Doanh nghiệp khai khoáng, nông dân mất đất
Rất nhiều dự án khai khoáng cả có phép lẫn trái phép trên địa bàn miền Trung ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Hằng năm, một lượng lớn đất nông nghiệp mất dần theo những lò gạch, những đại công trình cần san lấp. Các trường hợp ở tỉnh Bình Định và Quảng Nam mà Báo NTNN – Dân Việt nêu trong loạt bài này chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”…
Thời gian qua, quá trình khai thác đá tại núi Hòn Chà (xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, Bình Định) của Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite ( Công ty Hoàn Cầu) đã khiến nhiều diện tích đất ruộng của nông dân bị vùi lấp trong cát.
Không canh tác được
Trong quá trình khai thác đá của Công ty Hoàn Cầu, nhiều diện tích ruộng bị vùi lấp. Ảnh: D.T
Ngày 11.11.2010, UBND tỉnh Bình Định ra Văn bản số 79/GP-UBND về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Cho phép Công ty Hoàn Cầu được khai thác đá tại sườn phía Tây núi Hòn Chà, thuộc xã Phước Thành (Tuy Phước) và phường Bùi Thị Xuân (TP.Quy Nhơn) trên diện tích 68ha, thời hạn 20 năm.
Đầu tháng 4.2017, theo ghi nhận của phóng viên NTNN – Dân Việt, sau thời gian Công ty Hoàn Cầu Granite tiến hành khai thác đá, nhiều diện tích thảm thực vật và cây cối tại khu vực núi Hòn Chà bị xóa sổ. Máy múc được huy động làm việc liên tục, nhiều vách núi bị đào bới tung tóe, còn trơ trọi đất, đá, tiếng ồn vang cả một vùng. Điều đáng nói, trong quá trình hoạt động, lượng đất cát từ mỏ khai thác của công ty này đã theo dòng nước vào thời điểm mưa lớn, tràn xuống cánh đồng (tại xã Phước Thành) làm bồi lấp nhiều hécta đất sản xuất nông nghiệp, khiến nông dân không thể sản xuất.
Nông dân Nguyễn Văn Thạnh (trú xóm 4, thôn Cảnh An 1, xã Phước Thành) cho biết: “5 sào đất (500m2/sào) trước đây tôi trồng lúa, hoa màu đều bị đất, cát bồi lấp ít nhiều. Đến nay, sau khi tiến hành thu gom thì gia đình tôi đã khôi phục được 4 sào và Công ty Hoàn Cầu hỗ trợ phân bón nhưng hiệu quả sản xuất chỉ khoảng 50% so với ban đầu. Sào còn lại bị đất, cát phủ dày quá, được công ty đền bù 1,5 triệu đồng/vụ, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Tôi đề nghị công ty phải thu gom lớp đất, cát trả lại ruộng để gia đình canh tác ổn định, lâu dài”.
Theo nông dân Thạnh, trong quá trình khai thác Công ty Hoàn Cầu có sử dụng bột nở để lấy đá. Mỗi ngày, nước từ mỏ khai thác đá theo mương dẫn dòng chảy xuống sông Hà Thanh, khiến người dân lo lắng vì sợ ô nhiễm.
Video đang HOT
Vợ ông Thạnh, bà Phan Thị Mai (54 tuổi) than thở: “Hiện nay, mương dẫn dòng của Công ty Hoàn Cầu chỉ bằng đất, không kiên cố nên dòng nước tại cánh đồng không thể thoát được, khiến 2 sào ruộng của gia đình tôi đã bị sạt lở, trôi đất không thể sản xuất. Công ty cần hỗ trợ và xây dựng mương bằng bê tông để chúng tôi còn yên tâm sản xuất”.
Chính quyền lo, doanh nghiệp hứa!
Đất ruộng bị sạt lở nghiêm trọng, không thể sản xuất. Ảnh: Dũ Tuấn
Ông Lê Văn Đồng – Chủ tịch UBND xã Phước Thành (huyện Tuy Phước) cho biết: “Trong quá trình khai thác, Công ty Hoàn Cầu đã gây ra tình trạng sa bồi, thủy phá hơn 5ha đất nông nghiệp, khiến hơn 10 hộ dân không thể sản xuất. Phần diện tích đất bị bồi lấp trước đây, công ty đã đền bù cho dân theo thời vụ, riêng vụ đông xuân 2016 – 2017 thì việc đền bù rất chậm, khiến bà con bức xúc. Tuy nhiên, địa phương thấy giải pháp này chưa ổn, không bền vững vì cứ tình trạng đền bù trước mắt, nếu sau này doanh nghiệp “bỏ chạy” thì nông dân biết tìm ai để giải quyết số ruộng bị vùi lấp. Do đó, sắp tới, chúng tôi kiên quyết yêu cầu công ty phải thu gom đất, cát trả lại ruộng cho dân sản xuất”.
