Doanh nghiệp Đài Loan ở châu Phi “lao đao” vì Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng
Các doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động tại châu Phi đang phải chịu nhiều áp lực ngoại giao và sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp từ đại lục, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại khu vực.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thăm 1 nhà máy do doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ở Eswatini (trước là Swaziland). (Ảnh: Văn phòng nhà lãnh đạo Đài Loan)
SCMP trích lời ông Mike Hung, chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Đài Loan châu Phi, cho biết các doanh nghiệp của hòn đảo ở châu Phi đang phải đối diện với những khó khăn về phương diện ngoại giao và áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời gian tới, những áp lực này được dự đoán sẽ đè nặng hơn nữa lên các doanh nghiệp Đài Loan, khi Trung Quốc dường như đang tìm mọi cách để có thể cô lập vị thế của hòn đảo trên trường quốc tế nói chung và ở châu Phi nói riêng.
“Trong 2 năm qua, Trung Quốc dường như có những hành động “chơi không đẹp” với các doanh nhân Đài Loan, bao gồm gây áp lực cho chính phủ các nước châu Phi không cấp thị thực cho những người làm ăn, can thiệp vào các thương vụ buôn bán, giới hạn sự tham gia của các doanh nhân Đài Loan vào các hoạt động kinh doanh”, ông Hung nói.
Ông Hung đã hoạt động ở châu Phi trong 40 năm qua, là một doanh nhân kỳ cựu với dày dạn kinh nghiệm tại khu vực. Ông quan ngại rằng, sau hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – châu Phi tuần tới, tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh sẽ ngày càng lan rộng ở khu vực, đặc biệt nếu họ xóa nợ cho các nước châu Phi tham gia sự kiện trên.
Video đang HOT
Trong bối cảnh hiện tại, tình hình dường như đang bất lợi cho Đài Loan khi các đồng minh ngoại giao của họ tại châu Phi trừ Eswatini vẫn còn giữ quan hệ với hòn đảo. Dù Trung Quốc đã kêu gọi quốc gia nhỏ bé này hãy “cắt đứt” với Đài Loan và quay sang hợp tác với Trung Quốc, nhưng Eswatini bày tỏ lập trường kiên quyết với quan hệ ngoại giao song phương với Đài Loan.
Bà Phoebe Yeh, người đứng đầu bộ phận hợp tác quốc tế của cơ quan đối ngoại Đài Loan cho biết hòn đảo này vẫn nhìn thấy nhiều tiềm năng ở khu vực châu Phi cho các doanh nghiệp Đài Loan. Bà Yeh nói rằng Đài Loan sẽ cử các phái đoàn thương mại tới châu Phi trong thời gian tới để phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh với các nước trong khu vực.
Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan đã leo thang từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền từ năm 2016. Bà Thái là người có tư tưởng phản đối chính sách “Một Trung Quốc”, trong khi Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để kiểm soát hòn đảo.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ SCMP
Nghị sĩ Mỹ tính đề xuất dự luật ngăn đồng minh "rời bỏ" Đài Loan
Một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ cho biết ông đang chuẩn bị đề xuất 1 dự luật, trong đó có những điều khoản có thể góp phần ngăn các đồng minh ngoại giao của Đài Loan không tiếp tục "rời bỏ" hòn đảo này.
Thượng nghị sĩ Cory Gardner (Ảnh: West Word)
Reuters đưa tin, ông Cory Gardner, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Đông Á-Thái Bình Dương và Chính sách an ninh mạng quốc tế thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ngày 23/8 cho biết ông sắp đề xuất một dự luật mới lên quốc hội Mỹ, trong đó có những điều khoản khuyến khích các đồng minh ngoại giao của Đài Loan tiếp tục giữ quan hệ với hòn đảo. Thông báo này được đưa ra sau sự kiện El Salvador trở thành quốc gia thứ 3 cắt đứt quan hệ với Đài Loan và chuyển sang "bắt tay" với Trung Quốc.
Theo đó, dự luật mới sẽ trao quyền cho Bộ Ngoại giao Mỹ có các hành động như hạ cấp quan hệ song phương, hoặc điều chỉnh các khoản viện trợ nước ngoài với các nước rời bỏ Đài Loan. Ông cho rằng biện pháp này có thể góp phần ngăn việc hòn đảo bị mất dần đồng minh ngoại giao.
Trả lời phỏng vấn Reuters qua điện thoại, ông Gardner khẳng định dự luật Đài Loan 2018 sẽ trao cho Bộ Ngoại giao thêm nhiều quyền lực, công cụ và giải pháp để đảm bảo rằng Mỹ sẽ lên tiếng vì quyền lợi của Đài Loan.
Ông Gardner cũng nhấn mạnh rằng dự luật này sẽ không dùng để chống lại các quốc gia đã có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh và nó chỉ nên được áp dụng nhằm hạn chế cái mà ông Gardner gọi là "sức ép của Trung Quốc".
Hôm 21/8, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ "vô cùng thất vọng" về quyết định chuyển đồng minh ngoại giao của El Salvador, nhấn mạnh sẽ xem xét lại quan hệ với quốc gia này.
Washington và Đài Loan không có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng Mỹ coi hòn đảo là một đồng minh trung thành ở khu vực vành đai Thái Bình Dương.
Theo Reuters, việc ông Gardner đề xuất dự luật có lợi cho Đài Loan có thể làm Trung Quốc tức giận, nhất là trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang căng thẳng vì cuộc chiến thương mại song phương. Ngày 23/8, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp mức thuế 25 % lên 16 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của nhau, động thái mới nhất cho thấy căng thẳng chưa có dấu hiệu xuống thang.
Hiện thời, Đài Loan chỉ có quan hệ ngoại giao chính thức với 17 nước, trong đó phần nhiều là các quốc gia nhỏ, chưa phát triển.
Hồi tuần trước, ông Gardner đã gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và bàn bạc về những điều mà Mỹ có thể làm được để ủng hộ Đài Loan. Chính trị gia này cho biết ông đã bàn bạc với một số thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và hy vọng có thể nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng khi đệ trình dự luật.
Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh từ những năm 1940. Họ khẳng định quyết tâm thực hiện chính sách "Một Trung Quốc" và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để kiểm soát hòn đảo.
Đức Hoàng
Theo Dantr/ Straits Times
Trung Quốc tức giận vì Mỹ mời nhà lãnh đạo Đài Loan thăm trụ sở NASA Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối khi Washington để nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn quá cảnh tại Mỹ, cũng như mời bà tới tham quan Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ở thành phố Houston, bang Texas. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trong chuyến thăm trụ sở NASA (Ảnh: Twitter) Theo SCMP, chuyến...