Doanh nghiệp đề ra sáng kiến vượt khó, kinh tế phát đi tín hiệu vui
Ngày 13/10, Ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp thành phố tổ chức gặp gỡ tuyên dương doanh nghiệp nhân kỷ niệm 18 năm Ngày doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 – 13/10/2022).
Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh trao Bằng khen các doanh nghiệp tiêu biểu thực hiện tốt nghĩa vụ chính sách với nhà nước, chăm lo tốt cho người lao động.
Tại buổi gặp gỡ, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn của các doanh nghiệp dù trong hay ngoài nước đã cùng bước vào chương trình sản chưa từng có tiền lệ đó là “3 tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” khi dịch COVID-19 bùng phát.
“Trong muôn vàn khó khăn, nhiều Tổng Giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp đã cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm việc, sản xuất kinh doanh với công nhân lao động. Trong gian khó, những người chủ, người đầu tàu doanh nghiệp đã đề ra những giải pháp, sáng kiến giúp cho doanh nghiệp ứng biến, vượt khó”, ông Hứa Quốc Hưng nhấn mạnh.
Trân trọng trước những nỗ lực của các doanh nghiệp, ông Hứa Quốc Hưng cho rằng những sáng kiến, giải pháp đó rất cần thiết để tham mưu với lãnh đạo thành phố đề ra những kế sách tối ưu nhất để đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp, công nhân, người lao động; giúp cho Thành phố vượt qua những khó khăn thách thức của đại dịch COVID-19.
Đáng mừng là kết quả đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế thành phố sau khi kiểm soát được dịch bệnh đạt hiệu quả rất cao. Từ con số âm đến 9 tháng qua tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 9,71% so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt gần 350 nghìn tỷ đồng (đạt hơn 90% dự toán năm); trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt gần 105 nghìn tỷ đồng, đạt gần 90% dự toán…
“Những chỉ số kinh tế TP Hồ Chí Minh cho thấy tín hiệu rất vui, phấn khởi khẳng định có sự đóng góp rất lớn từ cộng đồng doanh nghiệp trong và cả ngoài nước trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Từ thành quả này, tôi mong các doanh nghiệp tiếp tục phát huy, luôn luôn thích ứng linh hoạt, sáng tạo vượt qua những khó khăn để xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh”, ông Hứa Quốc Hưng chia sẻ.
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp đã từng bước phục hồi và phát triển ổn định. Nhiều doanh nghiệp cho biết, dịch COVID-19 mang lại nhiều thách thức song cũng đồng tình đây cũng chính là dịp để nhìn lại mình và tìm cơ hội vươn lên mạnh mẽ hơn, trong đó khẳng định việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, tạo sự ổn định trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển doanh nghiệp.
Theo ông Ishida Hidroyuki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Juki Việt Nam, người lao động là tài sản quý nên doanh nghiệp có nhiệm vụ chăm lo cho nhân viên của mình. Ngược lại, người lao động có nghĩa vụ làm việc cho doanh nghiệp được tốt hơn. Doanh nghiệp cố gắng tạo ra một môi trường làm việc tốt, thân thiện để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhiều lúc người lao động bị yêu cầu làm những công việc chưa thật sự phù hợp.
Video đang HOT
“Vì vậy, tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp có vai trò thiết yếu và là cầu nối giữa doanh nghiệp với người lao động và điều hòa các yêu cầu của cả hai bên cùng hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống, chế độ phúc lợi cho người lao động và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp”, ông Ishida Hidroyuki chia sẻ.
Theo bà Vũ Thế Vân, Chủ tịch Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp thành phố, năm 2021 với hơn 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu chế xuất và khu công nghiệp đã tạo ra việc làm ổn định cho gần 300.000 công nhân, người lao động.
Các doanh nghiệp đã và đang có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và ổn định kinh tế, xã hội, góp phần tích cực giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Cũng tại buổi gặp gỡ, Ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp thành phố đã biểu dương, khen 36 doanh nghiệp tiêu biểu thực hiện tốt nghĩa vụ chính sách với nhà nước, kinh phí Công đoàn và thực hiện chính sách chăm lo tốt cho người lao động năm 2022; đồng thời, tri ân các doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình “Phúc lợi Công đoàn”.
Gỡ khó cho doanh nhân
Các doanh nghiệp đang nỗ lực bước vào mùa sản xuất cuối năm, nhưng dưới tác động của tình hình thế giới và những biến động thị trường, dự báo tình hình khó khăn vẫn tiếp diễn đòi hỏi sự sáng tạo, nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, doanh nhân và sự quyết liệt từ cơ quan quản lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nhân tiêu biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) và tuyên dương doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Nỗ lực vượt khó
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu quần áo thể thao sang các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc... vào thời điểm này hàng năm, Công ty Cổ phần thời trang thể thao chuyên nghiệp Giao Thuỷ, Nam Định (Pro Sports) đã kín đơn hàng hết quý 1, thậm chí cho quý 2 năm sau, nhưng thời điểm này năm nay, doanh nghiệp vẫn chật vật tìm đơn hàng.
