Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải loại bỏ nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh loại bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý.
Hội nghị tập huấn Luật An ninh mạng và một số bộ luật. (Ảnh:conganhungyen)
Đây là ý kiến được nêu ra tại hội nghị phổ biến, quán triệt Luật An ninh mạng, Luật đặc xá và Luật Thi hành án hình sự vừa được tổ chức tại Hưng Yên.
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Hưng Yên, đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể và cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao và thi hành án hình sự.
Luật An ninh mạng năm 2018 và các Luật đặc xá và Luật thi hành án dân sự được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng; thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách khoan hồng; đồng thời đưa hoạt động thi hành án hình sự đi vào quy củ, thống nhất.
Tại hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh nhấn mạnh, để Luật An ninh mạng và các bộ luật khác sự thực sự đi vào đời sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân, các đơn vị, địa phương cần phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc 3 Luật trên và các văn bản liên quan để cán bộ, công chức, viên chức và công nhân viên nắm vững, vận dụng tốt vào thực tiễn công tác.
Video đang HOT
Công an tỉnh tăng cường thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng, thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đặc xá; đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Ngoài ra, lãnh đạo Hưng Yên cũng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ trên không gian mạng tại địa bàn tỉnh loại bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý….
Quản lý môi trường thương mại điện tử chặt để tránh thất thu thuế
Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) vừa ban hành Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Được thực hiện từ ngày 1/11/2020 đến 31/10/2023, Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững, tránh thất thu thuế cho Nhà nước.
Theo ông Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Kế hoạch được ban hành nhằm chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả vấn đề đang nóng hiện nay trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử.
Đây cũng là chế tài mạnh góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững, tránh thất thu thuế cho Nhà nước, hạn chế tối đa những kẽ hở, không để các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả.
Ông Đàm Thanh Thế cho biết, hiện nay vấn nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trên các nền tảng thương mại điện tử đang là một vấn đề nổi cộm khi các lực lượng chức năng đã ban hành nhiều kế hoạch để đấu tranh, tổ chức các đợt ra quân nhằm xử lý các vi phạm. Tuy nhiên, các hành vi gian lận thương mại trên môi trường điện tử vẫn rất phổ biến và ngày cành tinh vi.
Trước tình hình đó, nhằm thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã ký quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra thực hiện Kế hoạch.
Tổ công tác bao gồm đại diện của các bộ ngành như: Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cục Thương mại điện tử Kinh tế số, Tổng cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cơ quan thanh tra - giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ công an).
Hàng tháng, tổ công tác sẽ xây dựng hoạt động theo chuyên đề cụ thể, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm, phân tích những khó khăn và thuận lợi để áp dụng triển khai cho từng đơn vị, địa phương. Trường hợp phát sinh những vướng mắc sẽ báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia để có điều kiện xây dựng cơ sở chính sách thuận lợi cho các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ.
Các tổ công tác được giao nhiệm vụ tiến hành rà soát, phân loại danh sách các trang web ứng dụng thương mại điện tử; tăng cường công tác hợp tác quốc tế với các tổ chức có liên quan để phối hợp điều tra, xử lý đối với các tên miền, các website, mạng xã hội đối tượng ở nước ngoài và đối tượng sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng do nước ngoài cung cấp xuyên biên giới để hoạt động thương mại điện tử vi phạm pháp luật nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam đã được quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử.
Tổng hợp, đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để có kế hoạch đấu tranh, giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật như: lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán hàng hóa, dịch vụ cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng kinh doanh có điều kiện, hàng quá hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối người tiêu dùng...
Đồng thời, Kế hoạch cũng sẽ tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động thương mại điện tử sẽ được hoàn thiện.
Trước mắt, Tổ công tác sẽ xây dựng chương trình hành động để tập hợp các thành viên, nắm bắt tình hình, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương nhận diện và tổ chức phương án phối hợp để đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm. Tổ công tác sẽ phối hợp với các Hiệp hội để đưa ra được danh sách các sản phẩm, nhóm ngành hàng nào dễ bị và đang bị làm giả, buôn bán kinh doanh trên các kênh thương mại điện tử, qua đó tổ chức nhận diện để đấu tranh; đồng thời, tiếp nhận và giải quyết kịp thời những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử.
Trao đối với báo chí, Luật sư Choi Ji Ung, Giám đốc Công ty TNHH Luật ASEAN Law Firm cho biết , để việc quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam được hiệu quả, tránh thất thu thuế thì trước hết, cần hoàn thiện khung pháp lý cho thương mại điện tử.
Các cơ quan lập pháp của Việt Nam cần bổ sung thêm các quy định về cách thức quản lý các mạng xã hội kinh doanh thương mại điện tử; phân quyền quản lý cụ thể, rõ ràng cho các cơ quan quản lý có liên quan; đưa ra các chế tài có sức răn đe tương ứng với các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử cần được hoàn thiện, đẩy mạnh hơn nữa các dịch vụ công như: hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế điện tử; thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu điện tử...
Đẩy mạnh hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong ASEAN Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN diễn ra sáng nay 24/9 tại Hà Nội dưới hình thức trực tuyến nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia vào tháng 11 tới. Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV trước thềm hội nghị, Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn, Cục trưởng Cục đối ngoại, Bộ...