Doanh nghiệp còn thiếu định vị thương hiệu ở các thị trường FTA
Chiều 25/11, tại TP Hồ Chí Minh, Vụ Chính sách thương mại đa biên ( Bộ Công thương) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo Đánh giá tình hình tận dụng EVFTA, một số FTA khác và kiến nghị giải pháp dành cho các doanh nghiệp.
Tọa đàm về giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc tận dụng EVFTA, một số FTA khác trong thời gian tới.
Theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, trong số 15 Hiệp định FTA Việt Nam đang thực thi, có 3 FTA thế hệ mới là CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam) và UKVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh) là những hiệp định rất quan trọng.
Đây là các FTA mang lại nhiều kết quả đàm phán cơ lợi cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam, tạo dư địa để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Trong giai đoạn 2019-2021, các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực đã giúp kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng mạnh, nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều thay đổi tích cực trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng tiêu cực do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và các xung đột kinh tế – chính trị giữa một số quốc gia trên thế giới.
Chẳng hạn, đối với Hiệp định CPTPP, xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP tiếp tục đà tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng 18,1% so với năm 2020. Trong khi đó, Hiệp định EVFTA, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU năm 2021 vẫn tăng 14,5% so với năm 2020.
Kết quả ấn tượng này cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc làm quen và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.
Là một đơn vị đã tư vấn trực tiếp cho nhiều doanh nghiệp, ông Phạm Đình Thưởng, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư và tận dụng Hiệp định Thương mại tự do KTPC cho biết: Có khoảng 85,8% doanh nghiệp thuộc nhóm chịu tác động từ các FTA cho rằng hội nhập FTA đang mang lại tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ (con số này năm 2016 chỉ là 46,8%). Như vậy, nhận thức của doanh nghiệp về tác động tích cực của tiến trình hội nhập FTA đang ngày càng được cải thiện.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp về các FTA cũng tăng lên khi có 26,1% các doanh nghiệp có hiểu biết khá rõ về các FTA (con số này tăng lên từ mức 12,6% năm 2016). Đây là một tín hiệu tích cực thể hiện sự quan tâm cũng như tạo cơ sở để doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các FTA này.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã giúp gạo Việt Nam có vị thế tốt hơn ở thị trường châu Âu cũng như có sức lan tỏa ở nhiều thị trường khác.
Theo ông Bình, trước đây, khi Hiệp định chưa ký kết, gạo Việt Nam đã vào châu Âu, nhưng với thuế xuất rất cao từ 5% đến 45% tuỳ quốc gia nhập khẩu gạo. Theo đó, gạo Việt Nam rất khó cạnh tranh với gạo ở những nước như Campuchia, Lào, Myanmar… Vì họ là những nước nghèo, được Liên minh châu Âu đặc cách miễn thuế, dù họ không có Hiệp định.
“Riêng với gạo Thái Lan, dù cũng bị đánh thuế nhập khẩu nhưng họ có thương hiệu gạo mạnh và lâu năm, thế giới khi nghe đến gạo Thái Lan người ta tin dùng ngay. Chính vì thế khi có EVFTA, các doanh nghiệp Việt – nhất là trong ngành gạo có cơ hội lớn cạnh tranh sòng phẳng và tăng tốc, định vị thương hiệu”, ông Bình cho biết.
Dù mang lại nhiều lợi ích, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức tốt hơn về các FTA, tuy nhiên các đại biểu cũng thừa nhận các doanh nghiệp Việt vẫn chưa tận dụng hết lợi ích của các FTA mang lại, vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn do thiếu thông tin cụ thể về các cam kết và cách thức áp dụng; năng lực cạnh tranh còn hạn chế; thiếu định vị thương hiệu tại thị trường các FTA…
Để tận dụng tốt các FTA, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp phải luôn cập nhật các thông tin mới, đào tạo đội ngũ cách tiếp cận và tận dụng FTA một cách triệt để. Sẵn sàng cải tiến sản phẩm, quy trình để đáp ứng quy định của các thị trường quốc tế và đủ tiêu chuẩn để hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại. Ngoài ra, cần bám sát thông tin, hướng dẫn từ Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan ban ngành để chủ động đáp ứng các thay đổi trong thương mại quốc tế…
Về phía Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin, đổi mới hình thức tuyên truyền, tập trung sâu hơn vào các khóa tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng các FTA; đồng thời thúc đẩy các giải pháp, triển khai tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp tận dụng FTA.
Giao dịch M&A của Việt Nam đạt gần 6 tỷ USD trong 10 tháng
Sau giai đoạn thăng hoa, thị trường M&A trên toàn cầu đang trải qua giai đoạn trầm lắng. Báo cáo mới nhất của công ty phân tích dữ liệu GlobalData, quý III/2022 là quý có hoạt động M&A toàn cầu kém nhất, với giá trị thương vụ giảm 48% so với cùng kỳ năm 2021.
Giao dịch M&A của Việt Nam đạt gần 6 tỷ USD trong 10 tháng.
Đó là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn M&A Vietnam Forum 2022 với chủ đề "Kích hoạt những cơ hội mới" do báo Đầu tư tổ chức.
Theo đó, năm 2021, thị trường toàn cầu đã ghi nhận 8.258 thương vụ M&A trị giá 544 tỷ USD, so với 9.605 thương vụ trị giá 1,05 nghìn tỷ USD được ghi nhận trong quý cùng kỳ của năm 2021. Các giao dịch quy mô lớn chậm lại, thị trường M&A trên toàn cầu có thể phải trải qua cuộc suy thoái vào năm tới.
Trong bối cảnh chung đó, thị trường M&A ở Việt Nam cũng rơi vào giai đoạn trầm lắng hơn so với sự sôi động của năm 2020-2021. Theo dữ liệu từ KPMG, trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị M&A đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Singapore là nước dẫn đầu các giao dịch xuyên quốc gia với khoảng 1,2 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ (570 triệu USD) và Hàn Quốc (370 triệu USD).
Tuy nhiên, tương tự năm 2021, các giao dịch tiếp tục được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp Việt Nam với giá trị hơn 1,3 tỷ USD. Các ngành, lĩnh vực chính thu hút nhiều khoản đầu tư gồm: tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), công nghiệp (800 triệu USD). Đặc biệt, ngành năng lượng đang trở nên "hot" nhất năm 2022 nếu xét về tăng trưởng giá trị, đạt gần 600 triệu USD, tăng khoảng 6 lần so với cả năm 2021.
Theo các chuyên gia, nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, nhưng không có nghĩa là tất cả các nền kinh tế khác cũng vậy. Mỹ và châu Âu rơi vào suy thoái, nhưng vẫn có điểm sáng thuộc các nước vùng Vịnh, khi khu vực này đang tận hưởng thu nhập cao từ giá dầu, họ đang có rất nhiều tiền và sẵn sàng đầu tư.
Như vậy, thị trường M&A trầm lắng không có nghĩa là sẽ rơi vào trạng thái "ngủ đông" trong thời gian tới. Có thể một số doanh nghiệp sẽ có những động thái tích cực, phá băng và sớm đưa thị trường trở lại trạng thái sôi động. Hơn nữa, thời điểm này được cho là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiền thực hiện mua các dự án hấp dẫn, với định giá tài sản hợp lý hơn.
Về lĩnh vực, M&A trong lĩnh vực công nghệ với làn sóng chuyển đổi số, bán lