Doanh nghiệp “cướp” biển của dân!
Hàng loạt dự án ven biển Đà Nẵng doanh nghiệp đã “cướp” mất biển của người dân khiến họ phải đi tắm biển chỗ khác.
Tại phiên chất vấn sáng 9/7, kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa 8 (nhiệm kỳ 2011-2016), nhiều đại biểu chất vấn ông Trần Văn Sơn – Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư TP Đà Nẵng về vấn đề doanh nghiệp làm resort ven biển “cướp” luôn biển của dân khiến họ phải đi tắm chỗ khác.
Theo đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng), đất ven biển từ khu vực quận Ngũ Hành Sơn kéo dài đến tận tỉnh Quảng Nam đều giao cho doanh nghiệp quản lý.
Điều đáng nói, các doanh nghiệp xây dựng resort liền kề nhau khiến dân không có lối ra biển, không có bãi biển để tắm.
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình chất vấn tại kỳ họp. Ảnh T.L
“Giao cả mặt đất và mặt nước cho các doanh nghiệp quản lý là vi phạm luật. Biển của dân, đất của dân tại sao dân không được sử dụng? Tôi đề nghị thành phố cần xem xét lại, nếu đầu tư, chỉ giao doanh nghiệp có quyền sử dụng nhưng không được cát cứ, cấm người dân. Đề nghị phải làm để hợp lòng dân”, ông Bình nói.
Đại biểu Huỳnh Phước nói: “Người dân đi ngang qua khu nghỉ dưỡng Furama nhưng họ không cho đi, ở nước ngoài họ không cấm. Cấm dân đi qua là không hợp lý”.
Trả lời vấn đề này, giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Trần Văn Sơn cho biết: Trước đây, thành phố có chủ trương giao cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư khai thác. Thời gian sau đã không còn tình trạng này nhưng một số doanh nghiệp vẫn lạm quyền quản lý và ngăn cản người dân đến gần khu vực đất được giao.
Video đang HOT
“Tôi cam kết sẽ xử lý triệt để vấn đề này, nếu người dân phát hiện bị cấm đoán, cần báo ngay cho lực lượng chức năng”, ông Sơn nói.
Biển Đà Nẵng thì người dân Đà Nẵng phải được quyền sử dụng. Ảnh T.L
Cũng theo báo cáo mà ông Sơn đọc trước cuộc họp, Đà Nẵng có 52 dự án ven biển với tổng số vốn đầu tư 58.000 tỷ đồng, diện tích 1.640 ha, trong đó có 14 dự án đầu tư nước ngoài, 38 dự án trong nước.
Hiện, có 20 dự án đang triển khai và triển khai 1 phần theo hình thức cuốn chiếu; 32 dự án chậm triển khai gồm 10 dự án nước ngoài, 22 dự án trong nước.
Người đứng đầu ngành Kế hoạch – Đầu tư thừa nhận, thời gian qua, thành phố đã ghi nhận việc cấp phép một loạt các dự án ven biển, nảy sinh nhiều hệ lụy như ô nhiễm, tình trạng mất hàng cây phi lao chắn sóng, biển ăn đất liền…Đặc biệt, quyền tự do đi lại của người dân cũng bị “cướp” mất.
Nói về vấn đề này, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ đọc hai tin nhắn mà người dân đã nhắn vào điện thoại cho ông: Biển của Đà Nẵng, tại sao họ không được vào tắm mà giao hết cho doanh nghiệp? Vì sao việc thu hồi các dự án “treo”, Sở nói mãi không chịu làm?.
Rồi ông Trần Thọ hỏi ông Sơn: “Có giao đất cho các nhà đầu tư quản lý bãi biển không? Dân có được xuống tắm biển không? Đất mình giao họ quản lý vậy có được không? Sở Kế hoạch – Đầu tư có lừng khừng trong việc thu hồi các dự án mang tính chất đầu cơ không?”.
Bí thư Trần Thọ đề nghị Sở Kế hoạch – Đầu tư rà soát lại đất ven biển mà doanh nghiệp đang quản lý, trao đổi với các nhà đầu tư để giành lại không gian biển cho người dân. Không để người dân chen chúc ở một số bãi tắm công cộng như hiện nay. Biển Đà Nẵng thì người dân Đà Nẵng phải được quyền sử dụng.
THÙY LINH
Theo giaoduc
Hơn 60.000 thầy thuốc đông y đang hoạt động không phép
Hiện có hơn 60.000/70.000 hội viên Hội Đông y Việt Nam chưa được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn thực hiện việc khám bệnh, bốc thuốc và thực hiện các hoạt động dịch vụ chữa bệnh và bán thuốc đông y.
Ảnh minh họa
PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Bản - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam.
Ông Trần Văn Bản cho biết:
- Hiện nay Hội Đông y Việt Nam có 70.000 hội viên hoạt động trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, chỉ có những thầy thuốc, bác sĩ đông y, và các y sĩ học ở các trường y học cổ truyền là có chứng chỉ hành nghề. Theo Luật Khám, chữa bệnh có hiệu lực từ 1.1.2011 thì phải có giấy chứng nhận là đông y rồi mới cấp phép hành nghề đông y. Tức là giấy chứng nhận đông y tương đương như một văn bằng y sĩ hoặc bác sĩ.
Vậy hiện nay cả nước có bao nhiêu người được cấp giấy chứng nhận là đông y thưa ông?
- Theo luật mới đương nhiên những người đã từng được cấp giấy phép hành nghề đông y trước đây (giấy phép có thời hạn 5 năm) đều trở thành không có giấy phép hoạt động vì họ chưa có giấy chứng nhận đông y. Trong 70.000 hội viên đông y cả nước hiện nay, chỉ có khoảng gần 10% hội viên có giấy chứng nhận đông y.
Thưa ông, vướng mắc hiện nay về việc cấp chứng chỉ hành nghề đông y là gì?
- Vướng mắc lớn nhất hiện nay là do Thông tư 41 của Bộ Y tế ban hành ngày 14.11.2011 về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khi ban hành thông tư này "người ta" quên mất phần hướng dẫn dành cho đông y mà chỉ dành cho các bác sĩ, y sĩ.
Theo ông, vì sao thông tư này lại khó ban hành như vậy?
- Lý do là hiện nay quan điểm của các cục, vụ trong Bộ Y tế chưa thống nhất, mỗi nơi một quan điểm khác nhau. Bây giờ họ cứ áp quy định của tây y sang đông y là không được, bởi vì đông y là "cha truyền, con nối", tự học, tự nghiên cứu sách, ngày xưa người ta nói "quá nho, thành y".
Việc hoạt động không phép hiện nay là thuộc về trách nhiệm của Bộ Y tế. Thế còn người có tay nghề, dân người ta có yêu cầu chữa bệnh thì người ta vẫn hành nghề như trước.
Để giải quyết vấn đề hơn 60.000 đông y đang hoạt động mà chưa được cấp giấy phép hành nghề?
- Chỉ biết chờ thông tư của Bộ Y tế về chuẩn hóa tiêu chuẩn cấp chứng chỉ hành nghề đối với lương y thôi.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Báo Lao động
Petro Vietnam nhiều lần muốn thoái vốn khỏi OceanBank Trước khi xảy ra vụ án tại OceanBank, PVN vẫn nhận được cổ tức từ OceanBank và nhiều lần công bố sẽ thoái vốn khỏi ngân hàng này nhưng vì yêu cầu bảo toàn vốn nhà nước nên chưa kịp thực hiện. Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức công bố mua lại toàn bộ cổ phần của Ngân hàng TMCP...