Doanh nghiệp dược tăng trưởng tích cực do đâu?
Đóng cửa giao dịch ngày đầu tháng 9, thị trường chứng khoán ghi nhận một vài mã cổ phiếu dược duy trì sắc tím như cổ phiếu HDP của Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (Hadiphar), cổ phiếu TW3 của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, cổ phiếu SPM của Công ty cổ phần S.P.M (S.P.M Corp).
Đáng chú ý là cổ phiếu VMD của Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex liên tục tăng 18 phiên; trong đó, có 16 phiên tăng trần từ ngày 6/8. Hiện cổ phiếu này có thị giá 82.400 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 233% chỉ trong gần 1 tháng.
Nhà đầu tư theo dõi bảng giá chứng khoán tại sàn HOSE. Ảnh minh họa: Hứa Chung/TTXVN
Mặc dù trong phiên cuối trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều mã cổ phiếu dược đã bất ngờ quay đầu giảm mạnh sau một vài phiên làm mưa làm gió trên thị trường nhưng nhìn chung các doanh nghiệp dược vẫn có được sự tăng trưởng tích cực trong thời gian qua. Có thể kể đến là cổ phiếu DVN của Tổng công ty Dược Việt – CTCP (Vinapharm) giảm 7,64% xuống 29.000 đồng/cổ phiếu; cổ phiếu TRA của Công ty CP Traphaco giảm 5,93% còn 95.100 đồng/cổ phiếu hay cổ phiếu IMP của Công ty CP Dược phẩm Imexpharm giảm 2,02% còn 72.600 đồng/cổ phiếu…
Về phía khối ngoại trong những ngày qua cũng ghi nhận bán ròng, nhiều nhất là mã DMC của của Công ty CP Xuất nhập khẩu y tế Domesco với 500.000 đơn vị, tiếp đến là mã DHG của Công ty CP Dược Hậu Giang với 150.000 đơn vị…
Giới phân tích đánh giá, thị giá và định giá nhóm cổ phiếu dược trên đang thể hiện phần nào thị trường dược trong bối cảnh đáng báo động của biến thể Delta hiện nay. Thời điểm này, các doanh nghiệp dược tham gia nhập khẩu vaccine đang được hưởng lợi và Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex (Vimedimex, mã chứng khoán: VMD) là một trong số này.
Trước đó, ngày 7/8, để mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn cung vaccine COVID-19 đảm bảo chất lượng, Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý đề nghị của Vimedimex trong việc hỗ trợ mua vaccine Sputnik V.
Tổng giám đốc Vimedimex Trần Mỹ Linh cho biết, Vimedimex đã chính thức trở thành đối tác chiến lược của Group 42 và Công ty Royal Strategics Partners (công ty thành viên của Group 42) của Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất (UAE). Công ty này đã đồng ý bán và ký hợp đồng nhập khẩu với Vimedimex 10 triệu liều vaccine COVID-19 Janssen, 5 triệu liều vaccine COVID-19 Pfizer; 10 triệu liều vaccine COVID-19 Sputnik V.
Hiện nay, các bên đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý để nộp vào Bộ Y tế xin cấp phép nhập khẩu và đơn hàng đầu tiên dự kiến về Việt Nam cuối tháng 8/2021, nếu được Bộ Y tế phê duyệt, cấp phép nhập khẩu kịp thời.
Video đang HOT
Các chuyên gia dự báo, với yếu tố hỗ trợ tích cực từ chính sách tiêm chủng, một số cổ phiếu dược như mã VMD có thể duy trì đà tăng trưởng trong thời gian tới. Nhất là khi vaccine COVID-19 nội Nanocovax do Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen nghiên cứu, phát triển hiện vẫn chưa được cấp phép và đang phải tiếp tục bổ sung, làm rõ một số nội dung.
Trong khi đó, theo báo cáo của các đơn vị, địa phương, tính đến ngày 3/9, Việt Nam đã tiêm được 21.046.279 liều vaccine; trong đó tiêm 1 mũi là 17.998.754 liều, tiêm mũi 2 là 3.047.525 liều.
