Doanh nghiệp game tính chuyện làm thêm để tồn tại
Để tồn tại, một số doanh nghiệp game đã bắt đầu tính chuyện chuyển hướng làm game để phát hành ở nước ngoài, hoặc tìm cách mở rộng sang phát triển các dịch vụ ngoài game khác.
Tồn tại hay tồn tại là câu hỏi mà không ít nhà làm game đã đặt ra trong bối cảnh phải mòn mỏi chờ đợi cơ chế chính sách quản lý mới. Trao đổi với ICTnews mới đây, giám đốc một doanh nghiệp game nhỏ, có trên 50 nhân viên đang làm việc tại Hà Nội (đề nghị không nêu tên) cho biết: Làm game trong nước gặp quá nhiều khó khăn. Vì thế, từ đầu năm 2014 công ty này bắt đầu tìm kiếm, chuyển sang làm các dự án khác không liên quan đến game nữa. Mới đây nhất công ty này đã thành công trong việc cung cấp giải pháp định vị (Location) cho các loại điện thoại không thuộc dòng smartphone. Giải pháp này đã bán được cho một doanh nghiệp viễn thông của Singapore thông qua một doanh nghiệp trung gian khác.
Cũng theo vị giám đốc này, với chính sách quản lý game như hiện nay thì khó có thể có một kế hoạch dài hạn, các doanh nghiệp game gặp quá nhiều rủi ro. Để phát triển được 1 game tốt cần phải có nhiều tiền để thuê người giỏi làm, đầu tư lớn nhưng khi có sản phẩm rồi khả năng xin được giấy phép để phát hành cho đúng luật rất thấp. Doanh nghiệp có thể bị kiểm tra, xử phạt, dừng phát hành sản phẩm bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, thị trường game đang có dấu hiệu tụt dốc, xu hướng người dùng bỏ tiền chơi game sẽ ngày càng ít đi mà chủ yếu họ chuyển sang chơi những game miễn phí.Vị giám đốc này cũng cho biết, tuy không có ý định bỏ hẳn game nhưng sẽ làm game để phát hành ở nước ngoài. Sắp tới, công ty có 1 game bán cho một doanh nghiệp ở nước ngoài để họ phát hành, mà không có ý định tự sản xuất rồi phát hành game trong nước nữa.
“Khó khăn chồng chất nhưng doanh nghiệp cần phải có doanh thu để tồn tại và nuôi nhân viên, nên việc chuyển hướng sang phát triển các sản phẩm phần mềm khác, hoặc phát triển game rồi bán cho doanh nghiệp ở ngoài nước phát hành là xu hướng mà một số doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ làm”, vị giám đốc này nhận định.
Hồi đầu năm 2014, một doanh nghiệp game cỡ nhỏ ở Hà Nội phát triển được 2 game di động và đưa lên các App toàn cầu nhưng đã bị Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội xử phạt với số tiền lên đến 220 triệu đồng. Sau đó, doanh nghiệp này đã bỏ luôn 2 game này, dù đã phải đầu tư một khoản tiền không nhỏ để phát triển sản phẩm.
Những khó khăn của doanh nghiệp game trong nước đã được nói đến khá nhiều trong những năm gần đây. Và dù từ năm 2013, Nhà nước đã dần tháo gỡ những khó khăn nhưng thực tế chưa giúp gì nhiều cho họ.
Ông Dương Thế Lương, Giám đốc VTC Intecom cũng cho rằng, các doanh nghiệp game trong nước vẫn còn rất nhiều vất vả. 6 tháng đầu năm 2014, toàn thị trường có khoảng 40 game cho PC và 60 cho Mobile được phát hành mới, nhưng xác suất thành công chỉ vào khoảng 10%. Nhưng mức độ thành công ở đây chỉ khiêm tốn ở mức “không lỗ đã được coi là thành công rồi”.
Video đang HOT
6 tháng đầu năm 2014, VTC Intecom đã phát hành được một số game mới, bước đầu có thể đánh giá là thành công (ở mức độ không lỗ), nhưng VTC Intecom cũng đang nghiên cứu và tìm kiếm các dịch vụ mới khác ngoài game như: Dịch vụ điện toán đám mây, thương mại điện tử…
VTC Intecom cũng tính chuyện triển khai các dịch vụ ra nước ngoài. “Trong tháng 8 chúng tôi sẽ có dịch vụ mới đầu tiên ra nước ngoài”, ông Lương cho biết.
Nghịch lý là, trong khi các doanh nghiệp game trong nước đang chật vật để tồn tại, thì có tới 40% doanh thu game năm 2014 thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Hùng, Chánh Thanh tra Bộ TT&TT tiếp tục lên tiếng báo động về hành vi doanh nghiệp game Trung Quốc tiếp tục lợi dụng các công ty của Việt Nam để phát hành game trái phép vào nước ta. “Mặc dù từ giữa năm 2013 đến nay, cơ quan công an đã phát hiện và khởi tố nhiều cá nhân và tổ chức. Nhưng hiện tượng phát hành game trái phép vào Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra”, ông Hùng nói.
Theo VNE
Lời khuyên dành cho sinh viên vừa học vừa làm
Nếu bạn muốn thành công trong công việc của bạn trong và ngoài nhà trường, hãy làm theo những lời khuyên đơn giản.
Cân bằng công việc và học là một cuộc đấu tranh mà rất nhiều sinh viên đã quen thuộc. Bạn đã rất cố gắng để có được công việc với những khoản thu nhập đầu tiên nhưng lại không đủ thời gian để học tập và hoàn thành bài vở trên lớp? Nếu bạn muốn thành công trong công việc của bạn trong và ngoài nhà trường, hãy làm theo những lời khuyên đơn giản.
1. Ghi nhớ: Học tập là ưu tiên số 1
Trước khi bạn bắt đầu vạch ra chiến lược để cân bằng công việc và lịch học, bạn cần phải nhận thức và khẳng định những ưu tiên của bạn. Đó là việc học, điều đó luôn luôn đúng. Quãng thời gian học tập ở trường đại học là quãng thời gian quý giá để bạn bổ sung, trau dồi và tích lũy kiến thức. Nếu bạn phải lựa chọn công việc làm thêm và việc học, hãy chọn việc học tập ở nhà trường là ưu tiên số 1. Việc học tập ở nhà trường của bạn sẽ xác định tương lai lâu dài cho bạn, trong khi tiền kiếm được từ những công việc chỉ mang cho bạn những đồng lương ít ỏi.
2. Nói chuyện với nhà quản lý của bạn
Làm thế nào người quản lý của bạn sẽ hiểu rằng việc học ở trường luôn luôn là ưu tiên với một sinh viên? Trừ khi bạn nói với họ. Khi bạn được nhận vào làm, ông chủ của bạn sẽ nói rằng bạn luôn phải đặt công việc lên hàng đầu. Nhưng khi bạn trò chuyện và thiết lập sự hiểu biết giữa hai bên, bạn có thể xây dựng một lịch trình học tập - làm việc có lợi cho cả đôi bên để có thể trở thành một sinh viên thành công.
3. Nói chuyện với giáo viên của bạn
Giáo viên thường có sự nhạy cảm và khoan dung hơn những người làm công việc khác. Ngay cả những giáo viên nghiêm khắc nhất cũng không muốn làm bạn tổn thương. Nếu bạn vì việc làm thêm mà thường xuyên cúp tiết, chắc chắn chẳng giáo viên nào có thể tha thứ. Giáo viên hiểu rằng bạn có cuộc sống bên ngoài trường học. Vì vậy, hãy nói chuyện với thầy cô để nhận thêm một vài lời khuyên và kinh nghiệm trong quá trình đi làm những công việc đó.
4. Làm việc ở một nơi bạn có thể đa-zi-năng
Nếu bạn làm việc tại một nhà hàng bạn đồ ăn nhanh bận rộn hoặc cửa hàng bán quần áo, bạn sẽ không có một giây ngừng nghỉ để làm những việc khác. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn công việc thu ngân trong một cửa hàng nhỏ, trong thời gian vắng khách, bạn có thể đọc sách hoặc xem qua bài vở. Điều này tạo một nét tích cực trong công việc học tập và rèn luyện của bạn. Hãy chắc chắn rằng người quản lý của bạn đồng ý để bạn làm việc khác trong thời gian vắng khách.
5. Lập kế hoạch và thực hiện từng việc một
Nếu bạn vừa đi học vừa đi làm, bạn sẽ phải hoàn thành đồng thời rất nhiều nhiệm vụ. Vì vậy, không có thời gian để bạn lần lữa và trì hoãn. Hãy tự lập kế hoạch để hoàn thành các nhiệm vụ trong công việc lẫn học tập và tự đặt deadline cho mình. Ghi nhớ, đừng làm song song hai việc cùng một lúc vì bạn sẽ không thể hoàn thành tốt. Hãy cố gắng hoàn thành đúng deadline và làm từng việc một nếu không bạn sẽ buộc phải từ bỏ một trong hai công việc vì không chịu được áp lực.
6. Làm việc chăm chỉ, thậm chí cả cuối tuần
Nếu là một sinh viên bình thường, những ngày cuối tuần sẽ là thời gian để xả hơi, thư giãn, đi chơi với bạn bè. Nhưng nếu bạn đồng thời là một nhân viên cho một công việc làm thêm, hãy cố gắng làm việc chăm chỉ vào cuối tuần để làm giảm áp lực trong những ngày bạn phải đi học trong tuần. Thời gian làm việc vào cuối tuần sẽ không xung đột với việc học của bạn, vì vậy bạn có thể tập trung để làm tốt hơn.
7. Hãy thư giãn và giữ gìn sức khỏe
Với bất kỳ tình huống căng thẳng, cách duy nhất để giải quyết là hãy thư giãn, làm từng công việc một, tránh ôm đồm và giữa gìn sức khỏe. Hãy dành ít nhất 1-2 tiếng trong tuần để làm những việc không liên quan đến việc học tập cũng như việc làm thêm của bạn. Làm điều gì đó bạn yêu thích hoặc không làm gì cả. Hãy nhớ rằng, bạn còn trẻ và bạn cần thư giãn nhiều hơn bạn cần căng thẳng.
Theo Trí thức trẻ
7 cách thưởng thức mùa hè của sinh viên Một năm học đầy khó khăn và thử thách đã trôi qua, đây là thời gian để bạn xả hơi và tận hưởng một mùa hè đậm chất sinh viên. Hãy tận dụng mùa hè để có được những bước đệm cho năm học sắp tới. 1. Đi đến thăm các trường đại học Không quan trọng rằng bạn là sinh viên năm...