Theo ông Đồng, Công ty Hoàn Cầu thực hiện không tốt việc xây dựng hồ lắng, mương thoát nước… trong quá trình khai thác nên kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.
“Quá trình hoạt động, công ty không thực hiện đúng theo cam kết về khắc phục bể lắng, xây dựng hệ thống thoát nước kiên cố… Xã yêu cầu nhưng doanh nghiệp chỉ hứa, đây cũng là nỗi lo của xã. Riêng việc thi công mương dẫn dòng thì chúng tôi đã làm việc với doanh nghiệp đến 3 lần và yêu cầu công ty phải xây dựng mương dẫn dòng, bể lắng cho kiên cố chứ không thể để mương đất như hiện nay. Sắp tới, chính quyền xã sẽ tiếp tục kiểm tra lại diện tích đất bị sa bồi, thủy phá để có kế hoạch làm việc cụ thể với công ty”- ông Đồng khẳng định.
Ông Huỳnh Thanh Phương – Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết: “Chúng tôi sẽ yêu cầu công ty phải khẩn trương hoàn thiện mương thoát nước theo hướng kiên cố bằng bê tông, hoàn thành trước mùa mưa lũ năm nay. Đồng thời phải nạo vét, chỉnh sửa lại hồ lắng cho đảm bảo. Đặc biệt, công ty phải nhanh chóng đưa phương tiện cơ giới tiến hành thu gom đất, cát phủ lấp dưới ruộng để trả lại cho dân canh tác, chấm dứt tình trạng đền bù theo mùa vụ như thời gian qua”.
Phóng viên đã liên lạc để đăng ký lịch làm việc trực tiếp nhưng ông Lê Anh Tuấn- Tổng Giám đốc Công ty Hoàn Cầu, cáo bận và “hẹn trả lời dịp khác”.
Theo Danviet
Hưng Yên: Nông dân đắng cay với... rau, quả
"Năm nay xã tôi được mùa cà chua. Cà không sâu bệnh, không tưới tắm gì nhiều, chín đều, chất lượng quả miễn chê, đảm bảo sạch. Nhưng thương lái đến trả 1.000 đồng/kg. Nhiều nhà mua về nuôi lợn... Giờ chúng tôi chẳng biết làm gì với cà chua". Đó là những lời tâm sự đầy cay đắng của anh nông dân Phạm Ngọc Tiến ở thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, TP.Hưng Yên.
"Giờ chúng tôi chẳng biết làm gì với cà chua" - nông dân Phạm Ngọc Tiến nói vậy.
Bắp cải giá "rẻ mạt", nhưng không dân không nỡ vứt bỏ.
Giá các loại rau cũng rất rẻ, và khó bán.
Còn ông Trần Viết Đồng - Phó Chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Trung Nghĩa cho hay, không chỉ cà chua, xã viên và nông dân ở đây cũng đang khốn khổ vì các loại rau củ khác đều không bán được, giá rất rẻ. Cà chua loại đẹp chỉ bán được 2.000 - 3.000 đồng/kg (trong khi vụ trước có lúc 30.000- 40.000 đồng/kg). Bắp cải chỉ 2.000-3.000 đồng/cái... "Một sào cà chua trước đây giá tốt thì thu về 20 triệu đồng, bây giờ nông dân chỉ thu về 5 triệu đồng, coi như lấy công làm lãi" - ông Đồng thở dài.
Xã Trung Nghĩa là một trong những vùng có quy hoạch trồng rau an toàn. Tháng 8.2016 do ảnh hưởng của cơn bão số 2 nên nhiều ruộng rau mất trắng, sau đó nhiều người dân đã tiến hành gieo trồng lại ồ ạt nên dẫn đến tình trạng rau củ cho thu hoạch cùng thời điểm, nguồn cung vượt quá nhu cầu thị trường nên khó tiêu thụ, giá rớt thảm...
Với xe bắp cải này, nếu bán được, nông dân này thu về khoảng 50.000 đồng.
Năm ngoái, thời điểm giá rẻ nhất, cà chua vẫn bán được khoảng 4.000 đồng/kg.
Tiếc công trồng và vốn đầu tư nên nông dân thôn Đào Đặng vẫn gắng chăm rau, và ngày đêm trông ngóng giá rau tăng.
Một đại lý hiếm hoi thu mua cà chua của nông dân xã Trung Nghĩa, và chỉ mua cà chua loại đẹp.
Theo Dantri
Những nông dân thời @ Những năm gần đây, các điển hình nông dân làm giàu xuất hiện ngày càng nhiều. Họ là những con người năng động nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất. Chính những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, sự chịu khó tìm tòi, học hỏi của người nông dân đã xua đói nghèo, vươn...