Bộ Y tế đang đề nghị khẩn trương rà soát các đối tượng đã tiêm mũi 1 và lập kế hoạch tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 đủ thời gian. Trước thông tin cảnh báo tốc độ lây lan nhanh của biến thể Delta có thể làm giảm hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm của một số loại vaccine COVID-19 phổ biến nếu không tiêm đủ mũi, đủ thời gian.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng xem xét, mở rộng đối tượng tiêm vaccine; trong đó, có cho trẻ em và người lớn tuổi, hướng tới thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng tỏ ra thận trọng khi đưa ra các lời khuyên nâng tỷ lệ nắm giữ hay tích luỹ nhóm cổ phiếu dược. Bởi, đây có thể chỉ là đợt sóng ngắn như thời điểm tháng 6 khi Cục Quản lý dược, Bộ Y tế công bố danh sách một loạt đơn vị đủ thẩm quyền nhập khẩu, kinh doanh, bảo quản vaccine phòng COVID-19 vào ngày 2/6 kéo theo một vài phiên tăng trần rồi đảo chiều giảm ngay sau đó.
Thực tế, quan sát kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dược thời gian qua cho thấy không quá ấn tượng so với trước khi chứng kiến sức ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng COVID lần thứ tư. Đơn cử chính Vimedimex, lợi nhuận quý II/2021 của doanh nghiệp này chỉ 13,5 tỷ đồng, tăng chưa tới 20% so với cùng kỳ năm 2020 do chi phí bán hàng giảm. Hay Vinapharm cũng chỉ tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 60,3 tỷ đồng lợi nhuận trong quý II và khoản chênh lệch chủ yếu đến từ doanh thu hoạt động tài chính.
Chỉ một số doanh nghiệp đầu ngành như Dược Hậu Giang, Traphaco… ghi nhận tăng trưởng tốt nhờ năng lực cạnh tranh mạnh. Như Traphaco đạt lợi nhuận quý vừa qua gần 69 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, riêng công ty mẹ lãi 63 tỷ đồng, tăng 48% nhờ tập trung bán các sản phẩm truyền thống nên có biên lợi nhuận tốt dẫn đến giảm chi phí giá vốn bán hàng.
Như vậy, kết quả này đang dần làm rõ nhận định của các chuyên gia phân tích tại Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) khi cho rằng kênh thuốc điều trị (ETC) sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong dài hạn nhưng sự phục hồi phụ thuộc lớn vào tình hình kiểm soát dịch của Việt Nam trong năm nay. Nếu dịch COVID-19 diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh, làm suy giảm nhu cầu khám bệnh của người dân, tác động đến doanh thu kênh này.
Với quan điểm thị trường dược vẫn khó khăn do dịch bệnh nhưng dư địa phát triển còn lớn, Tổ chức Nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI) cũng dự báo doanh thu thị trường dược phẩm Việt Nam đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021 và 16,1 tỷ USD năm 2026, trung bình tăng 10,6%/năm
Theo báo cáo của Tổ chức Tài chính Fitch Solution, thị trường dược phẩm của Việt Nam hiện có quy mô khoảng 7,4 tỷ USD với 22.000 loại thuốc. Năm 2021, tăng trưởng ngành dược Việt Nam ước tăng 8,7% lên 8 tỷ USD.
Giải quyết điểm nghẽn để nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng
Ngân hàng Standard Chartered vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam từ 6,5% xuống 4,7% năm 2021; Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng: GDP cả năm ở mức 4%, thấp hơn mục tiêu đề ra (6,5%).
Theo các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Việt Nam cần có ngay chính sách tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng và đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh dịch kéo dài.
Dây chuyền chế biến cá tra phi lê xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Cần linh hoạt trong quy định cho phép lưu hành
Nhóm chuyên gia NEU cho rằng chuỗi cung ứng đứt gãy, chính sách an sinh chưa đảm bảo là điểm mấu chốt khiến mục tiêu kép khó thực hiện.
Theo báo cáo phân tích mới nhất của NEU, việc một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội áp dụng mô hình "ba tại chỗ" và "một cung đường - hai điểm đến" cứng nhắc đang gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp cả về chi phí lẫn rủi ro kiểm soát bệnh tật, sức khỏe và không gian ăn ở. Nhiều lao động có trình độ cao tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng... nơi bị phong tỏa bị chốt chặt, không thể đến nơi làm việc, làm đứt gãy nguồn lao động.
Biện pháp kiểm soát lưu thông và quan niệm "hàng thiết yếu" ở các địa phương khác nhau đã gây cản trở hoạt động vận chuyển và lưu thông hàng hóa. Đơn cử, chuỗi cung ứng mặt hàng chế biến chế tạo như điện, điện tử, máy móc thiết bị... bị đứt gãy cung lao động và nguyên vật liệu; chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản và nông sản đứt gãy lao động, thị trường, vận chuyển; chuỗi cung ứng hàng dệt may đứt gãy do lao động bị dãn cách, chi phí đáp ứng điều kiện sản xuất quá cao.
