Doanh nghiệp kêu oan vì bị tiêu hủy 100 cặp tôm bố mẹ kháng bệnh
Trên là chia sẻ đầy “bất lực” của vua tôm Lê Văn Quang – Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Minh Phú – doanh nghiệp chế biến tôm lớn nhất thế giới khi không thể nhập được tôm kháng bệnh về Việt Nam.
Ông Lê Văn Quang chia sẻ với phóng viên Dân Việt: Tại nhiều nước, người ta không còn dùng tôm sạch bệnh nữa. Môi trường, nguồn nước và nhiều loại khuẩn nguy hiểm mà thả tôm sạch bệnh xuống thì làm sao mà chống chịu được.
Hiện nay các nước đã sản xuất được tôm giống kháng bệnh, kháng được cả những bệnh rất nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm là: Bệnh EMS (chết nhanh) và đốm trắng, thậm chí là cả bệnh chậm lớn. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn loay hoay với tôm sạch bệnh.
“Tôi đi nhiều nước, thấy ngành tôm của họ phát triển tốt, họ được sử dụng tôm kháng bệnh thay vì sạch bệnh mà thấy thèm” – ông Quang cho hay.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường thăm dây chuyền chế biến tôm công nghệ cao của Minh Phú. Ảnh: VGP
Chúng tôi từng mạnh dạn nhập 100 cặp tôm bố mẹ kháng bệnh với giá 45 USD/con tôm bố mẹ nhưng khi về tới cửa khẩu thì cơ quan chức năng chiếu theo Luật Thú y và bắt tiêu hủy toàn bộ.
“Luật cũng do con người xây dựng nên nếu thực tế thay đổi, phát sinh những cái mới mà tốt cho ngành thủy sản, tốt cho đất nước thì cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chúng ta chỉ cho nhập khẩu tôm sạch mầm bệnh thì không ổn” – ông Lê Văn Quang chia sẻ.
“Nếu sớm đưa con giống kháng bệnh vào sản xuất. Tôi tin mục tiêu 10 tỉ USD của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được”.
Theo Danviet
Vua tôm Minh Phú Lê Văn Quang: Xây dựng chuỗi giá trị tôm có trách nhiệm, đảm bảo
Nhân sự kiện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với Bộ NNPTNT, ngày 8.10, NTNN có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn (ảnh)về những bất cập của ngành tôm Việt Nam cũng như những khát vọng của Minh Phú trong nỗ lực hình thành chuỗi giá trị tôm toàn cầu.
Video đang HOT
Bất cập quy hoạch, thiếu viện/trường nghiên cứu
Thưa ông, mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dự kiến cả năm nay (2016), xuất khẩu tôm sẽ đạt giá trị cỡ trên 3 tỷ USD, con tôm là chủ lực đưa tổng giá trị xuất khẩu cả ngành thủy sản cả năm cán đích trên 7 tỷ USD. Dù viễn cảnh lạc quan là vậy nhưng thực tế trên thị trường, sức cạnh tranh của tôm Việt vẫn kém, từ góc nhìn doanh nghiệp, theo ông, đâu là nguyên nhân sâu xa?
- Theo con số của Bộ NNPTNT, dù diện tích nuôi trồng tôm đạt 660.000 ha và dự kiến trong thời gian tới, diện tích nuôi trồng tôm sẽ được nâng lên khoảng 700.000 ha. Tuy nhiên, theo cảm quan của tôi, quy hoạch vùng nuôi tôm hiện nay còn yếu có thể nói là chưa có, hầu hết chỉ mang tính tự phát của các hộ nuôi tôm.
Thực tế là hệ thống thủy lợi cho nuôi tôm được đầu tư yếu, chưa có kênh cấp riêng, chưa có kênh thoát riêng mà đa số cùng cấp thoát ở cùng 1 kênh nên từ chính con kênh này làm bệnh dịch lây ra tràn lan. Có thể nói, tỷ lệ thành công của ngành nuôi tôm Việt Nam chỉ xoay quanh mức 30% trong vòng 5 năm qua. Điều này khiến giá thành của tôm Việt Nam cao hơn 20% so với các nước trong khu vực và trên thế giới và khiến giảm sức cạnh tranh của tôm Việt.
Vậy đánh giá chung của ông về chất lượng tôm giống của chúng ta?
- Về giống, ở Việt Nam chưa có một nơi hay một trung tâm nghiên cứu, gia hóa, chọn giống tôm bố mẹ và cũng chưa có nơi sản xuất tôm giống bố mẹ có đặc tính sinh học tốt, vượt trội, chưa có nơi sản xuất tôm bố mẹ sạch bệnh và kháng bệnh mà hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập khẩu tôm bố mẹ làm giá thành sản xuất con giống cao. Điều này cũng khiến giá thành con tôm Việt Nam cao.
