Doanh nghiệp dễ bị hacker ‘hỏi thăm’ vì đầu tư bảo mật dàn trải
Việc các doanh nghiệp đang đầu tư công nghệ bảo mật dàn trải, vô tình tạo ra những lỗ hổng trong vận hành để hacker tấn công.
Việc sử dụng nhiều giải pháp mạng và bảo mật với nhau, tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn như mong muốn.
Ngày 1/7, hãng bảo mật Fortinet đã giới thiệu tại Việt Nam giải pháp Secure SD-Branch giải pháp bảo mật hợp nhất được mạng diện rộng (WAN) của doanh nghiệp.
Hệ thống được trang bị tường lửa bảo mật cho hạ tầng Wi-Fi, chuyển mạch cũng như kiểm soát truy cập kết nối mạng, giúp bảo vệ hệ thống tự động chỉ từ một giao diện điều khiển.
Video đang HOT
Việc kết hợp này giúp tăng cường tính bảo mật và khả năng hiển thị trong khi giảm độ phức tạp, cải thiện hiệu suất và tính nhanh nhạy, đồng thời giúp giảm chi phí đầu tư công nghệ cho doanh nghiệp so với các giải pháp trước đây.
Ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc Quốc gia Fortinet Việt Nam cho rằng để cạnh tranh trong nền kinh tế số, các hoạt động của doanh nghiệp cần được cung cấp khả năng kết nối chất lượng cao cũng như bảo mật truy cập cho thiết bị và người dùng.
Trước đây, các doanh nghiệp sẽ kết hợp nhiều giải pháp mạng và bảo mật với nhau. Tuy nhiên chính cách đầu tư này dễ dẫn đến việc một hạ tầng kiến trúc cần rất nhiều thời gian để thay đổi, tạo ra những lỗ hổng trong vận hành.
Ngoài ra, sự bùng nổ về số lượng các thiết bị trong khi tất cả đều cần phải được bảo mật đang khiến nhiều công ty gặp khó khăn khi thực hiện các biện pháp an ninh toàn diện, xuyên suốt cho tất cả các bộ phận phân tán trong cùng doanh nghiệp.
Vị đại diện Fortinet phân tích, độ phức tạp của việc quản lý cũng là một thách thức lớn, bao gồm các sản phẩm và thiết bị phức tạp và chồng chéo. Số lượng và độ đa dạng gia tăng của các thiết bị IoT được kết nối với mạng nhánh tạo ra nhiều cơ hội cho các tin tặc tấn công và truy cập các dữ liệu nhạy cảm.
“Khi quá trình chuyển đổi số tiếp tục thay đổi mạnh mẽ, việc đảm bảo tất cả các bộ phận trong hệ thống mạng phải được bảo mật và liên kết để không hủy hoại cho các cơ hội kinh doanh dựa trên nền tảng kỹ thuật số mới hiện nay là vô cùng cần thiết. Các công ty cần đến khả năng truy cập an toàn ngay trong thời gian thực vào các dữ liệu, tài nguyên tại bất cứ nơi đâu”, ông Nguyễn Gia Đức khuyến cáo.
Theo TGTT
Putin ký đạo luật 'Internet Nga vẫn chạy dù bị ngắt kết nối với mạng toàn cầu'
Tổng thống Putin đã ký ban hành một đạo luật nhằm đảm bảo hệ thống Internet nước Nga hoạt động ổn định trong trường hợp bị ngắt kết nối với cơ sở hạ tầng mạng toàn cầu, theo TASS.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 1/5 đã ký ban hành một đạo luật nhằm đảm bảo hệ thống Internet quốc gia hoạt động ổn định trong trường hợp bị ngắt kết nối với cơ sở hạ tầng mạng toàn cầu.
Đạo luật quy định, trong trường hợp nếu xuất hiện các mối đe dọa tới sự ổn định, an toàn với mạng lưới Internet trên lãnh thổ nước Nga, thì Cơ quan Dịch vụ giám sát truyền thông, công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng (Roskomnadzor) sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm "vận hành tập trung toàn bộ mạng viễn thông" của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh TASS
Các biện pháp này bao gồm việc thiết lập một hệ thống định tuyến Internet trên toàn quốc thông qua các máy chủ trong nước nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị ngắt kết nối của Nga với mạng Internet toàn cầu. Ngoài ra, trong trường hợp các công ty của nhà nước bị tấn công, Roskomnadzor sẽ đảm nhận bảo mật thông tin của các tập đoàn này thông qua việc mã hóa.
Dù mạng Internet ở Nga trước đây đã từng bị hạn chế, song nhiều năm gần đây, các cơ quan phụ trách an ninh mạng viễn thông ở Nga thiên về hướng kiểm duyệt trong nước nhiều hơn. Điều này khiến cho nhiều người lo ngại rằng, một mạng Internet độc lập ở Nga sẽ dẫn đến việc tạo ra một mạng lưới tường lửa cấp quốc gia như một số nước ở châu Á đang làm nhằm giám sát và kiểm duyệt nội dung người sử dụng.
Tuy nhiên theo góc nhìn của các nhà lập pháp Nga, đây là điều hết sức cần thiết khi ban hành đạo luật này nhằm đảm bảo cho an ninh mạng lưới Internet của Nga trước các cuộc tấn công tiềm ẩn từ các tin tặc nước ngoài.
Theo viet nam net
Ô tô kết nối Wifi: Điểm yếu 'chết người' dễ bị tin tặc khai thác để trộm xe Tin tặc có thể xâm nhập vào hệ thống điện tử của xe ô tô thông qua kết nối wifi, Bluetooth hoặc định vị GPS rồi thực hiện hành vi lấy cắp tài sản. Theo tờ The Sun (Anh), rất nhiều chuyên gia thời gian gần đây đã lên tiếng cảnh báo rằng ngành công nghiệp ô tô cần ưu tiên tăng cường...