Doanh nghiệp, doanh nhân phải nộp “một khoản kinh phí” để đạt giải thưởng
Bộ Nội vụ cho biết có chuyện yêu cầu các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia giải nộp một khoản kinh phí nhất định để đảm bảo việc đạt giải thưởng; doanh nghiệp sản xuất thuốc chống ung thư giả lại đạt Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ gửi tới Bộ Tư pháp mới đây về tình hình thực hiện Quyết định số 51/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp, 8 năm qua đã có 23 bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ 48 giải thưởng ở phạm vi toàn quốc, trong đó có 30 giải thưởng được Thủ tướng đồng ý cho phép tổ chức (riêng giải thưởng Du lịch Việt Nam được Thủ tướng cho phép tổ chức hàng năm, không qua Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương) và 18 giải thưởng không được Thủ tướng đồng ý cho phép tổ chức.
Các bộ, ngành, đoàn thể trung ương đã tổ chức gần 60 lượt xét tặng danh hiệu, giải thưởng ở phạm vi toàn quốc và tôn vinh khoảng 6.000 doanh nghiệp, doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế trong cả nước.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức 33 giải thưởng ở phạm vi cấp tỉnh, thành phố với gần 100 lượt tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cấp tỉnh và tôn vinh hơn 4.000 lượt doanh nghiệp, doanh nhân.
Công ty TNHH Vinaca sản xuất thuốc chống ung thư giả đạt Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong chương trình do Viện Công nghệ chống làm giả và Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thương hiệu tổ chức.
Sản xuất thuốc chống ung thư giả đạt Top 10 thương hiệu hàng đầu VN
Việc tổ chức tôn vinh, trao giải thưởng cho các doanh nghiệp, doanh nhân chủ yếu được thực hiện vào dịp kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) và các ngày lễ, ngày kỷ niệm của bộ, ngành, địa phương.
Bộ Nội vụ đánh giá công tác tổ chức nhìn chung được các được thực hiện trang trọng, đúng nghi thức. Các doanh nghiệp, doanh nhân được trao tặng giải thưởng phần lớn có thành tích tiêu biểu, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, thực hiện tốt các quy định của pháp luật và góp phần và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước…
Tuy nhiên, báo cáo của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà – Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương cũng thừa nhận việc tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp thời gian qua còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Một số bộ, ngành, đoàn thể chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật khi trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các giải thưởng phạm vi toàn quốc. Vì vậy đã có 18 giải thưởng do các bộ, ngành, đoàn thể trung ương đề nghị nhưng không được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ khẳng định một số giải thưởng tuy đã được Thủ tướng đồng ý cho phép tổ chức nhưng trong quá trình tổ chức chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tổ chức bình xét chưa bám sát các tiêu chí đã đề ra, không đảm bảo tính khách quan và chính xác.
Cá biệt đối với giải thưởng “Doanh nhân Việt Nam làm theo lời Bác” (năm 2014), sau khi được cho phép tổ chức, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có quyết định giao cho đơn vị trực thuộc tổ chức không đúng thẩm quyền, có những sai phạm trong tuyên truyền, quảng bá và huy động kinh phí. Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo dừng tổ chức giải thưởng.
Một số cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức giải thưởng không đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, lấy danh nghĩa của bộ, ngành, đoàn thể hoặc thư chúc mừng của các đồng chí lãnh đạo để mời các doanh nghiệp, doanh nhân tham dự giải thưởng.
Ngoài ra, một số giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam do các cơ quan, đơn vị không có thẩm quyền tổ chức ở nước ngoài khi không được sự đồng ý của chính quyền nước sở tại hoặc vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, nội dung, hình thức.
Đặc biệt là yêu cầu các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia giải nộp một khoản kinh phí nhất định để đảm bảo việc đạt giải thưởng, thực chất là việc “bán” giải thưởng, ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam với bạn bè quốc tế, gây bức xúc cho chính các doanh nghiệp, doanh nhân đạt giải và dư luận không tốt trong xã hội, như: Giải thưởng “Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc”, “Top 100 nhà quản lý tài đức” do Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn tổ chức tại Lào năm 2013, 2014. Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo thực hiện đúng quy định và dừng việc tổ chức giải thưởng.
Đối với các doanh nghiệp, doanh nhân tham dự các giải thưởng, Bộ Nội vụ cho biết một số doanh nghiệp mới thành lập, quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không hiệu quả nhưng cố tình tham gia các giải thưởng được tổ chức không đúng quy định để lừa dối người tiêu dùng.
Điển hình như Công ty TNHH Vinaca sản xuất thuốc chống ung thư giả đạt top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong chương trình tôn vinh thương hiệu, sản phẩm dịch vụ hàng đầu Việt Nam do Viện công nghệ chống làm giả và Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thương hiệu tổ chức.