Tôi nhớ trước đây, chúng ta từng có một Viện nghiên cứu thủy sản phát triển chuỗi giá trị cho con cá tra, thế thì với con tôm - chủ lực của ngành thủy sản hiện nay thì sao thưa ông?
-Việt Nam cũng chưa có một viện/trường nào chuyên nghiên cứu về quy trình nuôi, công nghệ nuôi tôm để có được một quy trình chuẩn với công nghệ tốt và đạt lợi nhuận cao. Doanh nghiệp đều phải tự mày mò tìm kiếm.Suốt 5 năm nay, Việt Nam chưa có được quy trình nuôi tốt để chống được các bệnh EMS (Hội chứng tôm chết sớm), EHP (vi bào tử trùng trên tôm)... nên người nuôi tôm rất bấp bênh.
Đấy là chưa kể, về dịch vụ và cung ứng dụng cụ, vật tư, thuốc, chế phẩm vi sinh và thức ăn hiện cũng qua rất nhiều trung gian và mức chiết khấu rất cao làm đội giá lên thêm 50%. Thậm chí có thuốc, chế phẩm vi sinh đội giá lên gấp 2-3 lần. Chính điều này đang "giết dần" các doanh nghiệp cũng như các hộ nuôi tôm.
Và cũng chính hệ thống trung gian qua nhiều tầng nhiều lớp này, việc tư vấn và bán thuốc kháng sinh cho người nuôi tôm cũng lộn xộn dẫn tới tình trạng lạm dụng kháng sinh khiến tôm thương phẩm Việt Nam bị nhiễm kháng sinh so với nhiều nước.
Chế biến tốm xuất khẩu tại Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Ảnh: MPC
Trong 100 ND thủy sản lớn nhất toàn cầu, Minh Phú đứng thứ 23. Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới trong lĩnh vực thủy sản. Minh Phú đang áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế: HACCP, ISO: 22000; BRC; BAP; ASC, GlobalGAP... Thị trường xuất khẩu của Minh Phú hơn 40 nước và vùng lãnh thổ.
Lạm dụng kháng sinh chỉ khiến tôm Việt "xấu xí"
Có thể nói, vấn nạn lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm là một trong những yếu tố chính làm "xấu xí" hình ảnh tôm Việt Nam, theo ông, làm sao để triệt tiêu hoàn toàn tình trạng này?
-Việt Nam chưa có cơ chế kiểm tra định kỳ và giám sát quá trình nuôi nên tôm sử dụng kháng sinh vẫn được nghiễm nhiên chở tới các nhà máy chế biến. Các nhà máy chế biến phải sắm thiết bị kiểm vi sinh Eliza và LC/MS/MS tốn nhiều chi phí và vốn đầu tư. Để kiểm tra và tìm được một số kháng sinh phải mất từ 1-2 ngày. Còn nếu dùng Eliza để kiểm nhanh kháng sinh (2-3 tiếng) thì kết quả chính xác chỉ đạt 50% so với máy LC/MS/MS.
Tôi đi Thái Lan, Ấn Độ, định kỳ hàng tháng, tôm trước khi thu hoạch, cơ quan chức năng lấy mẫu tôm nuôi kiểm, nếu tôm đạt và không nhiễm kháng sinh thì cơ quan nhà nước cấp cho một giấy được phép thu hoạch. Tôi nghĩ nếu Việt Nam làm được như vậy, các doanh nghiệp chế biến như chúng tôi sẽ giảm bớt lo ngại và tập trung nguồn lực vào tìm kiếm và mở rộng thị trường, tìm kiếm mở rộng khách hàng và cơ hội kinh doanh và khả năng cạnh tranh của con tôm Việt sẽ mạnh và tốt hơn.
Ngoài lạm dụng kháng sinh, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nạn bơm chích tạp chất với tôm vẫn diễn ra nhức nhối, tinh vi, điều này ảnh hưởng ra sao tới doanh nghiệp sau khi thu mua vào để chế biến, thưa ông?
-Sau khi thu hoạch tôm, các đại lý thường cho tôm uống nước , ngâm nước và ngâm thuốc từ 1-2 ngày nhằm mục đích tăng trọng từ 10-15% rồi mới mang đem cân, bán cho nhà máy. Do vậy, tôm nguyên liệu đầu vào tới nhà máy chất lượng không cao, sau chế biến chỉ bán được vào các thị trường cấp thấp với giá thấp.