Bà Trần Thị Hà, Giám đốc Chi nhánh Pro Sports cho hay, doanh nghiệp đã rất nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, thậm chí chấp nhận lấy giá cạnh tranh để có được đơn hàng lấp đầy các dây chuyền sản xuất.
Chung tình cảnh, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tháng 8, nhiều doanh nghiệp còn đơn hàng tồn để xuất khẩu, nhưng sang tháng 9, tháng 10, lượng đơn hàng giảm rất nhiều.
Còn theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), trong cuộc khảo sát hai tuần vừa qua, có 33 trong số 45 doanh nghiệp xuất khẩu thừa nhận mức doanh thu giảm gần 40% so với các tháng đầu năm. Khoảng 71% doanh nghiệp cho biết tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm.
Tương tự, các doanh nghiệp thủy sản cũng đối diện với tình hình xuất khẩu có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo bà Lê Hằng, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP, dự kiến tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý 3.
Trước bài toán khó thị trường xuất khẩu giảm mạnh, trong khi chi phí đầu vào tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã không thụ động, mà tìm các giải pháp thúc đẩy sản xuất.
Ngành dệt may nỗ lực đạt mục tiêu xuất khẩu đề ra. Ảnh: TTXVN.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho hay, mặc dù đối diện nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã thích ứng nhanh với những thách thức của thị trường. Nếu trước đây ngành dệt may Việt Nam chỉ tập trung vào 5 thị trường truyền thống gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, thì bây giờ đã bắt đầu chuyển dịch sang một số thị trường mới như Canada, Hồng Kông (Trung Quốc)...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cũng đã thích ứng trong bối cảnh nhiều đơn hàng có tính chuyên môn hóa cao như sản phẩm đồ jean, kaki, thun... đều bị thiếu đơn hàng, có doanh nghiệp thiếu đến 35%, thì đến nay đã chuyển từ mặt hàng dệt kim sang dệt thoi một cách nhanh chóng. Đồng thời, tập trung đầu tư vào công nghệ và tự động hóa để thích ứng với chuyển dịch cơ cấu mặt hàng. "Các doanh nghiệp Việt đã mạnh dạn mở rộng thị trường, tiến tới mô hình đa quốc gia và chúng ta đã tập trung phát triển được 26/27 quốc gia trong khối EU", ông Giang cho hay.
Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, các doanh nghiệp thuộc Vinatex đang tích cực hoàn thiện các khâu sản xuất, từng bước phát triển các mắt xích nguyên liệu (sợi, vải), bảo đảm khép kín chuỗi cung ứng. Vinatex liên tục cập nhật biến động nguyên phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp thành viên; nhập khẩu một lượng bông dự trữ với giá tốt, tránh những rủi ro về tăng giá, sẵn sàng cho các đơn hàng nửa cuối năm
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nói về sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan với cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho rằng, đó là sự đồng hành khăng khít, kề vai sát cánh của Chính phủ, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
Chính phủ đã thể hiện sự quyết liệt, kịp thời, sáng tạo và đặc biệt lắng nghe các doanh nghiệp với các quyết sách lớn: Chuyển chiến lược phòng, chống dịch từ Zero-COVID sang thích ứng, linh hoạt và chúng ta ứng phó với dịch, sống cùng với dịch. Cùng với đó là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển hậu COVID-19. Đó là những chính sách giúp doanh nghiệp bảo toàn lực lượng, không bị đứt gãy sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sớm, chiếm được vị trí mới trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
Theo ông Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thời gian qua, các doanh nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần dân tộc cao, đặc biệt là bản sắc của doanh nhân Việt Nam rất sáng tạo, năng động, đã đồng hành với Chính phủ, chia sẻ khó khăn, đóng góp các nguồn lực lớn cho hoạt động phòng chống dịch COVID-19, giữ vững được nền sản xuất.
Với sự quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực của doanh nghiệp, dự kiến, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ vượt mục tiêu, cao nhất trong khu vực.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai, tỉnh An Giang (ảnh tư liệu). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Ở góc độ quản lý, để ứng phó, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2022, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và thông qua chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới.
Bộ Công Thương chỉ đạo các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường, từ đó tham mưu cho bộ về chiến lược phát triển thị trường, kết nối giao thương, phát triển sản xuất và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để bảo đảm sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng số hóa, thương mại điện tử trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm...
Phòng ngừa, ngăn chặn nạn 'tín dụng đen' trong công nhân lao động Thời gian qua, lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân lao động, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nạn cho vay nặng lãi hoành hành với các chiêu thức ngày càng tinh vi, được quảng cáo công khai, rộng rãi như dịch vụ hỗ trợ tài chính, cầm đồ, vay nhanh, trả...