Doanh nghiệp, doanh nhân là hạt nhân trong tái cơ cấu nông nghiệp
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT, trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, nếu không có lực lượng doanh nghiệp (DN) làm hạt nhân, rường cột để cùng tổ chức lại sản xuất thì chúng ta không thể thành công.
Sản xuất nông nghiệp phát triển tầm cao mới
Nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Bộ trưởng có tâm đắc với những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp không?
- Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X cho thấy, đây là một nghị quyết rất trúng, rất đúng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Chính vì thế, nghị quyết triển khai đi vào cuộc sống được sự đồng tình ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (trái) thăm vườn vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Ngọt, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: T.L
“Điều đáng mừng, trong giai đoạn vừa qua, bằng cơ chế chính sách, bằng sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam đã tập trung, ưu tiên vào khu vực nông nghiệp”.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT
Nguyễn Xuân Cường
Do đó đã tạo ra được một bước ngoặt trong lĩnh vực nông nghiệp, thứ nhất về nhận thức, chúng ta nhận thức rất trúng, đúng về vai trò, vị thế mới của người nông dân, vai trò của nông nghiệp và vấn đề xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, từ nhận thức đúng đã chuyển thành sự chỉ đạo quyết liệt, cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Chính sự chỉ đạo tích cực đó đã lan tỏa đến các cộng đồng, các thành phần kinh tế xã hội, tạo ra một nguồn lực chung.
Thứ ba, tổng huy động được nguồn lực bằng các cơ chế chính sách và hoàn thiện thể chế giai đoạn vừa qua. Ví dụ như về thể chế, trong 10 năm qua, chúng ta đã hoàn thiện được những bộ luật cơ bản như: Luật Đất đai 2013, Luật HTX 2012, riêng luật chuyên ngành, đã có 9 bộ luật hình thành trong giai đoạn này, đó là một khối lượng công việc khổng lồ.
Chỉ riêng chương trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta đã đầu tư khoảng 1,7 triệu tỷ đồng trong vòng 7 năm, trong đó ngân sách nhà nước chiếm 28%, cho thấy chúng ta đã dồn được nguồn lực vào khu vực này.
Từ những điều trên cho thấy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được củng cố, phát triển lên một tầm cao mới, thể hiện qua những trụ cột của tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Việt Nam tiếp tục trở thành một trong những quốc gia có sức sản xuất nông nghiệp lớn, đáp ứng cho nhu cầu cho 100 triệu dân, trở thành nước xuất khẩu nông sản thứ 15 trên thế giới. Hàng nông sản Việt Nam đã đến được 180 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bên cạnh đó, trục sản phẩm cấp quốc gia được củng cố theo hướng hiện đại, liên kết rõ hơn, trục sản phẩm cấp tỉnh ngày càng ý thức tổ chức liên kết chặt chẽ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Video đang HOT
Ví dụ vải thiều Bắc Giang, nhãn Hưng Yên…, một loạt sản phẩm cấp địa phương, tỉnh, thành đều được tổ chức trên một nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức chặt chẽ, gắn từ vùng nguyên liệu đến chế biến và tổ chức thương mại… Thủ tướng Chính phủ đã coi đây là một chương trình chung của quốc gia gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Về thu nhập của nông dân, mục tiêu của nghị quyết đề ra, trong 10 năm tăng 2,5 lần mức thu nhập của nông dân vùng nông thôn. Lúc đó, bình quân thu nhập người nông thôn là 9,1 triệu đồng/người, tới năm 2017 đã đạt 32 triệu đồng/người, tăng 3,6 lần, vượt mục tiêu đề ra.
Trong xây dựng nông thôn mới, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 phải đạt 50% số xã, khả năng đến năm 2019 chúng ta sẽ đạt được mục tiêu 50% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.
Các DN quan tâm hơn tới nông nghiệp
Trong giai đoạn tới, ngành nông nghiệp sẽ làm gì để hiện đại hóa ngành nông nghiệp, thưa ông?
- Quan trọng nhất là giai đoạn tới, chúng ta phải xác định được cơ hội và thách thức. Cơ hội lớn là những kết quả nền tảng trong giai đoạn vừa qua, là tiền đề tốt, hội nhập kinh tế vào đời sống toàn cầu rất tốt.
Thứ hai, hiện nay tiến bộ khoa học công nghệ thời đại 4.0 đã mở ra một triển vọng cho phát triển kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, đây là cơ hội tốt để nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam tiếp tục phát triển trong quá trình công nghiệp hóa kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, chúng ta phải xác định trước là cũng có nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất là phải tổ chức thật nhanh, thật hiệu quả nền sản xuất nhỏ, quy mô hộ thành liên kết sản xuất lớn, không có yếu tố này sẽ không thể thành công được.
Thách thức thứ hai là biến đổi khí hậu, càng ngày càng thấy rõ mặt trái của biến đổi khí hậu tác động cực đoan đến thời tiết, khí hậu Việt Nam. Trong đó, có vùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng cực đoan, khốc liệt.
Hội nhập cũng mang lại mặt trái, nếu chúng ta không cố gắng thì sẽ thua trên sân nhà, mất thị trường ở ngay sân nhà. Chúng ta cần xác định vai trò của nông dân, nông nghiệp và nông thôn vẫn rất quan trọng trong lộ trình công nghiệp hóa đất nước.
Muốn sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa thì phải thu hút thêm DN đầu tư vào nông nghiệp. Bộ NNPTNT đã có giải pháp gì cho vấn đề này, thưa ông?
