đó Đắk Lắk 5 đơn vị, Đắk Nông 2 đơn vị; thu hồi sổ nhật trình và phù hiệu xe chạy tuyến cố định của 10 phương tiện của 3 đơn vị…
Cần rà soát lại hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải; thường xuyên truy cập vào hệ thống quản lý thiết bị giám sát hành trình của các đơn vị; tăng cường công tác quản lý, giám sát; kiểm tra tại đầu bến đối với các xe chở khách, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm…
Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân của 3 tỉnh nêu trên chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm soát đối với phương tiện vận tải khách, hàng hóa; trong đó tập trung vào các vi phạm như không lắp thiết bị giám sát hành trình, chở quá khổ quá tải, chạy quá tốc độ, lái xe sử dụng chất ma túy, không chấp hành đúng giấy phép kinh doanh…
C.N.Q
Theo Dantri
Chi khoảng 700 nghìn đồng có giấy phép lái xe
Do quen biết người tại các trung tâm sát hạch cấp GPLX, các đối tượng đã đi thu gom ảnh, CMND của những người có nhu cầu cấp GPLX nhưng không muốn đi đào tạo, rồi làm giả hồ sơ, chữ ký, con dấu và các GPLX của các trung tâm sát hạch.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 7/9, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, Công an thành phố Thanh Hoá đã bắt 2 đối tượng: Lê Sỹ Sơn (SN 1981, ở xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa) và Phạm Ngọc Lim (SN 1967, ở xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân).
Đây là 2 đối tượng trong đường dây chuyên làm giấy phép lái xe (GPLX) mô tô giả bằng công nghệ mới và các loại bằng đào tạo nghề với số lượng lớn.
Hai đối tượng Lê Sỹ Sơn và Phạm Ngọc Lim tại cơ quan Công an.
Khám xét khẩn cấp nhà 2 đối tượng này, Công an thành phố Thanh Hoá đã thu giữ một số lượng lớn GPLX môtô, ôtô giả bằng công nghệ PED.
Ngoài ra, Công an còn thu giữ một số bằng đào tạo nghề và các hồ sơ xin cấp GPLX có chữ ký và con dấu giả của các trung tâm sát hạch cấp GPLX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tại cơ quan Công an, bước đầu 2 đối tượng trên đã khai nhận: Do quen biết nhiều người tại các trung tâm sát hạch cấp GPLX của tỉnh, nên bọn chúng đã đi thu gom ảnh, CMND của những người có nhu cầu cấp GPLX nhưng không muốn đi đào tạo, sau đó làm giả hồ sơ, chữ ký, con dấu và các GPLX bằng công nghệ PED của các trung tâm sát hạch cấp GPLX trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa.
Để có một GPLX giả, những người không muốn đi đào tạo chỉ cần bỏ ra từ 700.000 đến 3.000.000đồng/1GPLX.
Chỉ từ đầu năm 2013 đến khi bị bắt, Sơn và Lim đã câu kết với nhiều đối tượng khác bán ra thị trường hàng trăm GPLX môtô giả. Hiện, Công an Thành phố Thanh Hoá đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Trần Lê
Theo Dantri
Gần 90% phương tiện chạy quá tốc độ 80 km Theo kết quả kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, số phương tiện vượt quá tốc độ 80 km một giờ chiếm đến 80 - 90%. Có phương tiện trong một tháng phóng quá tôc đô gần 1.000 lân, với vận tốc phổ biến 120 - 130 km một giờ. Ngày 19/8, tại hội nghị của Thanh tra Bộ Giao thông Vận...