Doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam tăng cường hợp tác và đầu tư
Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc đã được tổ chức tại thủ đô Seoul ngày 24/6.
Lãnh đạo VCCI, KCCI và đại diện doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sự kiện này, thu hút sự quan tâm của số lượng lớn các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công cùng đoàn lãnh đạo và doanh nghiệp hai tỉnh Hưng Yên và Quảng Ninh đã tham dự diễn đàn. Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng đã tham dự và chúc mừng sự kiện.
Lãnh đạo KCCI phát biểu khai mạc Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hiệp hội hợp tác kinh tế Hàn – Việt, ông Joo Si-bo hiện là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Posco International, nhấn mạnh sự cần thiết tổ chức các hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam trong giai đoạn hậu COVID-19. Chủ tịch Joo cho biết các doanh nghiệp Hàn Quốc không coi Việt Nam là đối tác thương mại đơn thuần mà như một đối tác kinh tế tương hỗ, bổ sung cho nhau.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, khủng hoảng chuỗi cung ứng, càng cần có sự phối hợp chặt chẽ của doanh nghiệp hai nước. Ông Joo đề xuất một số lĩnh vực hai nước cần chú trọng hợp tác trong thời gian tới bao gồm phòng chống và chăm sóc sức khỏe cộng đồng để đối phó với đại dịch; hợp tác phát triển thành phố thông minh, các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số và phối hợp tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Hai nước cũng cần tăng cường hợp tác thúc đẩy các ngành công nghiệp xanh, giảm thiểu khí thải nhà kính để ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển cân bằng tạo việc làm bền vững.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, phát biểu tại Hội nghị.
Tham gia phiên thảo luận chuyên đề, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết: Việt Nam có quy mô GDP lớn thứ 41 thế giới, quy mô xuất nhập khẩu lớn thứ 20 thế giới, có môi trường đầu tư, kinh doanh mở hàng đầu thế giới, với 17 Hiệp định thương mại tự do FTA đã được ký kết, trong đó có FTA Việt Nam – Hàn Quốc. Cùng với các lợi thế về ổn định chính trị; nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng; hạ tầng giao thông và chuyển đổi số đang nâng cấp rất nhanh, Việt Nam nổi lên như một địa chỉ hấp dẫn hàng đầu thế giới về thu hút đầu tư FDI. Đến nay đã có các doanh nghiệp đến từ 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư trên 420 tỷ USD vào Việt Nam.
Trong năm 2021, các tập đoàn Hàn Quốc đã gia tăng đáng kể nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. VCCI là tổ chức quốc gia đại diện cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. VCCI hiện có gần 200.000 doanh nghiệp hội viên gần 200 hiệp hội doanh nghiệp thành viên. Trong 30 năm qua, VCCI đã tích cực hợp tác với các đối tác Hàn Quốc, đặc biệt là KCCI trong các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư vào Việt Nam. VCCI là tổ chức đi đầu ở Việt Nam trong tham gia xây dựng pháp luật, môi trường chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, đầu tư, của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, kêu gọi xúc tiến đầu tư vào tỉnh Hưng Yên.
Ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, đã giới thiệu về cơ hội và tiềm năng của tỉnh Hưng Yên đến các doanh nghiệp của Hàn Quốc tham gia hội nghị. Ông Trần Quốc Văn cho biết: Hưng Yên nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đây là trung tâm kinh tế năng động và là đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Hưng Yên là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp, dịch vụ hóa, hiện đại hóa.
ADVERTISING
00:00
Không chỉ có vị trí giáp thủ đô Hà Nội, Hưng Yên còn có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển và đồng bộ, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, lực lượng lao động dồi dào, đã qua đào tạo là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Với nguồn lực sẵn có tại địa phương, với tư duy đổi mới, năng động sáng tạo Hưng Yên cam kết tạo điều kiện tốt để các nhà đầu tư phát triển sản xuất tại tỉnh.
Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Khánh Vân/TTXVN
Trong các phiên thảo luận, đại diện các doanh nghiệp hai nước đã trao đổi các tham luận về nội dung như Hợp tác kinh tế Hàn – Việt kỷ nguyên hậu COVID-19; Cơ hội đầu tư tại Việt Nam – những dấu mốc trong xây dựng chính sách pháp luật; Phát triển hạ tầng và đổi mới sáng tạo – động lực phát triển kinh tế Việt Nam… Trong các phát biểu, các diễn giả đều bày tỏ tin tưởng vào tiềm năng và động lực tăng trưởng kinh tế khả quan của Việt Nam sau đại dịch; đồng thời nêu lên xu hướng mới của doanh nghiệp Hàn Quốc trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 và kinh tế số.
Theo đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tăng dần tỷ trọng công nghệ sáng tạo thông qua đầu tư kỹ thuật, công nghệ hiện đại, giảm dần tỷ lệ sử dụng nhiều lao động. Hội nghị cũng đề xuất thêm các hướng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, hợp tác trong xây dựng chuỗi cung ứng, phát triển công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động của biển đổi khí hậu…
Tin, ảnh: Khánh Vân (PV TTXVN tại Seoul)
Đối thoại cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng
Sáng 26/11 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị: "Đối thoại doanh nghiệp: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan - Giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế".
Nội dung của hội nghị tập trung vào công bố Báo cáo "Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư - đất đai - xây dựng - môi trường: Một số kết quả từ khảo sát doanh nghiệp" được xây dựng từ kết quả phản hồi của 10.197 doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.
Đơn giản nhiều thủ tục hành chính
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp nói về những vướng mắc đang gặp phải, những khó khăn đang đương đầu và cần giải pháp vượt thách thức để vươn lên phục hồi, phát triển. Đây cũng là cơ hội này tạo nên đột phá trong cải cách và đòn bảy để kích thích tinh thần vượt khó vươn lên trong cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, hội nghị không phải là hoạt động mới và luôn được Bộ Xây dựng duy trì qua nhiều năm. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế của ngành xây dựng... Với sự cầu thị, cởi mở và luôn lắng nghe ý kiến từ phía các doanh nghiệp, Bộ Xây dựng xác định: luôn đồng hành cùng các cơ quan quản lý Nhà nước, VCCI, các hiệp hội và các địa phương... tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển bằng những chính sách sát thực tiễn, dễ triển khai và đem lại những tác động tích cực. Từ đó, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ năm 2014 đến nay, Chính phủ đã 3 lần triển khai các Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong nước, Bộ Xây dựng đã phối hợp cùng các bộ, ngành Trung ương và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện chỉ số cấp phép xây dựng.
Đây cũng là một trong các chỉ số mà Ngân hàng Thế giới chọn để đo lường, đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh của các quốc gia trên thế giới. Thông qua công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, Bộ Xây dựng đã thực hiện việc đẩy mạnh phân cấp, phân công nhiệm vụ tới các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, bãi bỏ, đơn giản hóa, tích hợp nhiều thủ tục hành chính khác trong đầu tư xây dựng. Đồng thời, cắt giảm, đơn giản hóa nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh và một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Để có được những kết quả nhất định trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện chỉ số cấp phép xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... ngành xây dựng nhận thức rằng, thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng cũng cần phải cải cách, cắt giảm hơn nữa để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, song song vớ việc đảm bảo công tác quản lý nhà nước.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu các ý kiến của các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp về những khó khăn, vướng mắc về các thủ tục hành chính đầu tư xây dựng để trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng sẽ cùng các cơ quan quản lý Nhà nước kiến nghị Chính phủ và đề xuất các giải pháp cải cách phù hợp, hiệu quả và khả thi hơn trong thời gian tới.
Nhận diện những khó khăn
Đại diện Nhóm nghiên cứu, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI cho biết, qua đánh giá khảo sát, các doanh nghiệp đều phản ánh, còn gặp nhiều vướng mắc khi triển khai các dự án liên quan tới nhiều lĩnh vực thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng và các nội dung có liên quan. Tổng số đã có 10.197 doanh nghiệp tham gia khảo sát; trong đó, gồm: 8.633 doanh nghiệp dân doanh trong nước và 1.564 doanh nghiệp nước ngoài.
Kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp cho thấy, 50% doanh nghiệp trả lời còn gặp trở ngại với các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng; 48% gặp trở ngại với các thủ tục về quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; hơn 40% gặp khó khăn với các thủ tục về thẩm định, phê duyệt và 40,9% gặp khó khăn về quyết định chủ trương đầu tư....
