Doanh nghiệp gỗ đối mặt khó khăn giảm đơn hàng
Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu đang ở mức cao, sức mua thị trường vì thế cũng trở nên yếu đối với mặt hàng không thiết yếu, việc đơn hàng mới giảm đang đặt ra thách thức đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp ngành gỗ những tháng cuối năm.
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty Triệu Phú Lộc (Bình Dương). Ảnh tư liệu: TTXVN
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tính đạt 11,07 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có xu hướng chậm lại trong những tháng gần đây.
Cụ thể, kim ngạch trong tháng 8 là 1,35 tỷ USD, dù tăng 65% so với cùng kỳ năm trước nhưng chỉ ngang với tháng 7 và thấp hơn so với con số 1,5 tỷ USD của tháng 6.
Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị cho biết, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do tác động của xung đột Nga – Ukraine khiến việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, chi phí tăng cao, cùng với tình hình lạm phát của các nước tăng cao khiến nhu cầu mua sắm giảm. Trước khó khăn trên, dự báo xuất khẩu lâm sản năm 2022 đạt khoảng 16,3 tỷ USD, xấp xỉ với mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Đáng chú ý, trong các thị trường chủ lực nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, hiện có thị trường Mỹ giảm nhập khẩu nhưng lại chiếm tỷ lệ cao nhất, khiến cho kết quả xuất khẩu toàn ngành bị ảnh hưởng.
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) Đỗ Xuân Lập đánh giá, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ. Do đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm làm cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm.
Ngoài ra, Bộ Công Thương Hoa Kỳ (DOC) thông báo gia hạn lần thứ tư thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam. Đồng nghĩa sẽ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc vào ngày 31/1/2023 cũng tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ trong nửa cuối năm.
Nghiên cứu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) và các hiệp hội địa phương cho thấy, tới 80% các doanh nghiệp chế biến gỗ dự báo có mức doanh thu giảm từ 30% trở lên, đơn đặt hàng đã giảm 44,4%, cá biệt có những doanh nghiệp đơn đặt hàng đã giảm 100%.
Video đang HOT
Thực tế, Viforest ghi nhận một số doanh nghiệp có đơn hàng sản xuất đến cuối năm 2022 cũng rất lo lắng về tình trạng khách hàng chậm xác nhận đặt hàng, kéo dài thời gian giao hàng, chậm thanh toán do tồn kho tại các thị trường còn rất lớn, bởi tốc độ tiêu thụ rất chậm so với năm trước.
Mặt khác, rủi ro giá nguyên liệu tăng ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp ngành gỗ. Trước đó, việc Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn sang EU và Mỹ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung gỗ nguyên liệu trên toàn cầu.
Trước những sức ép về thị trường và biến động kinh tế thế giới, giới phân tích kỳ vọng các yếu tố tăng trưởng từ thị trường nội địa hỗ trợ doanh nghiệp ngành gỗ. Đối với Công ty Gỗ An Cường, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) nhận định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu ở mức 15%/năm trong giai đoạn 2022 – 2025 trước tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản; sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và tốc độ đô thị hóa
Tập đoàn Gỗ kỹ nghệ Trường Thành đang tăng cường hợp tác với các nhà phát triển bất động sản trong nước với nhiều ngành hàng để tăng doanh thu, cải thiện biên lợi nhuận. Cùng với đó, đẩy mạnh sử dụng nguyên liệu tại chỗ để giảm bớt chi phí đầu vào, nhằm đảm bảo cho thị trường có thể chấp nhận được sản phẩm, doanh nghiệp duy trì sản xuất.
Doanh nghiệp đặt mục tiêu nâng công suất sản xuất tất cả nhà máy tại Bình Dương từ 100 tỷ đồng/tháng doanh thu lên 140 tỷ đồng/tháng; thuê lại nhà máy ván ép MDF, PB tại Bình Dương để chủ động nguồn nguyên liệu; cải tiến quy trình sản xuất.
