Doanh nghiệp du lịch rục rịch khởi động đón khách quốc tế
Sau khi Việt Nam công bố hoàn toàn mở cửa du lịch từ 15/3 và có hướng dẫn cụ thể về phương án đón khách quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp lữ hành chuyên đón khách quốc tế thông báo lại với đối tác, tạo dựng lại sản phẩm để có thể đón khách thời gian tới.
Khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn thí điểm.
Ông Lê Nguyên Long, Giám đốc Asia Plus Tours, chuyên đón khách đoàn Âu – Mỹ chia sẻ: Thông tin mở cửa du lịch hoàn toàn từ 15/3 với các điều kiện y tế “khá thoáng” với người nhập cảnh và chính sách miễn visa cho khách đến từ 13 nước… mang lại thông tin tích cực với việc đón khách quốc tế thời gian tới. Với doanh nghiệp đơn vị lữ hành quốc tế, chúng tôi kết nối, thông tin lại với khách hàng. Nhiều đối tác đón nhận tin này hào hứng bởi như vậy họ có thêm sản phẩm giới thiệu để khách lựa chọn.
“Giai đoạn này, chúng tôi đang kết nối để tạo dựng lại sản phẩm. Những đơn vị chuyên đón khách quốc tế có lập nhóm group có hơn 200 thành viên và giới thiệu nhau những đơn vị còn hoạt động để tự kết nối với nhau. Qua thực tế tìm hiểu thì hiện chỉ còn khoảng 5% số khách sạn đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế hoạt động, Nhà hàng thì gần như 100% ngừng hoạt động. Với những nhà hàng phục vụ chuyên đón từng dòng khách quốc tế họ có những tiêu chí riêng, gần như các nhà hàng chỉ cầm cự được năm 2020. Còn từ năm 2021 thì đa phần đóng cửa vì chi phí để duy trì khá tốn kém, nhất là tiền thuê mặt bằng. Do đó, thời điểm này, khi có chính sách rõ ràng hơn thì một số người mới mạnh dạn đầu tư lại. Thời gian này, đơn vị tôi đang tiến hành khảo sát lại các đơn vị dịch vụ, đánh giá chất lượng rồi từ đó tạo dựng sản phẩm và cân nhắc những rủi ro gặp phải khi tổ chức khách đoàn”, ông Lê Nguyên Long chia sẻ với phóng viên báo Tin tức.
Còn ông Vũ Minh Thọ, Giám đốc Asia Top Travel cho biết, khi có đầy đủ thông tin Việt Nam mở cửa lại du lịch từ ngày 15/3, chúng tôi cũng đã thông báo với các khách hàng và rà soát lại dịch vụ. Thực tế thì tới tối ngày 16/3 mới có những thông tin bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là căn cứ quan trọng để chúng tôi gửi khách hàng. Vấn đề chúng tôi lo nhất là sự nhất quán trong chính sách nên hiện chúng tôi vẫn đang rà soát lại dịch vụ.
Video đang HOT
“Chúng tôi chuyên khách lẻ thị trường gần gồm khách châu Á và khách châu Âu, trong đó thị trường khách Á có thể sang sớm từ 1-2 tháng tới nhưng khách Âu phải từ tháng 6, thậm chí tháng 9/2022 mới có khách. Với tình hình dịch bệnh COVID-19, chúng tôi chưa dám liều tổ chức tour vì phải xem xét cụ thể các hướng dẫn của ngành y tế và các địa phương dự tính đưa khách để hạn chế rủi ro phát sinh. Như trường hợp khách trở thành F0 thì xử lý ra sao, các bệnh viện tiếp nhận xử lý như thế nào… Hiện nay có thực tế du lịch trong nước cũng đang chững lại vì dịch bệnh, cùng với đó là chất lượng dịch vụ điểm đến cũng chưa đảm bảo, việc khôi phục cũng cần có thời gian”, ông Vũ Minh Thọ trao đổi.
Còn ông Phạm Hà, CEO Lux Group cho biết: “Hiện tôi vẫn còn khoảng 80 booking (đặt chỗ) của các đoàn từ năm 2019, trước khi xảy ra dịch. Sau khi thông báo về kế hoạch mở cửa thì đến nay cũng đã có đoàn phản hồi. Dự tính cũng phải tháng 6 mới có đoàn vào”.
Phương án mở cửa đón khách du lịch của Tổng cục Du lịch.
