Doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn kỳ vọng vào các dự án liên Triều
Mặc dù kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai không được như mong muốn nhưng các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn kỳ vọng vào các dự án hợp tác kinh tế liên Triều trong thời gian tới.
Một số chuyên gia phân tích nhận định, thông tin về kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều ít nhiều sẽ tác động đến các doanh nghiệp Hàn Quốc nhưng điều này sẽ sớm qua đi khi các doanh nghiệp trở lại bình thường và hi vọng điều gì đó có thể phá vỡ sự bế tắc hiện tại trong quan hệ liên Triều.
“Khi cổ phiếu của các công ty xây dựng lao dốc sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc, tâm lý thị trường sẽ cản trở triển vọng tăng điểm trong tuần tới”, nhà phân tích Chae Sang-wook đến từ Hana Financial Investment cho biết.
“Tuy nhiên, từ triển vọng rộng lớn hơn, họ không nên từ bỏ hi vọng. Hai bên sẽ nỗ lực có một hội nghị thượng đỉnh khác trong năm nay và các cuộc đàm phán khác được cho là diễn ra trong thời gian tới”, chuyên gia trên nhận định.
Nhân viên Hyundai Asan theo dõi hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều. (Ảnh: Yonhap)
Video đang HOT
Korea Times đưa tin: Hôm 28/02, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc hội nghị tại Việt Nam sớm hơn dự kiến sau khi ông Trump từ chối dỡ bỏ lệnh trừng phạt theo yêu cầu của ông Kim.
Thông tin này đã khiến Tập đoàn Hyundai không vui bởi tập đoàn này có nhiều giấy phép kinh doanh tại Triều Tiên, trong đó có 7 dự án vốn xã hội và tour du lịch tới núi Geumgang.
Tập đoàn này cho biết, họ chưa nhận được tuyên bố chính thức về việc hội nghị thượng đỉnh không đạt thỏa thuận, nhưng cho biết thêm họ sẽ “không thôi kỳ vọng và hi vọng về hợp tác kinh tế liên Triều, theo đó sẽ tiếp tục các hoạt động chuẩn bị”.
Trước hội nghị thượng đỉnh lần hai ở Việt Nam, Hyundai đã tất bật chuẩn bị để bắt đầu các hoạt động kinh doanh ở Triều Tiên.
Để đầu tư vào các dự án tại Triều Tiên, Hyundai Asan, công ty thành viên của Tập đoàn Hyundai, đã dành 35 tỷ won để tân trang các cơ sở tại Triều Tiên.
Chủ tịch Tập đoàn Hyundai, bà Hyun Jeong-eun, đã tới thăm Triều Tiên 3 lần trong năm nay, nhấn mạnh các thành viên của tập đoàn phải thực hiện “trách nhiệm đóng góp vào hợp tác liên Triều”.
CEO Hyundai Asan Bae Kook-hwan cùng các nhà lãnh đạo khác thậm chí đã tổ chức lễ kỉ niệm 20 năm ngày thành lập các doanh nghiệp Triều Tiên tại núi Mount Geumgang hồi đầu tháng trước.
“Kết quả hội nghị không được như mong muốn, song chúng tôi sẽ tiếp tục chuẩn bị cho các dự án kinh doanh liên Triều với hy vọng nối lại các hoạt động đã bị trì hoãn”, một quan chức Tập đoàn Hyundai nói.
Trong khi đó, Hiệp hội các công ty Hàn Quốc vận hành những nhà máy tại Khu công nghiệp chung Kaesong ở thành phố cùng tên bày tỏ “rất đáng tiếc” về kết quả hội nghị. Tuy nhiên, họ khẳng định kết quả hội nghị không có nghĩa là “sự kết thúc” và cho rằng những vấn đề quan trọng có thể được giải quyết.
Nguyệt Thu (Theo Korea Times)
Theo DNVN
HĐBA LHQ chưa thảo luận dỡ bỏ lệnh cấm vận Triều Tiên
Đài TNHK cho biết, Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc Christoph Heusgen, Chủ tịch Ủy ban cấm vận Triều Tiên thuộc Liên hợp quốc (LHQ), cho biết sẽ không thảo luận về việc dỡ bỏ cấm vận với Triều Tiên trong thời gian tới.
Theo TNHK, trong cuộc hội đàm với Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre cùng ngày, Đại sứ Heusgen nhấn mạnh rằng, dù vẫn cần phải xem xét thêm về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội, nhưng có thể thấy hội nghị đã chưa thể đạt được mục tiêu của cộng đồng quốc tế là phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.
Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc Christoph Heusgen, Chủ tịch Ủy ban cấm vận Triều Tiên thuộc Liên hợp quốc. (Nguồn: German-times)
Trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban cấm vận Triều Tiên, Đại sứ Đức khẳng định không có lý do gì để thay đổi cơ chế cấm vận đối với Bình Nhưỡng trong vài tuần hay vài tháng tới. Theo quan chức này, các biện pháp cấm vận hiện nay là hết sức quyết liệt. Việc cộng đồng quốc tế cùng triển khai cấm vận Bình Nhưỡng là một ví dụ tốt về chủ nghĩa đa phương.
Trong khi đó, Đại sứ Pháp khẳng định, việc dỡ bỏ hay nới lỏng cấm vận với Bình Nhưỡng không phải là chương trình nghị sự thảo luận tại Hội đồng Bảo an. Ba nghị quyết cấm vận mà LHQ thông qua trong năm 2017 đối với Triều Tiên đã đóng vai trò là đòn bẩy hữu hiệu để thúc đẩy phi hạt nhân hóa.
TNHK cho biết thêm, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cùng ngày nhận định, với tài lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, Chính phủ Mỹ tự tin sẽ không lặp lại sai lầm trong quá khứ. Tổng thống Trump sẽ giữ lập trường cứng rắn cho tới khi nào đạt được phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách toàn diện.
Ông Pence đánh giá Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra một cách hiệu quả và các quan chức hai bên sẽ tiếp tục thảo luận trong thời gian tới.
Theo Thegioi&VietNam
Ông Trump khen Việt Nam "tuyệt vời", ca ngợi nhà lãnh đạo Kim Jong-un Trở về nước sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, ông Trump tiếp tục khen nhà lãnh đạo Kim Jong-un là người "cá tính, thông minh", đồng thời gọi Việt Nam là nơi tuyệt vời. Tổng thống Donald Trump. Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa dành nhiều lời khen ngợi cho ông Kim Jong-un, ca ngợi cuộc đàm phán song phương với...