Theo các chuyên gia của NEU, việc thực thi các chính sách an sinh xã hội cho người lao động hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và niềm tin của nhân dân. Nhiều lao động buộc phải nghỉ việc hoặc phải thỏa thuận ngừng việc, giãn việc... nhưng không được hưởng chế độ kịp thời do các quy định hành chính không thể thực hiện khi bị phong tỏa, cách ly. Nhiều lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đầy đủ hoặc có tham gia nhưng doanh nghiệp vẫn nợ đóng BHXH nên không được coi là đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 7/1/2021 và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021.
Đối với việc tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng, nhóm nghiên cứu NEU khuyến nghị: Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban ngành Trung ương và địa phương thực hiện theo đúng tinh thần của Chỉ thị 16/CT-TTg, bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất; cho phép các doanh nghiệp được phép sử dụng lao động đủ điều kiện an toàn (tiêm hai mũi vaccine hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ). Đặc biệt, các lao động tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có không gian độc lập tách rời khu dân cư.
Các chuyên gia kinh tế của NEU đề xuất: Nên bỏ quy định về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thay vào đó, cần quy định các hàng hóa và dịch vụ không được phép lưu hành; thay thế cơ chế "luồng xanh" bằng cơ chế cho phép xe tự do di chuyển các tuyến đường trục quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường chính (tuyến đường xanh) nhưng quản lý chặt lái xe (đảm bảo đã tiêm 2 mũi vaccine hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ) không được đỗ, dừng và xuống hàng tùy tiện tại địa phương.
Theo NEU, mỗi địa phương tổ chức ngay vùng đệm là các trung tâm logistics để hạ tải và luân chuyển hàng hóa cho nhu cầu của doanh nghiệp và cư dân địa phương; tổ chức các đội tuần tra trên các trục quốc lộ, tỉnh lộ. Đặc biệt, xây dựng ứng dụng điện tử (App) "Nguồn lao động an toàn mùa dịch" nhằm thông tin tuyển dụng và việc làm tạm thời tại các khu công nghiệp, các tỉnh thành giúp cho các lao động "vùng xanh" có việc làm ngay, doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất dễ tiếp cận nguồn lao động an toàn.
Sử dụng khẩn các quỹ an sinh xã hội kết dư hỗ trợ người lao động
Theo NEU, Chính phủ có thể xử lý tình trạng khẩn cấp bằng việc tạm thời sử dụng các quỹ an sinh xã hội đang kết dư như: Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, quỹ Công đoàn... để hỗ trợ người lao động khó khăn; xem xét nâng mức hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm khi giãn cách xã hội kéo dài.
Đối với chính quyền các tỉnh, thành phố, cần có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp trong Tổ tư vấn phục hồi kinh tế hoặc Tổ chống đại dịch ở các địa phương; tiếp tục rà soát toàn bộ lao động trên địa bàn, đặc biệt lao động tự do, người di cư không có chỗ ở ổn định để kịp thời hỗ trợ; triển khai rộng rãi các "Siêu thị 0 đồng" trong khu cách ly, phong tỏa.
Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn, chăm sóc tại nhà cho người dân có nguy cơ hoặc bị nhiễm COVID-19; triển khai rộng hơn mạng lưới bác sỹ gia đình; tăng cường hoạt động Telehealth cho người dân và S-Health cho người cao tuổi; cùng chính quyền các địa phương tiếp tục rà soát lao động tự do để kịp thời hỗ trợ; tăng cường sử dụng mã số định danh cá nhân (theo thẻ căn cước công dân) để tự đăng ký nhận gói an sinh, vừa xác định đúng đối tượng, vừa thực hiện giãn cách xã hội hiệu quả.
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, ngành tài chính tiếp tục giảm, miễn thuế đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú, cho thuê căn hộ; bố trí chỗ ăn ở cho người lao động, người bị lưu lại trên địa bàn mà không có nơi ở ổn định (như lao động tự do, sinh viên...) thông qua giảm tiền thuê nhà.
Cơ quan bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cần kết hợp với chính quyền địa phương rà soát và tháo gỡ khó khăn về thủ tục cho người lao động được tiếp cận kịp thời với gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23; giải quyết nhanh thanh toán bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng tham gia khi khám, chữa bệnh liên quan tới COVID-19
Sự bùng phát mạnh của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 cùng với các đợt giãn cách liên tiếp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8/2021 là 85,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 24.000 doanh nghiệp (chiếm 28,1% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường), tăng 6,6%.
Ngành thuế tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy tăng trưởng Tổng cục Thuế cho biết, trong những tháng cuối năm sẽ tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề...