Doanh nghiệp đã ký quỹ 300 triệu đồng được cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm
Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300 triệu đồng là đáp ứng một trong những điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
Phiên giao dịch việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Ảnh minh họa: HCES).
Đây là một trong những nội dung của Nghị định số 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL), doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm (DVVL) vừa được Chính phủ ban hành.
Đối tượng áp dụng là TTDVVL theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 37 của Luật Việc làm. Đó là TTDVVL do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập; TTDVVL do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập; TTDVVL do người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp trung ương quyết định thành lập. Ngoài ra còn có doanh nghiệp hoạt động DVVL theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật Việc làm.
Điều kiện thành lập của TTDVVL cần đáp ứng một số tiêu chí sau.
Thứ nhất, có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm.
Thứ hai, phù hợp quy hoạch mạng lưới TTDVVL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ ba, có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).
Thứ tư, có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành;
Thứ năm, có ít nhất 15 người làm việc là viên chức.
Video đang HOT
Thứ sáu, cơ quan có thẩm quyền thành lập bảo đảm kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.
TTDVVL được thành lập mới, tổ chức lại phải thực hiện phương án về trụ sở làm việc, trang thiết bị và nhân sự trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập. Trường hợp cần thiết thành lập mới TTDVVL thì TTDVVL phải tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ thành lập, tổ chức lại, giải thể TTDVVL thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Nhiệm vụ của TTDVVL gồm có các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ); cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ); Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động (TTLĐ); Phân tích và dự báo TTLĐ; Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm; Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
TTDVVL thực hiện theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Kinh phí của TTDVVL từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; kinh phí quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với các TTDVVL thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định này; nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của TTDVVL theo quy định của pháp luật và nguồn thu hợp pháp khác.
Trách nhiệm của TTDVVL là thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ và cung cấp thông tin TTLĐ miễn phí; Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc, việc làm trống để kết nối cung – cầu lao động; Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của TTDVVL.
Điều kiện cấp giấy phép cho TTDVVL là có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động DVVL thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ ba năm (36 tháng) trở lên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300 triệu đồng.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động DVVL phải có trình độ từ đại học trở lên, hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý DVVL hoặc cung ứng lao động từ đủ hai năm (24 tháng) trở lên trong 5 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
UBND tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
Thời hạn của giấy phép hoạt động DVVL tối đa là 60 tháng. Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa 60 tháng. Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Văn bản có hiệu lực từ ngày 1-6-2021.
Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 của Chính phủ quy định thành lập và hoạt động của TTDVVL; Nghị định số 52/2014/NĐ-CP; Điều 10, Điều 12 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Đề xuất tăng lương hưu từ đầu năm 2022
Dự kiến có 8 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/1/2022 khi chính sách được ban hành...
Ảnh minh họa.
Nội dung này được nêu trong dự thảo Nghị định Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang được lấy ý kiến.
Theo dự thảo, từ ngày 1/1/2022 điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 đối với 8 nhóm đối tượng.
Cụ thể, điều chỉnh tăng cho nhóm cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
Nhóm cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại các nghị định: 92, 34, 121 và 09.
Nhóm người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91 về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
Nhóm cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130.
Nhóm quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
Nhóm công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
Nhóm quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Cuối cùng là nhóm người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng, dự thảo đề xuất tăng thêm 200.000 đồng/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/tháng trở xuống.
Trường hợp người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/tháng đến dưới 2,5 triệu đồng/tháng thì tăng lên bằng 2,5 triệu đồng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải, đề xuất mức điều chỉnh là 15% nhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do tác động bởi yếu tố lạm phát.
Đồng thời, mức này để chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của 3 năm 2019, 2020 và năm 2021 do trong năm 2020 và năm 2021 không thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Mức điều chỉnh trên thấp hơn mức lãi suất đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội trong 3 năm 2019, 2020 và năm 2021 (khoảng gần 17%), như vậy phù hợp với tốc độ tăng trưởng đầu tư của Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Thực hiện theo phương án này thì số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn ngân sách Nhà nước chi trả ước là 896.823 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 47.226 tỷ đồng (bao gồm cả khoản đóng bảo hiểm y tế). Số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả ước là 2.283.819 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 168.045 tỷ đồng.
Việc thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với nhóm đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu đang hưởng thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng thì có khoảng 426 nghìn người được điều chỉnh. Dự kiến kinh phí tăng thêm nếu thực hiện điều chỉnh từ ngày 1/1/2022 là 700 tỷ đồng.
Đồng Tháp: Tuyển dụng 600 lao động đi làm việc tại Nhật Bản Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Tháp vừa thông báo tuyển 600 lao động nam, nữ đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng tại Nhật Bản với thu nhập trên 28.000.000 đồng/tháng. Đồng Tháp tuyển 600 lao động nam, nữ đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng tại Nhật Bản. Cụ thể, đợt này Trung tâm Dịch...