Doanh nghiệp Đài Loan xin 1000 ha đất: Hệ quả khó lường
Không nên khuyến khích chăn nuôi quá lớn tập trung tại một vùng nhất định, vì sau này sẽ để lại hệ quả môi trường khó lường.
Vì sao Đài Loan lại qua Việt Nam
Trước việc, công ty Wei Yu Engineering (Đài Loan, Trung Quốc) đã đề xuất xây dựng các cầu cảng tại Vũng Áng và khu hậu cần cảng diện tích 96,8 ha; phát triển tổng hợp ngành nuôi trồng như chăn nuôi lợn, gà, sản xuất rau quả với diện tích khoảng 800 ha, ông Đoàn Xuân Trúc – Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng đây là dự án chăn nuôi quy mô lớn, cần phải hết sức thận trọng khi phê duyệt.
Trao đổi cụ thể hơn với PV, ngày 28/6, ông Trúc phân tích: “Quan trọng nhất hiện nay phải thấy quy hoạch của Hà Tĩnh sau này ra sao, có phù hợp hay không. Việc vận hành dự án, các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp này sẽ quản lý bằng cách nào, thực tế, đây là một dự án lớn.
Thường thì chăn nuôi lợn, gà với quy mô lên tới 800ha, thì cũng không nên khuyến khích, liên quan đến vấn đề môi trường bây giờ trước mắt có thể không sao, nhưng sau này hậu quả rất nặng nề.
Nói chung xu thế, không khuyến khích xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn quy mô quá lớn, vì xử lý vấn đề môi trường phức tạp. Hiện nay, thường đi theo hướng nông – lâm kết hợp, nghĩa là chăn nuôi rồi xử lý phân, sau đó lấy phân trồng cây, năng suất cao, vừa dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhưng với điều kiện phải xử lý được vấn đề môi trường triệt để, chăn nuôi quy mô vừa, không quá lớn.
Mặt khác, riêng với Đài Loan, trước đây họ sản xuất chăn nuôi lợn trong nước nhiều, nhưng sau này vì vấn đề xử lý môi trường không làm được, nên họ chuyển qua các nước để đầu tư.
Khu kinh tế Vũng Áng
Video đang HOT
Cho nên, mô hình nông – lâm kết hợp khép kín, tận dụng tối đa là xu thế, nhưng vấn đề xử lý môi trường mới quan trọng. Riêng chăn nuôi, không phải xử lý hết phân là môi trường không ô nhiễm, nó còn ảnh hưởng không khí, môi trường đất…”.
Bên cạnh đó, theo ông Trúc, thông thường với các nhà đầu tư, khi xác định được quy mô chăn nuôi thì sẽ đưa ra được bài toán xử lý môi trường. Nhưng với Việt Nam, không phải cứ dự án quy mô lớn là chúng ta khuyến khích nhiều, chắc chắn không thể nào có giải pháp xử lý môi trường triệt để.
Bây giờ có tiền thì công nghệ xử lý cũng rất hiện đại, như phân thì cho vào làm vi sinh, tương đối triệt để, chứ không để thấm vào đất nhiều, sử dụng chất khử mùi. Nhưng với trang trại quy mô quá lớn như vậy, rồi nằm gần nguồn nước, thì cũng không tránh được ô nhiễm.
Bản thân ông Trúc đặt ra câu hỏi: “Tại sao phải làm dự án quy mô lớn như vậy? Có thể làm với quy mô nhỏ hơn được không, để xử lý được vấn đề môi trường. Xin 1000ha đất có phải chỉ chăn nuôi không, hay còn dùng vào nhiều mục đích khác, phải tính toán kín kẽ.
Nếu không biết rõ, sau này nó sẽ trở thành một làng dài của ông chủ đưa người lung tung vào, biến thành làng không người Việt Nam nào vào được.
Chúng ta đã có bài học nhãn tiền là Formosa, đến cán bộ địa phương vào kiểm tra, cũng phải xin giấy, chờ sự đồng ý của Ban quản lý khu kinh tế, trong khi bây giờ mới chỉ là giai đoạn bắt đầu, chứ chưa đi vào hoạt động chính thức.
Đây là lần đầu tiên và tôi cũng chưa bao giờ từng nghe đến một dự án chăn nuôi có quy mô khủng như vậy. Tôi mới nghe dư luận, thấy hơi lạ, nhưng đầu tư tập trung chăn nuôi quy mô quá lớn, vùng đất đai hạn hẹp như Hà Tĩnh thì phải đặt dấu hỏi?.
Khó bảo vệ được môi trường
Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, từ việc đưa ra các cam kết, theo ông Trúc, các địa phương, cụ thể là Hà Tĩnh sẽ biết việc này, thậm chí, với các dự án lớn phải có ý kiến của cơ quan chuyên ngành. Đồng thời, phải quy trách nhiệm cụ thể, ai thẩm định dự án đầu tư sai thì phải chịu trách nhiệm.
Theo ông Trúc, có lẽ công ty Đài Loan chỉ đưa ra một đề xuất để thăm dò ý kiến dư luận.
Với nhiều năm kinh nghiệm của mình trong ngành chăn nuôi, ông Trúc nói: “Tôi không khuyến khích các dự án đầu tư với quy mô quá lớn, nhất là liên quan đến chăn nuôi ở 1 vùng, vì vấn đề xử lý môi trường không thể nào khắc phục được, nhất là nuôi lợn thì càng khó.