Ngay như tôm sú còn có hiện tượng tôm bơm chích tạp chất, bơm chích chất Agar, thậm chí cắm đinh, cắm tăm tre, tăm dừa vào tôm nữa. Tình trạng này kéo dài hơn 20 năm qua, đến nay vẫn chưa kiểm soát được và thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn khiến cho chất lượng tôm Việt Nam bị giảm và mất uy tín nghiêm trọng trên thị trường thế giới.
Công nhân của Minh Phú đang chế biến tôm xuất khẩu. MP
Tạo khác biệt bằng xây dựng chuỗi giá trị tôm
Từ những thực tế đó, Minh Phú đã có bước đi như thế nào để nâng cao giá trị tôm Việt?
-Trong hơn 2 năm qua Minh Phú đã thành lập Chuỗi cung ứng tôm Minh Phú để giám sát và kiểm soát quá trình nuôi từ con giống, thức ăn, nuôi, giám sát thu hoạch, hướng dẫn nuôi ướp; đến khâu vận chuyển tôm về nhà máy. Vì thế sản phẩm tôm của Minh Phú không bị nhiễm vi sinh, kháng sinh và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada và EU.
Nhưng vì giá tôm của Việt Nam còn quá cao so với các nước Indonesia và Ấn Độ nên dù tôm của Minh Phú đã đạt tiêu chuẩn ATVSTP của các nước nhập khẩu, đạt các quy định khắt khe của các hệ thống trong siêu thụ nhưng vẫn không cạnh tranh được với 2 nước trên. Để giải quyết bài toàn khó này, Minh Phú phải xây dựng và đưa vào ứng dụng các quy trình nuôi tôm với giá thành thấp, tỷ lệ thành công cao trên 60%. Đó là các mô hình: Tôm rừng, tôm quảng canh, tôm lúa, tôm - cá rô phi, tôm copefloc; tôm nuôi với mật độ thấp; tôm thâm canh với chế phẩm vi sinh Biowish (tôm công nghiệp).
Có thể nói, để cạnh tranh với đối thủ trong thế giới phẳng và môi trường toàn cầu, Minh Phú chọn con đường của mình là "Tạo giá trị khác biệt cho tôm Minh Phú và tôm Việt Nam". Đó là việc xây dựng chuỗi giá trị tôm có trách nhiệm, đảm bảo: Trách nhiệm với môi trường, với người lao động, với xã hội và an sinh xã hội, trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, về vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm và dịch vụ do mình cung cấp; kinh doanh trong môi trường công bằng; chịu trách nhiệm về sản phẩm và dịch vụ của mình đã cung cấp cho thị trường và xã hội.
Xin ông nói rõ thêm lợi ích của chuỗi giá trị tôm mà ông xây dựng?
- Thực tế cho thấy các sự hợp tác và liên kết theo dạng tổ hợp tác, hợp tác xã hay chuỗi cung ứng... trong thời gian qua chưa bền vững và chưa mang lại lợi ích cho các đối tác tham gia, cũng như chưa mang lại lợi ích cho môi trường và xã hội.
Để giải quyết vấn đề này, Minh Phú đã đưa ra một mô hình: "Doanh nghiệp xã hội chuỗi giá trị tôm rừng có trách nhiệm" và "Doanh nghiệp xã hội chuỗi giá trị tôm lúa có trách nhiệm". Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên kết các hộ nuôi tôm hướng đến các mục tiêu về xã hội và môi trường, xóa đói giảm nghèo và tiến tới mục tiêu giàu cho các hộ nuôi tôm.
Còn chuỗi giá trị tôm ở đây là sự hợp tác và liên kết tất cả các khâu sản xuất tôm như: Tôm bố mẹ - tôm giống - thức ăn - nuôi tôm - chuỗi cung ứng - chế biến và xuất khẩu - Logistic - phân phối và bán lẻ - chứng nhận tôm giống, thức ăn, nuôi tôm, chế biến và bán lẻ. Sự liên kết hợp tác này sẽ tạo ra giá trị cộng hưởng của các khâu mà từ đó tạo ra "Giá trị khác biệt".
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Xây dựng và phát triển chuỗi gà đồi Sóc Sơn: Không để "vàng thau" lẫn lộn Trong muôn vàn khó khăn của thời kỳ chăn nuôi an toàn sinh học rơi vào cảnh "vàng thau" lẫn lộn, với mong muốn đặc sản của huyện đến với đông đảo người tiêu dùng, UBND huyện Sóc Sơn đã đẩy mạnh xây dựng phát triển chuỗi gà đồi Sóc Sơn, bước đầu đã khẳng định bước đi đúng hướng. Chăn nuôi gà...