Doanh nghiệp giấy, cao su và nhựa Việt Nam tìm kiếm cơ hội sau đại dịch COVID-19
150 doanh nghiệp đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham gia triển lãm giấy, cao su và nhựa tại Việt Nam từ ngày 3-5/8 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (Quận 7, TP Hồ Chí Minh).
Ngày 16/7, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội sơn – mực in Việt Nam, Hiệp hội giấy Việt Nam, Hiệp hội cao su Việt Nam và Công ty THHH MTV dịch vụ quảng cáo và triển lãm Minh Vi (VEAS) đã công bố thông tin về 4 triển lãm thương mại quốc tế chuyên ngành giấy, sơn phủ, cao su và nhựa tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp nhựa, cao su, giấy Việt Nam có cơ hội giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia triển lãm.
Ông Nguyễn Bá Vinh, Trưởng Ban tổ chức triển lãm thương mại quốc tế chuyên ngành giấy, sơn phủ, cao su và nhựa, Giám đốc Công ty VEAS cho biết, trở lại sau 3 năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, triển lãm chuyên ngành công nghiệp giấy, cao su và nhựa đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm mạnh mẽ từ các bộ, ngành, hiệp hội và 150 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Bỉ, Đức, Indonesia, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Pakistan…. Trong đó, Ấn Độ là nước có số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia đông nhất với 41 doanh nghiệp.
Video đang HOT
“Triển lãm giấy, cao su và nhựa là điểm hẹn giao thương quốc tế, hội tụ bốn chuyên ngành quan trọng của Việt Nam là giấy, sơn phủ, cao su và nhựa. Đây cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhà phân phối, người mua và các chuyên gia kỹ thuật có thể đẩy mạnh hợp tác kinh doanh sau những tác động tiêu cực của đại dịch vừa qua; đồng thời giúp các bên tăng cường trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin và quy trình mới nhất cùng các nhà lãnh đạo đầu ngành và xây dựng mạng lưới số mạnh mẽ tại Việt Nam”, ông Nguyễn Bá Vinh cho biết thêm.
Triển lãm sẽ có các khu vực trưng bày, giới thiệu các sản phẩm mới, các công nghệ cải tiến về cao su nguyên liệu; khu trưng bày dây chuyền công nghiệp sản xuất giấy; khu trưng bày sản phẩm sơn, vật liệu phủ… Ngoài các hoạt động trưng bày triển lãm, còn có các cuộc hội thảo chuyên ngành với các chủ đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xí nghiệp giấy ở Việt Nam; máy xeo giấy làm thùng sóng trong những năm tới ở Việt Nam; tổng quan ngành cao su, tiềm năng và cơ hội phát triển cao su kỹ thuật…
Dự kiến sẽ có khoảng 8.000 lượt khách đến tham quan để tìm kiếm cơ hội, đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước sau những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Việt Nam nhập khẩu hơn 1,6 triệu tấn lúa gạo từ Campuchia
Trong 4 tháng đầu năm nay, Campuchia xuất khẩu khoảng 1,9 triệu tấn lúa gạo, trong đó xuất khẩu vào Việt Nam trên 1,6 triệu tấn.
Thương vụ Việt Nam tại Campuchia dẫn các số liệu từ cơ quan nước này cho biết: Việt Nam là đầu ra cho nhiều loại nông sản Campuchia như: gạo, hạt điều, hồ tiêu, cao su... Trong 4 tháng đầu năm 2022, Campuchia xuất khẩu khoảng 1,9 triệu tấn lúa gạo các loại thu về 516 triệu USD. Trong số này, Campuchia xuất khẩu hơn 1,6 triệu tấn qua biên giới Việt Nam thu về 376 triệu USD. Chỉ có khoảng 221.000 tấn gạo thương phẩm xuất vào các thị trường còn lại. Với xuất khẩu gạo tăng gần 15% trong 4 tháng đầu năm 2022, ngành lúa gạo Campuchia kỳ vọng sẽ tăng trưởng thêm khoảng 700.000 - 800.000 tấn trong năm nay do nhu cầu lương thực tăng cao trên toàn cầu.
Gạo Lài thơm Campuchia bán tại thị trường Việt Nam khoảng 25.000 đồng/kg. Ảnh CHÍ NHÂN
Việt Nam nhập khẩu lượng lúa gạo rất lớn từ Campuchia nếu xét trong tương quan với lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong cùng giai đoạn; xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt trên 2 triệu tấn đạt kim ngạch 1 tỉ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái...
Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạo ở ĐBSCL cho biết: Thương mại gạo giữa Việt Nam và Campuchia là bình thường trong nhiều năm qua. Doanh nghiệp chủ yếu là nhập khẩu lúa về xay xát chế biến để xuất khẩu và cả tiêu thụ trong nước. Sản lượng 1,6 triệu tấn lúa tương đương khoảng 1 triệu tấn gạo thành phẩm. Nhiều loại gạo Campuchia vẫn được ưa chuộng tại thị trường nội địa Việt Nam vì chất lượng tốt. Việc nhập khẩu gạo này giúp các doanh nghiệp bổ sung nguồn cung và đa dạng hóa sản phẩm. Việc duy trì giao thương này cũng góp phần củng cố an ninh lương thực xuyên biên giới.
Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia 3,52 triệu tấn lúa, tăng 61% so với năm 2020 với giá trị nhập khẩu 631 triệu USD.
Ngoài gạo, xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Campuchia đã xuất khẩu trên 3.800 tấn hạt tiêu trong 4 tháng đầu năm 2022, đánh dấu mức tăng 79,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nước mua hạt tiêu lớn nhất của Campuchia với sản lượng khoảng 3.500 tấn, tương đương 92%. Năm nay hồ tiêu trúng mùa, sản lượng tăng hơn 20.000 tấn làm giá giảm.
Hiện tại xuất khẩu hạt điều của Campuchia và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đang hạn chế đầu ra.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, Việt Nam đang là đối tác thương mại và đầu ra lớn cho nhiều loại nông sản Campuchia. Cụ thể trong quý 1/2022, Campuchia xuất khẩu sang các nước thành viên của hiệp định RCEP đạt 1,95 tỉ USD tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Ba thị trường xuất khẩu hàng đầu là Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Cụ thể Campuchia đã xuất khẩu vào Việt Nam tổng giá trị hàng hóa 759 triệu USD, sang Trung Quốc 322 triệu USD và 318 triệu USD đến Thái Lan.
Hiệp định thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP, bao gồm các nước ASEAN và 5 đối tác là Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand.
Bất động sản công nghiệp tăng tốc, đón dòng vốn mới Thay vì chỉ cho thuê đất và nhà xưởng như trước đây, bất động sản (BĐS) công nghiệp hiện đang được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước chú trọng đầu tư sâu hơn; trong đó có cả dịch vụ, đô thị và đặc biệt là hệ sinh thái công nghiệp xanh, bền vững. Điểm sáng đầu tư Bất động sản công...