Về công suất chế biến gỗ của Phú Tài trong năm 2022 đạt 84.000 m3/năm, tăng 30% so với cùng kỳ với nhà máy gỗ Phù Cát hoàn thành giai đoạn 2 và vận hành từ tháng 7/2021. Giai đoạn 3 dự kiến triển khai khi thị trường thuận lợi đưa công suất lên 102.000 m3/năm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu nội thất sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi bị ảnh hưởng của lạm phát ít hơn các nước khác; hay duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hiện khoảng 54% doanh xuất khẩu sang thị trường khác như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Với những thị trường này, doanh nghiệp xem chuyển đổi số như phương tiện tiến đến sản xuất thông minh và phát triển bền vững. Theo đó, doanh nghiệp ưu tiên tập trung tối ưu chi phí, tăng hiệu suất lao động, xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu và tăng trải nghiệm khách hàng.
Hiện nay, thị trường niêm yết đang đợi kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp ngành gỗ. Về giá trị giao dịch cổ phiếu, đóng phiên giao dịch cuối tuần 23/9, mã ACG của Công ty Gỗ An Cường được niêm yết ở mức 68.900 đồng; PTB của Phú Tài ở mức 59.000 đồng; TTF của Tập đoàn Gỗ kỹ nghệ Trường Thành có thị giá 7.280 đồng.
Xuất khẩu tạo đà cho doanh nghiệp gỗ tăng trưởng
Không chỉ kín đơn hàng đến hết quý III/2022, một số doanh nghiệp gỗ cũng đã chốt xong đơn hàng hết năm 2022.
Các doanh nghiệp này được kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ xuất khẩu khả quan trong năm nay.
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty Triệu Phú Lộc (Bình Dương). Ảnh minh họa: TTXVN
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản (Vifores), kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2022 có thể tăng từ 5 - 8%.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh cho biết, nhờ vào các hiệp định như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)..., ngành chế biến gỗ Việt Nam đã thuận lợi đưa đơn hàng ra nhiều thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với mặt hàng của các quốc gia khác.
Phó Chủ tịch hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.Hồ Chí Minh cho biết thêm, thời gian qua, các mặt hàng nội thất bằng gỗ xuất khẩu đều tăng mạnh, dẫn đầu là nội thất phòng khách, phòng ăn, tiếp theo là nội thất phòng ngủ. Về thị trường, ngoài Mỹ, Canada và Australia đang là những thị trường tốt cho Việt Nam.
Qua kết quả khảo sát tại 100 thị trường của Trung tâm Nghiên cứu công nghiệp Italy (CSIL), năm 2022, thị trường đồ gỗ toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 4%. Trong số thị trường, các thị trường thuộc châu Âu và châu Á sẽ có sự tăng trưởng mạnh nhất về tiêu thụ đồ gỗ. Về thị trường chủ đạo của ngành gỗ Việt Nam là Bắc Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Bên cạnh đó, bức tranh xuất khẩu gỗ trở càng trở nên "tươi sáng" nhờ thông tin hỗ trợ từ Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030. Mục tiêu của đề án hướng tới giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và đạt 25 tỷ USD vào năm 2030.
Trên cơ sở này, các doanh nghiệp gỗ niêm yết cũng đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh nhờ xuất khẩu trong thời gian tới. Chẳng han, Công ty Chế biến Gỗ Đức Thành đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2022 sẽ tăng mạnh 48% so với cùng kỳ lên 500 tỷ đồng. Về cơ cấu doanh thu xuất khẩu dự kiến tăng 48% lên 425 tỷ đồng, tiếp tục là nguồn đóng góp chính khi chiếm 85% kế hoạch doanh thu thuần.
Về phía Công ty Phú Tài, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Dầu Khí (PSI) dự báo doanh thu gỗ từ thị trường Mỹ tăng trưởng lần lượt 25% và 20% trong giai đoạn 2022 - 2023 khi các đơn đặt hàng từ thị trường này tiếp tục tăng do các khách hàng lớn tiếp tục chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các nhà sản xuất gỗ tại Việt Nam có chứng chỉ FSC và doanh nghiệp Phú Tài đáp ứng được điều kiện đó.
