Doanh nghiệp điều trong nước giẫm đạp lên nhau để tự… hại nhau
Tín hiệu đáng mừng nhất nửa đầu năm 2019 là các doanh nghiệp chế biến điều bớt cạnh tranh bừa bãi, giẫm đạp lên nhau mà chuyên tâm hơn vào chế biến và phân tích cặn kẽ thị trường.
Ông Trần Văn Hiệp – Trưởng ban Xúc tiến thương mại Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đưa ra nhận định như thế tại hội nghị sơ kết sản xuất kinh doanh điều 8 tháng đầu năm 2019, tổ chức tại TP.HCM chiều 16/8.
Doanh nghiệp chế biến điều bớt cạnh tranh và đoàn kết hơn.
Sở dĩ nhấn mạnh điểm tích cực này vì Vinacas đánh giá các yếu tố tiêu cực trong năm 2018 tạo thành “cơn bão lớn” tác động rất mạnh đến doanh nghiệp điều trong nước.
Niên vụ trước, việc cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua nguyên liệu đã tạo ra cơn sốt khi giá nguyên liệu tăng cao. Cộng đồng doanh nghiệp ít nhiều đều bị thấm đòn. Thực tế đã có rất nhiều nhà máy phải đóng cửa. Đến nay, các doanh nghiệp đã tập trung phân tích thị trường cặn kẽ hơn để phục vụ cho bài toán kinh doanh.
Theo ông Hiệp, sau “cơn bão lớn” năm 2018, năm nay số lượng doanh nghiệp chủ yếu làm về thương mại hạt điều thô trên thị trường đã giảm. Những doanh nghiệp chế biến lớn đã tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực chính, thay vì tham gia thị trường nguyên liệu quốc tế như thời gian trước đó.
Điều này đã tạo nên sự gắn kết tốt hơn trên thị trường. Giá điều nhân có cú hích lớn khi từ tháng 4, 5 giá thấp nhưng đến giờ đã cao hơn. Và đặc biệt là không tạo ra thêm đột biến lên giá điều thô.
Video đang HOT
Số lượng doanh nghiệp chủ yếu làm về thương mại hạt điều thô trên thị trường đã giảm.
Một tín hiệu tích cực khác là một số tập đoàn lớn của Việt Nam đã mạnh mẽ tham gia vào thị trường điều thế giới. Cụ thể là tập đoàn Tân Long mới đây thu mua 176.000 tấn điều thô từ Tanzania đã tháo gỡ “quả bom nổ chậm” điều tồn kho từ nước này.
Tập đoàn này cũng đồng ý cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trong nước để chế biến. Sự kiện này có ý nghĩa lớn vì giảm rủi ro do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Các doanh nghiệp vì thế cùng bớt cạnh tranh nhau. Giá nguyên liệu cũng ổn định hơn, và doanh nghiệp dễ tính toán hơn trong việc mua sản xuất và định giá điều nhân.
Một thông tin khác được quan tâm là giá điều nhân và thô từ nay đến cuối năm. Vinacas tin rằng đến cuối năm sẽ có nhiều bước tiến trong giá điều nhân.
Tuy nhiên ông Hiệp cũng lưu ý, giá nhân điều trong tương lai bị tác nhiều bỡi nhiều yếu tố, nhất phụ thuộc vào giá điều thô. Việc mua bán điều thô trên thế giới không chỉ thuần túy thương mại còn yếu tố chính trị, khó dự đoán. Chủ trương từ các nước châu Phi đều muốn giữ lại để tự sản xuất.
Giá điều nhân được dự báo sẽ tăng đến cuối năm.
“Sắp tới châu Phi tự sản xuất bao nhiêu % và nguyên liệu còn bao nhiêu % thì chúng ta có khá ít thông tin. Vì thế, giá nhân điều nhân, có thể tăng nhưng tăng bao nhiêu thì chưa biết chắc. Các doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng bài toán kinh doan”, ông Hiệp lưu ý.
Nhìn chung, Vinacas đánh giá đến nay, các doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn đầu mùa. Tuy nhiên sản xuất và cạnh tranh điều nhân càng ngày càng khó khăn hơn. Hiệp hội điều khuyến cáo chung, cần tăng cường chế biến sâu để có thị trường và giá cả ổn định hơn.
Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại gay gắt, ngành hạt quả khô thế giới vẫn có những dự báo lạc quan nửa cuối năm 2019 với doanh số chung ở mức 200 tỷ USD, trong đó hạt điều khoảng 7 tỷ USD.