Công ty TNHH Vinaca được tôn vinh với nhiều giải thưởng nhưng làm ăn gian dối (Ảnh: Người Lao Động).
Ngăn chặn việc bỏ ra một khoản tiền để được giải thưởng
Lý giải nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, Thứ trưởng Trần Thị Hà cho rằng các bộ, ngành, địa phương tuy đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các giải thưởng nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện chưa sâu sát, kiểm tra cụ thể, chủ yếu giao cho cơ quan thường trực đảm nhiệm.
“Một số doanh nghiệp, doanh nhân tham gia giải thưởng nhưng không tìm hiểu kỹ, thiếu thông tin, chưa thấy được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia giải thưởng. Một số doanh nghiệp kê khai thành tích không đúng, lợi dụng việc tham gia các giải thưởng để gây hiểu lầm trong cộng đồng về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”- Bộ Nội vụ đánh giá.
Trong tờ trình xây dựng Nghị định quy định về quản lý tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, Bộ Nội vụ đề xuất mỗi bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức không quá 2 danh hiệu, giải thưởng phạm vi toàn quốc; mỗi tổ chức xã hội – nghề nghiệp chỉ tổ chức 1 giải thưởng hoặc danh hiệu phạm vi toàn quốc.
Tên gọi, nội dung của danh hiệu, giải thưởng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, hoạt động của cơ quan, đơn vị tổ chức xét tặng theo quy định của pháp luật.
Đối với các doanh nghiệp, doanh nhân có hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc đầu tư ra nước ngoài, việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh được thực hiện ở nước ngoài và phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại, vì vậy rất khó khăn trong việc xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, doanh nhân ở nước ngoài. Vì vậy, đơn vị soạn thảo đề nghị không quy định đối tượng xét tặng danh hiệu, giải thưởng là doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Theo Bộ Nội vụ, thực tiễn có một số doanh nghiệp, doanh nhân thành tích không tiêu biểu xuất sắc, doanh nghiệp mới thành lập, quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, nhưng cố tình tham gia các giải thưởng được tổ chức không đúng quy định, thậm chí bỏ ra một khoản tiền để được giải thưởng, gây hiểu lầm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoặc chất lượng sản phẩm.
“Vì vậy cơ quan soạn thảo đề nghị quy định thời gian hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân khi tham gia xét giải thưởng cấp toàn quốc là 5 năm trở lên và giải thưởng cấp tỉnh là 3 năm, để các doanh nghiệp, doanh nhân tham dự giải thưởng phải một thời gian hoạt động nhất định, bảo đảm tính ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp”- Bộ Nội vụ nêu trong tờ trình gửi Bộ Tư pháp.
Thế Kha
Theo Dantri
Ông Trần Hùng: Có người nói tôi phát biểu thế này thì bị "bắn chết"
Trao đổi với Dân Việt về clip phát biểu được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội những ngày qua, ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: Đó là việc hết sức bình thường nhưng mọi người lại tung hô khiến tôi thấy buồn. Qua đó cũng phải xem lại những người hưởng công bộc đã dám thẳng thắn đấu tranh, làm tròn trách nhiệm của mình chưa?
Clip: Phát biểu quyết liệt của ông Trần Hùng đang được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ.
Rất nhiều vụ việc nóng, ông Trần Hùng đều có mặt chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường điều tra, làm rõ (Ảnh: TX)
Trao đổi với Dân Việt , ông Trần Hùng cho biết, đó là phát biểu của ông tại Hội thảo công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia phối hợp Bộ NNPTNT tổ chức, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đại diện 14 tỉnh, thành và chín bộ, ngành liên quan tại Đà Nẵng ngày 25.5 vừa qua.
"Tại Hội thảo này, tôi được góp ý những gì đã, đang và sẽ làm nên tôi đã mạnh dạn phát biểu ý kiến cá nhân của tôi. Tôi nghĩ rằng, mỗi người ở bất cứ cương vị nào, với trách nhiệm mình được giao, hãy làm tốt công việc của mình, dũng cảm nói lên sự thật, đừng ngại va chạm và né tránh. Chúng ta luôn luôn phải nghĩ rằng, vì cộng đồng xã hội, đặc biệt là vì nông dân, vì người nghèo", ông Hùng nói.
Trả lời câu hỏi của Dân Việt về việc có nhiều người nói bài phát biểu của ông quá thẳng, quá mạnh mẽ, ông Hùng chia sẻ: "Tôi nghĩ đây là việc bình thường, ai cũng có thể nói nhưng cộng đồng mạng lại chia sẻ rất lớn và cho rằng phát biểu quá thẳng thì tôi lại thấy thật buồn. Mọi người cứ tung hô, cổ xúy, phấn khích cho phát biểu này thì tôi lại thấy thật đáng buồn. Bởi qua đó có thể thấy, người dân có vẻ đã thiếu một niềm tin vào đội ngũ cán bộ thực thi công vụ đang hưởng công bộc của người dân. Các đội ngũ thực thi công vụ qua đây cũng phải xem lại đã mạnh dạn đấu tranh khi đang hưởng công bộc của người dân chưa? Tôi chỉ thấy việc làm rất bình thường nhưng có người bình luận trên mạng xã hội bảo tôi sắp về hưu, tôi khẳng định là tôi còn 5 năm công tác nữa và sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh. Thậm chí, cũng có người lại nói phát biểu thế này thì nó bắn chết. Tôi khẳng định, tôi vẫn đấu tranh như thế ở nhiều diễn đàn rồi và sẵn sàng nói thẳng, nói thật, làm thật không ngại va chạm", ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Trần Hùng cũng cho biết, đối với ông, được phân công theo dõi và chỉ đạo lĩnh vực chống hàng giả của ngành quản lý thị trường cũng được hơn 6 năm nay (2012), cũng như khi sang Văn phòng 389 chỉ đạo chống hàng giả, ông luôn ý thức và thấy được rằng hàng giả là bức xúc và là đã trở thành vấn nạn xã hội, trong đó chủ yếu gây hại cho nông dân và người nghèo.
Chính vì vậy, với vai trò chỉ đạo quản lý thị trường toàn quốc trong công tác đấu tranh chống hàng giả, chúng tôi đã họp bàn nhiều lần ,báo cáo lãnh đạo các cấp, thậm chí báo cáo cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ khi Thủ tướng còn là Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo 389. Chúng tôi cũng có rất nhiều kế hoạch tham mưu cho Chính phủ trong công tác đấu tranh chống hàng giả.
"Cá nhân tôi nhận thấy rằng, với lực lượng mỏng như hiện nay thì muốn chống hàng giả hiểu quả phải tập trung vào chống các loại hàng giả ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người chứ nếu không thì cũng chỉ như "ném đá ao bèo". Ví dụ như thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, mỹ phẩm giả, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc BVTV giả...phải kiên quyết xử lý. Vì nó gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp tới con người", ông Hùng nói.
Ông Hùng cũng cho biết, rất nhiều vụ ông phối hợp trực tiếp với các đồng đội chỉ đạo và khám phá ra, từ đó kiến nghị cho Chính phủ điều hành chỉ đạo tốt hơn công tác quản lý. "Ví dụ, từ vụ Công ty phân bón Thuận Phong, chúng tôi đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ cần chấn chỉnh và lập lại trật tự về quản lý chất lượng phân bón", ông Hùng cho biết.
Qua vụ việc này, từ chỗ 2 bộ quản lý giờ chỉ còn 1 bộ, từ 1 bộ thấy Cục Trồng trọt trước đây quản lý có nhiều vấn đề, thì Bộ NNPTNT cũng đã chuyển sang Cục BVTV quản lý. Chúng tôi đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng để tìm ra sơ hở, buông lỏng, thiếu sót và thậm chí phải tìm ra ai cố tình, bao che, xử lý nghiệm tình trạng "bảo kê" như phản ánh của người dân.
Hay như vụ Vinaca, chỉ từ phản ánh của báo chí, ông Trần Hùng cũng đã xuống kiểm tra và yêu cầu dừng ngay không tiêu hủy tang vật và phối hợp với công an, chỉ trong 10 ngày đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. "Nếu không có ý thức, tinh thần trách nhiệm thì chúng ta sẽ để cho các đối tượng lộng hành lừa đảo người dân, nhất là người nghèo. Nhất là ở nông thôn, phân bón, vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV thường có tình trạng làm giả, làm nhái lừa đảo người nông dân", ông Hùng nhấn mạnh.
Trước đó, cách đây 4 năm, chúng tôi cũng đã rất ấn tượng với phát biểu của ông Trần Hùng tại cuộc họp về vụ việc của Công ty phân bón Thuận Phong do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó là Phó Thủ tướng chủ trì là: "Trong công tác chống hàng giả có rất nhiều điều kiện để thành công trong đó yếu tố tiên quyết là phải có con người thật, có tâm, có tầm mới làm được".
Theo Danviet
Vụ Vinaca: Khởi tố giám đốc công ty sản xuất than tre Giám đốc Công ty TNHH Hồng An Phong - đơn vị trực tiếp đốt than tre cho Vinaca làm thuốc, thực phẩm chức năng giả đã bị công an Hải Phòng bắt giữ. Ngày 25.5, cơ quan Công an TP.Hải Phòng công bố đã khởi tố, bắt giam Nguyễn Văn Tuấn (33 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Hồng An Phong do có...