Trao đổi với các doanh nghiệp lữ hành xung quanh thông tin mở cửa từ 15/3 đã có khách vào, các doanh nghiệp lữ hành chuyên dòng khách quốc tế cho biết: Thực tế hàng không đã nối lại khoảng 10 tuyến quốc tế nên hiện khách vào đi thăm thân, đi làm việc, kinh doanh… kết hợp đi du lịch. Cũng có khách đi trải nghiệm khám phá nhưng số này chưa nhiều. Còn khách du lịch quốc tế sẽ bắt đầu vào dần từ tháng 6 và gia tăng bắt đầu từ tháng 9, tháng 10/2022.
Khi được hỏi về những rủi ro gặp phải khi tổ chức tour, nhất là với những trường hợp khách mắc COVID-19, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết: “Một trong những điều kiện khách nhập cảnh là mua bảo hiểm trị giá 10.000 USD. Việc có khách mắc COVID-19 là hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình tham quan, do đó, các đơn vị lữ hành cần nghiên cứu, đưa nội dung vào hợp đồng với nội dung bất khả kháng”.
Còn ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, đến nay, phần lớn các doanh nghiệp du lịch đã rơi vào tình trạng rất khó khăn. Do vậy để hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục lại Tổng cục Du lịch kiến nghị kéo dài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như chính sách giảm giá điện, giảm thuế VAT, giảm tiền thuê đất, giảm phí cấp phép lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên đến hết năm 2023.
Trong khi đó, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: Sau khi có những chính sách rõ ràng về mở cửa lại du lịch từ 15/3 từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bộ ngành hữu quan, hiện các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ đang trong quá trình khởi động lại. Từ 31/3 đến 1/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp tổ chức Hội chợ VITM Hà Nội 2022 để kết nối lại các doanh nghiệp, dịch vụ trong nước sau 2 năm gián đoạn. Đồng thời, tại hội chợ sẽ tổ chức Diễn đàn bàn về hành động cụ thể của ngành, các doanh nghiệp khi xác định lại nhu cầu của khách, xây dựng lại sản phẩm du lịch, kế hoạch maketing, quảng bá…
Đề xuất mở cửa đón khách quốc tế hoàn toàn vào dịp 30/4
Nhằm phục hồi ngành kinh tế xanh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) sẽ trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch mở cửa đón khách quốc tế bình thường vào dịp 30/4 năm nay.
Đón những vị khách quốc tế từ Nga đến Khánh Hòa.
Tại Hội nghị Báo cáo kết quả Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cấp tỉnh của Việt Nam (VTCI) cho 15 tỉnh, thành phố năm 2021, do Tổng cục Du lịch và Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) phối hợp tổ chức mới đây, theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, chỉ trong 2 tháng thí điểm đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vaccine, ngành du lịch Việt Nam đã đón 7.800 lượt khách quốc tế.
Trong giai đoạn này, du lịch nội địa đang là "lối thoát" của ngành du lịch. Tuy nhiên, muốn phục hồi bền vững, ngành kinh tế xanh phải "đi bằng hai chân", tức là vừa phát triển thị trường nội địa, vừa mở cửa toàn bộ thị trường quốc tế để hoạt động du lịch sớm trở lại bình thường.
Theo Bộ VHTTDL, việc mở cửa đón khách quốc tế không thể chờ đợi lâu và phải có bước đi, lộ trình phù hợp. Để đẩy nhanh lộ trình mở cửa quốc tế, ngoài việc tiếp tục thí điểm đón khách quốc tế tới 7 địa phương đã được cho phép, Bộ VHTTDL sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch mở cửa toàn bộ thị trường du lịch quốc tế. Đề xuất là vào dịp 30/4 năm nay.
Về việc mở rộng cánh cửa đón du khách quốc tế, ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, việc mở cửa thị trường quốc tế đón khách vào Việt Nam hiện nay thuận lợi ở các địa phương đã được tham gia giai đoạn thí điểm. Thời gian tới, Tổng cục Du lịch sẽ tham mưu Bộ VHTTDL tăng cường quảng bá du lịch tới các thị trường khách quốc tế.
Ông Thủy cũng đề nghị các địa phương, doanh nghiệp chủ động chuẩn bị các điều kiện để mở cửa du lịch quốc tế; thống nhất các quy định từ Trung ương tới địa phương và giữa các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi du lịch nội địa, mở cửa du lịch quốc tế...
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) và ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng tán đồng các đề xuất trên.
Từ đề xuất này, Bộ VHTTDL sẽ họp bàn với các bộ ngành liên quan để sớm có phương án chính thức trình Chính phủ.
Đề xuất mở rộng đón khách Việt kiều, du lịch tàu biển Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đề xuất với Chính phủ mở rộng đón khách qua đường biển, đường bộ; cho phép Việt kiều về nước như khách quốc tế; cho phép người Việt đi du lịch nước ngoài; cho phép một số tỉnh như Bình Định, TP Hồ Chí Minh đón khách quốc tế... Mở rộng đối tượng khách...