Ở các nước thì họ đơn giản hơn vì đất rộng, nuôi xa khu dân cư, ngay như chăn nuôi bò, phân bò họ hút lên tưới thẳng đồng cỏ, không ảnh hưởng đến nguồn nước của vùng dân cư. Còn Việt Nam thì lại khác, đất đai không mênh mông như vậy, nên hoàn toàn khó bảo vệ được môi trường”.
Theo ông Trúc, vấn đề cam kết với nhà đầu tư là nên làm, hầu hết họ khi vào Việt Nam đều có cam kết từ công ăn việc làm cho dân địa phương, đến xử lý môi trường, nhưng khi thực hiện không có cơ chế xử lý nếu không đảm bảo đúng cam kết.
Bởi vì, sau 10 năm, 20 năm, hậu quả lại vượt tầm của người cam kết cũng như của địa phương quản lý, khi đó, việc đã rồi, ai là người chịu thiệt, chỉ có dân.
Cho nên, theo ông Trúc không nên khuyến khích, say sưa với các dự án quá lớn đầu tư vào chăn nuôi. Trình độ kỹ thuật, sản xuất, chế biến, xuất khẩu thị trường nào tất cả đều tính toán được, nhưng có giải quyết được vấn đề môi trường sẽ có rủi ro đáng tiếc. Nhìn thấy rõ rủi ro thì tốt nhất tránh nó đi, tránh cho đầu tư quy mô lớn.
Bây giờ tất cả Luật đã có đầy đủ, Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, chúng ta cứ theo đúng Luật để làm, dự án xin 1000ha đất thì phải Chính phủ xem xét, xin ý kiến các Bộ, ngành.
Lâu nay các dự án của chúng ta rất coi nhẹ vấn đề tác động, ảnh hưởng môi trường lâu dài, chỉ nhìn vào cam kết trước mắt, bởi có nhiều vấn đề con người không theo kịp, gây ra hậu quả quá nặng nề. Khi đó, phải cố gắng hạn chế đi, khi trình độ con người, kỹ thuật chúng ta chỉ có vậy.
Đặc biệt, nhấn mạnh lại một lần nữa, ông Trúc nói: “Không khuyến khích chăn nuôi quá lớn tập trung tại một vùng nhất định, vì sau này sẽ để lại hệ quả môi trường khó lường”.
Với vị trí chiến lược như Vũng Áng, không riêng gì Trung Quốc, theo ông Trúc, các nhà đầu tư khác cũng vậy, cần phải xem xét thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng.
Nguồn: Đất Việt
Một thợ lặn ở Formosa bị nhiễm độc đồng
Trong 9 thợ lặn được kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên - Huế), có một thợ lặn bị nhiễm độc đồng nặng.
Ngày 27/4, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, có 9 thợ lặn làm việc tại Công ty Nibelc - doanh nghiệp cung ứng nhân lực thi công đê chắn sóng cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đến kiểm tra sức khỏe theo yêu cầu. Trong đó 7 người đi theo đoàn và 2 người đi riêng lẻ (4 người quê Khánh Hòa, 5 người quê Hà Tĩnh).
Nhóm thợ lặn sau đó đăng ký khám bệnh các chuyên khoa thông thường thì 8 người không phát hiện các biểu hiện bệnh lý nguy hiểm. Riêng nam thợ lặn 39 tuổi (quê Khánh Hòa) do triệu chứng nôn mửa, đau tức ở vùng bụng nên đề nghị được xét nghiệm thêm các chỉ số khác. Mẫu bệnh phẩm được gửi vào TP HCM cho kết quả bệnh nhân bị nhiễm độc đồng cao gấp hơn 2 lần mức bình thường.
Một góc cảng Sơn Dương. Ảnh: Báo Giao thông Vận tải.
Theo một nguồn tin, bệnh nhân bị nhiễm độc đồng có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy và quặn đau ở vùng bụng. Nếu không theo dõi, điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ bị nhiễm độc ở nhiều cơ quan như gan, thần kinh, mắt, thận, tim, máu... và có thể tử vong. Cả 9 thợ lặn đã rời khỏi Bệnh viện Trung ương Huế ngay trong chiều 26/4 và không ai nhập viện điều trị.
Bác sĩ bệnh viện này khuyến cáo nhóm thợ lặn ở Formosa nên đến bệnh viện xét nghiệm kim loại nặng để phát hiện và điều trị kịp thời.
Trước đó theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình, khoảng 18h45 ngày 24/4 đã tiếp nhận bệnh nhân Lê Văn Ngẩy (46 tuổi, quê Khánh Hòa) trong tình trạng đã chết, môi thâm tím, đồng tử không đáp ứng ánh sáng và nhịp tim không có. Sáng hôm sau, công an thị xã Ba Đồn đã khám nghiệm tử thi và dự kiến sau 1-2 tuần sẽ có kết quả để làm rõ nguyên nhân tử vong.
Ông Ngẩy là thợ lặn của Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng lao động quốc tế (Nibelc, trụ sở tại xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình). Trước khi tử vong, ông Ngẩy từng lặn biển thi công tại khu vực đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương, khu kinh tế Vũng Áng.
Đắc Đức - Hoàng Táo
Theo VNE
Formosa xây 'tháp biểu tượng tinh thần' không phép "Tháp biểu tượng tinh thần" cao 32 m với mục đích quảng bá của Formosa Hà Tĩnh đã bị sở Xây dựng tỉnh này "tuýt còi", tạm dừng thi công vì chưa xin giấy phép. Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa lập biên bản, yêu cầu Công ty TNHH Hưng Nghiệp gang thép Formosa tạm đình chỉ việc xây dựng tòa "tháp biểu...