- Trong tái cơ cấu nông nghiệp, nếu không có DN làm hạt nhân, rường cột để cùng tổ chức lại thì chúng ta không thể thành công. Điều đáng mừng, trong giai đoạn vừa qua, bằng cơ chế chính sách, bằng sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các DN đã quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Nhiều DN, tập đoàn lớn đã tập trung, ưu tiên vào khu vực nông nghiệp.
Đây là tín hiệu rất tốt, cùng với tín hiệu này, Bộ NNPTNT đã hoàn thiện các cơ chế, chính sách như: Nghị định 57 thay Nghị định 210, Nghị định 98, sửa tiếp Nghị định 55 về công tác tín dụng… cùng với đó là một loạt nút thắt cần tháo gỡ tiếp.
Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp thu hút thêm nhiều hơn DN, ưu tiên DN vùng dân tộc, đặc thù vùng miền để liên kết bà con nông dân, liên kết với các HTX để phát huy tiềm năng lợi thế, đưa sự nghiệp nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục phát triển.
Ngành nông nghiệp đang đặt mục tiêu đến năm 2020 có 15.000 HTX để đẩy mạnh liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản. Liên kết giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia, đặc biệt đối với nông dân; hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, tăng quy mô sản xuất hàng hóa… Việc này đòi hỏi có sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, DN và các hộ nông dân. Tái cơ cấu sản xuất thông qua hình thức liên kết, hình thành HTX kiểu mới để tăng năng lực sản xuất là con đường “an sinh kinh tế”.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về "tam nông"
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa có buổi làm việc với Bộ NNPTNT triển khai công tác tổng kết và báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết.
Làn gió mới từ nghị quyết tam nông
Sáng ngày 2.8.2018, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có buổi làm việc với Bộ NNPTNT triển khai công tác tổng kết và báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương; ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì buổi làm việc.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương; ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì buổi làm việc.
Trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Bộ Nông nghiệp và PTNT khẳng định: "Tính đúng đắn của một Nghị quyết mang tầm chiến lược của Đảng đối với một khu vực chiếm gần 70% dân số và khoảng 40% lực lượng lao động của cả nước đã được khẳng định".
Điều này được thể hiện rõ nét trong những kết quả lớn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà Bộ, ngành và các địa phương đã nỗ lực đạt được trong 10 năm qua.
Trong 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng (mặc dù chưa đạt mục tiêu đề ra) và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn; tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế.
Sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng; giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Nhờ đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên.
Trong 7 năm (2010 - 2017), phong trào xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa. Tính đến 20.7.2018, cả nước đã có 3.420 xã (38,32%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 14,26 tiêu chí/xã; có 53 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương nhấn mạnh, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa X) là nghị quyết chuyên đề lần đầu tiên đã đánh giá và đề ra các giải pháp đồng bộ, toàn diện về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nông thôn đã đổi thay mạnh mẽ sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26. Ảnh: I.T
Ông Bình đánh giá cao Ban Cán sự Đảng Bộ NNPTNT đã tham mưu nhiều chủ trương, chính sách lớn với Đảng và Nhà nước; tích cực thể chế hóa các quan điểm của Đảng thành những chính sách, pháp luật của Nhà nước; nỗ lực triển khai, thực hiện, biến những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành những mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vào thực tiễn, góp phần ổn định, phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân.
"Qua 10 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết, đã đạt nhiều thành quả quan trọng: Nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2017 tăng gần 6 lần so với năm 2008", ông Bình nhấn mạnh.
Nông thôn có nhiều đổi mới, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp, được toàn dân hưởng ứng tham gia xây dựng, chỉnh trang, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp; xây dựng khu dân cư an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, vai trò chủ thể của người dân nông thôn được phát huy.
Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, trong thời gian tới, trước những thách thức từ nội tại của ngành nông nghiệp, biến đổi khí hậu, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, đề nghị Bộ NN&PTNT cần phát huy tốt hơn nữa sứ mệnh và vai trò, chức trách, nhiệm vụ của mình trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên các lĩnh vực: tuyên truyền vận động nhân dân và nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng thể chế, cơ chế chính sách; làm tốt công tác quy hoạch; huy động các nguồn lực đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; xây dựng bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; nâng cao năng lực, vai trò làm chủ của người dân nông thôn, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Bộ NNPTNT kiến nghị Bộ Chính trị có Nghị quyết hoặc Kết luận và thông báo chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X; nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp quan điểm phát triển "nông nghiệp toàn diện" và "bảo đảm an ninh lương thực quốc gia".
Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng đề án tiếp tục triển khai Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2030; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách, nhất là chính sách về đất đai (đề xuất sửa Luật Đất đai) để tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp.
Về việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định, đến năm 2020 các chỉ tiêu đạt và có khả năng đạt là: Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay (năm 2017 đạt khoảng 32 triệu đồng/người, tăng 3,49 lần so với năm 2008); Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; nâng hiệu suất sử dụng các công trình thuỷ lợi lên trên 80%.
Theo Danviet
Diễn biến của siêu bão Mangkhut phức tạp và mạnh mẽ như bậc thầy kung fu Siêu bão Mangkhut được dự báo sẽ đổ bộ vào tỉnh Cagayan vào sáng 15.9, gây ảnh hưởng lớn tới Philippines. Siêu bão đã gây ra lũ lụt và mất điện ở lãnh thổ Guam (Mỹ) và dự kiến cũng sẽ tác động tới Đài Loan, Hong Kong của Trung Quốc và đại lục, Việt Nam. Ảnh vệ tinh siêu bão Mangkhut ngày...