Doanh nghiệp giảm nhập tư liệu sản xuất: Không hẳn đáng lo?
Chuyên gia Bùi Trinh cho rằng, kim ngạch các nhóm hàng tư liệu, nguyên liệu sản xuất giảm phản ánh sức sản xuất doanh nghiệp cũng đã giảm. Sự tụt giảm này có thể được lý giải là do các đơn hàng bị…
Xuất khẩu nông sản tăng – điều đáng mừng
Theo báo cáo do Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa công bố, 8 tháng đầu năm 2016 cả nước xuất siêu ước đạt 2,45 tỷ USD, chiếm 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 112,2 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 109,74 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ.
Khu vực FDI tiếp tục giữ vai trò “lấn át” trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa với mức xuất siêu 13,71 tỷ USD. Khu vực trong nước nhập siêu 12,73 tỷ USD.
Xét riêng về xuất khẩu, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, dù có tăng trưởng song tốc độ tăng lại thấp hơn nhiều cùng kỳ.
Báo cáo ghi nhận mức tăng này có sự đóng góp lớn từ kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản, với ước tăng khoảng 5,4% (nhóm hàng này cùng kỳ năm ngoái giảm hơn 10%).
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm nhóm hàng công nghiệp chế biến chỉ tăng khoảng 7,8%, khá thấp so với mức tăng hơn 18,6% cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Nguyên nhân chủ yếu là do một số mặt hàng xuất chủ lực như: dệt may, da giày, điện thoại và linh kiện, linh kiện điện tử có tốc độ tăng thấp. Xuất khẩu than đá, dầu thô giảm mạnh.
Trao đổi với BizLIVE, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng, trước nay, xuất khẩu tăng mạnh chủ yếu tập trung ở các nhóm hàng khối FDI sản xuất và những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ, mang nặng tính gia công, lắp ráp là chủ yếu, hàm lượng giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm thấp.
Tỷ lệ giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất của nhóm ngành công nghiệp giảm rất mạnh (hơn 10% giai đoạn năm 2000 – 2014 – Tổng cục Thống kê).
Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất của các ngành sản xuất vật chất của Việt Nam ngày càng kém, sản xuất dù nhiều, xuất khẩu dù nhiều nhưng phần Việt Nam nhận được ngày càng ít.
Do vậy, theo nhận định chuyên gia Bùi Trinh, khi kim ngạch xuất khẩu nhóm nông lâm thủy sản tăng lên, dù mức tăng không phải quá cao thì đó là một tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế. Đồng thời, việc giảm xuất khẩu ở các lĩnh vực gia công, lắp ráp… không phải hoàn toàn đáng lo ngại.
Giảm nhập tư liệu sản xuất, có đáng lo?
Theo số liệu Bộ Kế hoạch và đầu tư, ở chiều nhập khẩu, trong 8 tháng đầu năm cả nước nhập ước đạt 109,74 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm ngoái tăng 16,4%). Trong đó giảm ở khu vực FDI (giảm 0,8%), trong khi đó, khu vực trong nước lại tăng nhẹ (0,5%).
Đáng lưu ý, trong cơ cấu nhập khẩu: Nhóm hàng cần nhập khẩu (chiếm tỷ trọng 87,8%), trong đó tư liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, ước giảm khoảng 0,9% so với cùng kỳ.
Còn nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu (chiếm tỷ trọng khoảng 8,5%) tăng khoảng 14,55% (chủ yếu do tăng nhóm hàng rau quả, bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc, linh kiện phụ tùng ô tô và ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ).
Bình luận về những con số trên, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng, kim ngạch các nhóm hàng tư liệu, nguyên liệu sản xuất giảm phản ánh sức sản xuất doanh nghiệp cũng đã giảm.
Sự tụt giảm này có thể được lý giải là do các đơn hàng bị tụt giảm vì nhiều nguyên nhân, nhưng điều này không phải là vấn đề quá lo lắng đối với nền kinh tế, ông Trinh nhận định.
Nói rõ hơn về nhận định này, ông Trinh cho biết, giai đoạn từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu cao. Đỉnh điểm là năm 2008, tổng mức nhập siêu hàng hóa là trên 18 tỷ USD.
Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vấn đề nhập siêu cũng không hẳn là không tốt, nếu các hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên trên thực tế, các loại hàng hóa nhập khẩu lại chủ yếu phục vụ cho khu vực FDI, một khu vực mà hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… dùng cho sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu, và sau đó lại phục vụ cho xuất khẩu như vậy có thể thấy khu vực công nghiệp có xuất khẩu cũng chỉ là xuất khẩu hộ nước khác mà thôi.
Những mặt hàng xuất khẩu như điện tử; máy tính và linh kiện; điện thoại và các loại linh kiện; hàng dệt may; giày dép… mang nặng tính lắp ráp gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, người Việt Nam được hưởng từ xuất khẩu của khu vực này chẳng đáng là bao.
Trong khi đó, cái lợi của khu vực này không thể bù đắp được những thảm họa về môi trường mà Việt Nam phải chịu hôm nay và cả ngày mai, chuyên gia Bùi Trinh nhận định.
Do vậy, ông Trinh cho rằng, nếu kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng vẫn tiếp tục phụ thuộc vào các mặt hàng gia công, lắp ráp với hàm lượng giá trị gia tăng thấp, trong khi đó, đến 80% hàng hóa để sản xuất là nhập khẩu từ nước ngoài thì việc xuất siêu không có ý nghĩa gì lớn đối với nền kinh tế.
Theo ông Trinh, điều quan trọng đối với nền kinh tế bây giờ là phải thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc. Chuyển đổi tập trung sang phát triển các lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam như nông nghiệp và các mặt hàng dịch vụ thay vì quá chú trọng vào phát triển công nghiệp.
“Nếu cứ toàn gia công, lắp ráp thì giá trị gia tăng và các tác động lan tỏa vào nền kinh tế không cao. Chúng ta mãi chỉ đi xuất khẩu hộ mà thôi”, ông Trinh nêu quan điểm.
Theo_Phụ Nữ News
Năm 2016 đặt mục tiêu XK hơn 2 tỉ đô la trái cây
Năm 2016, trái cây Việt Nam kỳ vọng sẽ được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính với giá trị gia tăng cao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu trái cây năm 2016 sẽ đạt hơn 2 tỉ đô la Mỹ từ mức 1,8 tỉ đô la Mỹ năm 2015.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), rau quả vẫn còn nhiều dư địa để khai thác nên kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu trái cây năm 2016 có thể lên hơn 2 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 11% so với năm 2015.
Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thuộc Bộ NNPTNT, cho hay năm qua, Việt Nam đã khai thác nhiều thị trường mà trước đây chưa đầu tư hoặc lãng quên như EU, Canada, các nước ASEAN, Đông Âu, Trung Đông, thậm chí hướng đến cả thị trường Nam Mỹ.
Cục BVTV đã nộp hồ sơ đề nghị xuất khẩu quả tươi của Việt Nam sang Achentina, Brazil, Peru... Hiện các nước này đang xem xét để làm các thủ tục tiếp theo cho Việt Nam xuất khẩu trái cây vào.
Từ xưa đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn của rau quả Việt Nam, nhưng Bộ NNPTNT đã nỗ lực đa dạng hóa thị trường và khai thác các thị trường có giá trị cao và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch thực vật cũng như an toàn thực phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc rau quả của Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng tại các thị trường khó tính; đây sẽ trở thành tiền đề quan trọng để xâm nhập các thị trường mới.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt hơn 1,8 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 400 triệu đô la Mỹ so với năm 2014, tương đương mức tăng hơn 28%. Tổng khối lượng xuất khẩu rau quả nói chung trong năm 2015 đạt 2,1 triệu tấn, trong đó có những loại quả có lượng xuất khẩu lớn như thanh long (1,1 triệu tấn), sau đó là dưa hấu, xoài, nhãn...
Năm 2015, Việt Nam cũng mở nhiều thị trường mới như xuất khẩu xoài sang Nhật Bản; vải, nhãn sang Mỹ, Australia. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây sang các nước xung quanh Việt Nam như vải xuất sang Malaysia và một số nước khác.
Theo_NDH
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 8 năm qua Sáng 7/3, báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, nền kinh tế nước ta phục hồi rõ nét, đạt tốc độ tăng trưởng cao so với kế hoạch đề ra và cao hơn so với dự báo trước đây. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang...