Doanh nghiệp du lịch giảm giá từ 10 đến 50% để hút khách sau dịch Covid-19
Chiều 29/5, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL tổ chức hội nghị “Triển khai các nhiệm vụ để phục hồi và kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch Covid-19″. Có đến 57 doanh nghiệp giảm giá từ 10 đến 50% để thu hút khách.
Du khách tham quan chợ nổi Cần Thơ
Theo thống kê của các tỉnh, TP ở ĐBSCL, kết quả hoạt động du lịch 4 tháng đầu năm, tổng số khách đến ĐBSCL giảm 41,6% so với cùng kỳ năm 2019, khách lưu trú giảm 50%, tổng doanh thu giảm 42%.
Có 57 doanh nghiệp (DN) lưu trú, 36 DN về dịch vụ ăn uống, 25 DN về tham quan, 22 công ty bán tour du lịch… tham gia trong đợt kích cầu này. Các dịch vụ tại những nơi này giảm từ 10-50% để thu hút khách.
Trước tiên là ưu tiên du lịch nội địa, thu hút khách từ các vùng miền đến ĐBSCL tiến tới khôi phục hoạt động du lịch quốc tế. Chương trình được triển khai trên phạm vi ĐBSCL, thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12/2020 và có thể được kéo dài sau khi kết thúc vào cuối năm 2020 và chuẩn bị mọi mặt cho quý 1/2021.
Video đang HOT
Một số khách sạn ở An Giang giảm 40% tiền thuê phòng; một số điểm tham quan tại Bạc Liêu như: Quan Âm Phật Đài, nhà hát Cao Văn Lầu, Quảng trường Hùng Vương miễn phí 100% vé vào cổng; Khu du lịch sinh thái Thư Duy (Cà Mau) miễn phí vé vào cổng, giảm 30% tiền lưu trú; Một số khách sạn 4-5 sao tại Cần Thơ giảm 10% tiền lưu trú, giảm 25% vé buffet sáng,…
Ông Trịnh Công Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết, 12 đơn vị tham quan tại Bạc Liêu không thu tiền vào cổng hoặc giảm giá từ 10-20%, sẵn sàng đón khách du lịch trở lại sau dịch Covid-19.
“Bạc Liêu đang xúc tiến làm du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm tại huyện Phước Long và Hồng Dân. Nếu như du khách đến Tiền Giang – Vĩnh Long – Bến Tre – Cần Thơ trải nghiệm du lịch miệt vườn sông nước thì khi đến Bạc Liêu sẽ được trải nghiệm loại hình du lịch đồng quê với lợi thế đặc trưng của khu vực này. Đề nghị các công ty lữ hành quan tâm nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới này để chào mời du khách”, ông Vinh kiến nghị.
Đẩy mạnh du lịch đêm
Nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam bất ngờ và tiếc nuối khi phải rời khỏi quán trước 24h hoặc trước 2h sáng trong 3 tối cuối tuần.
Quy định này được áp dụng từ tháng 9/2016 đến nay. Sau khi rời khỏi quán, người nước ngoài vẫn ra đường tụ tập, nói chuyện, vui chơi đến khi họ muốn về nghỉ. Du khách cho biết tour du lịch đưa họ đến các tỉnh và trở về Hà Nội khi đã tối muộn. Họ muốn đi mua sắm, sử dụng các dịch vụ tại quán bar, pub rất khó vì gần giờ đóng cửa.
Theo bà Trần Thị Nga, Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm, sản phẩm du lịch từ 18 - 3h sáng mang lại doanh thu 70% dịch vụ, cần được phát triển để kích cầu du lịch. Tại tham luận ngày 29/5 về đề án thí điểm phát triển kinh tế đêm, trong chương trình hành động phục hồi, thúc đẩy du lịch quận Hoàn Kiếm, bà cho rằng, nếu thiếu các sản phẩm du lịch ban đêm sẽ khó giữ chân được du khách, đặc biệt khách quốc tế. Như vậy sẽ không thêm được nguồn thu cho người địa phương và đóng góp cho ngân sách của nhà nước.
Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đang tập trung phát triển các sản phẩm du lịch trong thời gian từ 7 - 17h, chỉ mang lại 30% doanh thu dịch vụ. Trong đó các sản phẩm mang lại nhiều nguồn thu nhất, diễn ra từ 18 - 3h sáng chưa được phát triển. Hoạt động kinh tế đã và đang diễn ra trên địa bàn quận nhưng chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi.
Bà Nga đề xuất nên đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế ban đêm như phố đêm, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, câu lạc bộ, hộp đêm, các buổi biểu diễn đêm nhạc sống, văn hóa nghệ thuật, hình thức giải trí văn hóa về đêm. Các chợ đêm cần chuẩn hóa mặt hàng, thay vì hàng Trung Quốc bán tràn lan, nên thay bằng sản phẩm mang tính chất vùng miền, dân tộc để giới thiệu, phát huy văn hóa. "Đồng thời cần nâng cao chất lượng phục vụ, văn minh thương mại. Không nên giới hạn thời gian hoạt động về đêm và tổ chức tất cả các ngày trong tuần. Không nên thấy khó khăn trong quản lý thì cấm đoán hoặc giới hạn", bà nhấn mạnh.
Quận Hoàn Kiếm nói chung và phường Hàng Buồm nói riêng có tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế ban đêm. Đặc biệt, trên địa bàn phường có nhiều cơ sở văn hóa, di tích lịch sử, trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, nhiều điểm vui chơi giải trí, hộ kinh doanh buôn bán ẩm thực, dịch vụ lưu trú.
Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến là một trong những điểm vui chơi, giải trí về đêm lớn nhất trong thành phố. Ảnh: Lamle.
Sau khi thành phố cho phép mở rộng không gian đi bộ tại hồ Hoàn Kiếm và phụ cận vào tháng 9/2016, ngân sách thu gần 17,4 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với khi chưa tổ chức 6 tuyến phố đi bộ vào 3 tối cuối tuần trên địa bàn phường.
Đề án thí điểm phát triển kinh tế ban đêm là một trong những hoạt động kích cầu du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Ông Dương Đức Tuấn, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm cho biết, cần nghiên cứu, xây dựng và triển khai đề án theo hướng nâng cao hoạt động đã thực hiện. Trong đó gồm không gian đi bộ, không gian chợ đêm. Ngoài ra mở rộng phát triển kinh tế đêm tới các không gian văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng mới trên địa bàn. Hoạt động kinh tế đêm được phân loại thành không gian xuyên đêm trong nhà và không gian ngoài nhà, công cộng, thay vì khái niệm 0h, 2h, 4h như trước kia.
Chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch thủ đô, ông Nguyễn Hồng Đài (APT Travel) cho biết, quận Hoàn Kiếm có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế đêm như không gian đi bộ, không gian phố cổ, cơ sở hạ tầng và an ninh trật tự. Du khách trong và ngoài nước du lịch Hà Nội, không chỉ lưu trú mà trải nghiệm giá trị văn hóa, đặc biệt là ẩm thực, nét nên thơ của phố phường ở quận Hoàn Kiếm. Kinh tế đêm là giải pháp "cứu cánh" cho các doanh nghiệp, giúp mang lại lợi nhuận, doanh thu khi hoạt động kinh doanh ban ngày còn nhiều khó khăn.
Quảng Bình đẩy mạnh liên kết, hợp tác để kích cầu du lịch Ngày 29-5, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch "Quảng Bình - điểm đến an toàn và khác biệt" do Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Quảng Bình, CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội và Hiệp hội Du...