Vinacas kỳ vọng hướng tới chỉ tiêu tăng 10%, đạt mức 450.000 tấn điều nhân thay vì 430.000 tấn. Sang năm 2020, hi vọng đạt mức tăng trưởng 8%.
Theo Danviet
Nhiều vườn điều chín rộ, nhà nông uể oải vì giá điều tươi giảm mạnh
Dù xuất khẩu điều trong tháng 1.2019 có tăng nhẹ nhưng giá điều thô trong nước vẫn chưa dứt cơn ảm đạm.
Theo Cục xuất nhập khẩu (thuộc Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 1 đạt 35.000 tấn; trị giá 286 triệu USD; tăng 3% về lượng và tăng 4% về trị giá so với tháng 12.2018. Giá xuất khẩu bình quân điều nhân tháng 1 ở mức 8.171 USD/tấn, tăng 1% so với tháng 12.2018.
Đầu năm 2019, giá điều trên thị trường thế giới không có nhiều biến động do các nước sản xuất điều lớn như Brazil, Mozambique, Kenya... đều đang vào vụ thu hoạch, trong khi nhu cầu tiêu thụ không tăng.
Nhiều vườn điều bắt đầu thu hoạch ngay kỳ nghỉ tết Nguyên Đán. Ảnh: Tân Nguyên
Trong nước, giá điều thô một số nơi tiếp tục giảm. Tại huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), ông Nguyễn Nhật Anh cho biết từ đầu tháng 1 đã bắt đầu thu hoạch điều. Đầu niên vụ, thương lái thu mua điều tươi khoảng 33.000 - 34.000 đồng/kg nhưng hiện giá chỉ còn 27.000 - 28.000 đồng/kg.
Ông Nhật Anh kể do giá điều thô tươi năm nay thấp nên nhà vườn nào có điều kiện sẽ giữ lại, phơi khô cất trữ chờ giá lên mới bán.
Tương tự, tại tỉnh Gia Lai, mùa nghỉ Tết năm nay rơi vào đúng cao điểm các vườn điều chín rộ, tuy nhiên giá bán hạt tươi giảm mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng.
Bà Nguyễn Thị Thu (huyện La Grai) kể, năm 2018, giá điều dao động từ 38.000 - 50.000 đồng/kg. Thế nhưng, năm nay mức giá đã xuống dưới 30.000 đồng/kg.
Giá điều thô giảm đầu vụ giảm khiến nhiều nông dân lo lắng. Ảnh: Lê Thanh
Theo Tổng Cục Hải quan, kết thúc năm 2018, xuất khẩu điều không khả quan trong khi lượng tăng nhưng kim ngạch sụt giảm.
Việc giá điều xuất khẩu sụt giảm đã khiến thị trường điều thô trong nước cũng trầm lắng. Giá điều nhân sụt giảm khiến các nhà máy không còn động lực mua nguyên liệu đầu vào sản xuất.
Trước thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều lò tách vỏ điều thô đã nghỉ sản xuất, nhu cầu nguyên liệu không còn cao khiến giá điều thô trong nước khó có biến động đi lên cho đến sau Tết. Dự báo giá điều nhân sẽ còn tiếp tục trầm lắng cho đến hết quý 1 năm 2019.
Theo báo cáo thống kê cuối tháng 1.2019 của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), cả năm 2018, lượng xuất khẩu đạt gần 394.000 tấn; tăng hơn 130% so kế hoạch kinh doanh. So năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,54 tỷ USD; tăng hơn 118%.
Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân chỉ hơn 9,075 USD/tấn; giảm 8,2% so năm 2017. Đơn cử như giá hạt điều loại WW320 chỉ đạt giá bình quân 4,55 USD (thời điểm thấp nhất giảm xuống chỉ còn 3,2 USD). Mức giá này thấp hơn gần 5% so cùng kỳ 2017 và thấp hơn 5,57% so với giá của Ấn Độ năm 2018.
Theo Danviet
Tin vui: Tiêu chuẩn kỹ thuật mới bảo vệ danh tiếng hạt điều Việt Ngành điều Việt Nam dù xuất khẩu lớn nhất thế giới nhưng vẫn phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu nhập từ các nước. Việc đưa ra hàng rào kỹ thuật là cần thiết đối với mặt hàng có sản lượng nhập khẩu và kim ngạch lớn như hạt điều. Hạn chế rủi ro Nhờ làm chủ công nghệ chế biến, Việt Nam...