Về thời gian trong cấp giấy phép xây dựng, ông Tuấn cho biết, một doanh nghiệp cần khoảng 3 lượt tới các cơ quan Nhà nước để hoàn tất việc xin cấp phép. Thời gian trung bình giải quyết thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho doanh nghiệp là khoảng gần 24 ngày. Năm 2020, thời gian cần thiết để nhận được giấy phép xây dựng đã giảm hơn so với kết quả của năm 2019.
Ông Phạm Tấn Công nhận định, qua nghiên cứu, đánh giá và ghi nhận ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã tổng quát và nhận diện rõ ràng những vướng mắc lớn nhất hiện nay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Phức tạp nhất là các thủ tục về đất đai, về giải phóng mặt bằng. Sau nữa là việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cuối cùng là thẩm định thiết kế xây dựng. Với nhiều vấn đề được đặt ra, báo cáo cũng xếp loại theo mức độ khó khăn từ thực tiễn của doanh nghiệp.
Báo cáo cũng đưa ra một góc nhìn cho thấy sự khác biệt giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) so sánh với doanh nghiệp tư nhân trong nước về cách chọn lựa địa điểm đầu tư, các quy định pháp lý và cách đối xử của chính quyền địa phương... Theo đó, mặc dù đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước việc nhận quyết định chủ trương đầu tư còn rất khó khăn nhưng đối với các doanh nghiệp FDI lại không phải vấn đề quá lớn.
Vấn đề thủ tục về đất đai và giải phóng mặt bằng đối với các doanh nghiệp nước ngoài thường hay chọn vào trong khu công nghiệp. Với những khoảng cách khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI được nêu trong báo cáo của nhóm nghiên cứu, chính là cơ sở để các đại biểu, các diễn giả và doanh nghiệp cùng thảo luận và đánh giá nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu, cải thiện chính sách và góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Nhiều dư địa cải cách
Trước thực trạng nói trên, ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị, còn nhiều dư địa cải cách trong lĩnh vực thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng và các nội dung liên quan. Chính phủ, Bộ Xây dựng cần tiếp tục các giải pháp cải cách thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng và các lĩnh vực có liên quan trong năm 2022. Theo đó, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chi tiết, minh họa dễ hiểu về quy trình thực hiện các thủ tục liên ngành trong lĩnh vực xây dựng; lập các trang thông tin hỏi đáp về thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng để cập nhật thường xuyên các văn bản pháp lý, các tình huống hay gặp phải và giải pháp xử lý.
Cùng đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính thông qua các cổng dịch vụ công trực tuyến; rà soát hệ thống pháp luật về đầu tư và các lĩnh vực có liên quan như phòng cháy, chữa cháy, đất đai, môi trường để tiếp tục cải cách theo hướng lồng ghép, tích hợp thành các nhóm thủ tục để giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; xây dựng kế hoạch thanh tra sát với thực tiễn về yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng; đồng thời phát triển rộng rãi hình thức thanh toán trực tuyến cấp độ 4 cho thủ tục hành chính để giảm thiểu cơ hội phát sinh chi phí không chính thức và tệ nhũng nhiễu...
Song song đó, Bộ Xây dựng cũng cân nhắc việc thiết kế Bộ chỉ số đánh giá mức độ thuận lợi của việc thực hiện thủ tục hành chính đầu tư - đất đai - xây dựng - môi trường ở cấp tỉnh. Mục đích đặt ra là nhằm chỉ rõ những địa phương mà ở đó doanh nghiệp gặp thuận lợi hay khó khăn trong quá trình thực hiện nhóm thủ tục đầu tư xây dựng. Đồng thời, cung cấp thông tin cho chính quyền các tỉnh để lựa chọn giải pháp cải cách phù hợp; cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư để dự liệu tiến trình thực hiện thủ tục tại mỗi địa phương và lựa chọn địa điểm đầu tư....
Đề xuất quy định công khai giá trang thiết bị y tế Phản hồi đề nghị của Bộ Y tế về việc đóng góp ý kiến cho Đề xuất quy định công khai giá trang thiết bị y tế; đồng thời, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ phía các doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc yêu cầu doanh nghiệp công khai giá vốn của trang...