Đồng quan điểm này, Công ty Chứng khoán MB (MBS) ước tính khi Phú Tài hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy Phù Cát số 3 vào năm 2023, công suất chế biến gỗ sẽ đạt 102.050 m3/năm, tăng 59,8% công suất so với năm 2020, từ đó đưa mức doanh thu gỗ đạt mức tăng trưởng kép (CAGR) lên 16,19% trong giai đoạn 2023 - 2026.
Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo, một số doanh nghiệp gỗ có thể phải đối mặt với biến động từ đại dịch COVID-19 và gần đây là căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Việc này làm chặn nguồn cung gỗ nguyên liệu của Nga ra thế giới, làm cho giá gỗ nguyên liệu của châu Âu tăng trong khi Việt Nam đang nhập khẩu từ hai nguồn chính là châu Âu và Bắc Mỹ. Cùng với đó, giá sơn và chất phủ bề mặt gỗ cũng đang tăng theo giá xăng dầu.
Để chủ động ứng phó với biến động giá nguyên liệu đầu vào, Gỗ Đức Thành đã chủ động tăng hàng tồn kho với giá ưu đãi từ các nhà cung cấp. Cụ thể, tồn kho hiện tại khá lớn ở mức từ 5.000 - 6.000 m3 so với tổng lượng sử dụng năm 2021 là 11.684 m3. Mặt khác, doanh nghiệp chỉ cần trả trước 30%, đồng thời lưu hàng tồn kho này tại kho của nhà cung cấp.
Theo quan điểm của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), hàng tồn kho chi phí thấp hiện tại sẽ giúp trung hòa xu hướng lạm phát giá hàng hóa gần đây. Qua đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Gỗ Đức Thành và bảo vệ tốt biên lợi nhuận ròng của doanh nghệp. Hiện đơn hàng của doanh nghiệp tăng được thúc đẩy tuân thủ các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) chặt chẽ, giúp đảm bảo nhiều đơn đặt hàng hơn và có được thêm khách hàng mới, đặc biệt là từ châu Âu và Mỹ.
Riêng về phía các doanh nghiệp gỗ chủ yếu nhập gỗ nguyên liệu từ Nam Mỹ, châu Phi như Phú Tài sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc Nga cấm xuất khẩu các sản phẩm gỗ. Theo Vìores, tính chung 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi đạt 187.450 m3, với trị giá 68,52 triệu USD, tăng 28% về lượng và tăng 30,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Hướng tới xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch Quốc gia ngành lâm nghiệp Việt Nam; trong đó, sẽ tập trung rà soát, đánh giá diện tích đất lâm nghiệp và rừng trồng sản xuất hiện có, tạo vùng nguyên liệu tập trung, đủ lớn; gắn với quy hoạch các cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ.
Trên sàn giao dịch, đóng cửa phiên cuối tuần 13/5, cổ phiếu ngành gỗ đang bị ảnh hưởng bởi diễn biến tiêu cực của toàn thị trường. Cổ phiếu GDT của Công ty Chế biến Gỗ Đức Thành ở mức 47.500 đồng/đơn vị, cổ phiếu PTB ở mức 95.500 đồng/cổ phiếu và thị giá cổ phiếu ACG của Công ty Gỗ An Cường là 64.600 đồng/cổ phiếu.
Doanh nghiệp gỗ đã kín đơn hàng đến hết quý III/2022 Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã nhanh chóng trở lại khôi phục sản xuất, đẩy nhanh tiến độ để kịp thời đáp ứng các đơn hàng tồn đọng do dịch COVID-19. Qua nửa năm cả nước bước vào giai đoạn thích ứng với trạng thái bình thường mới sau khi ứng phó với dịch bệnh COVID-19, ngành chế biến và xuất...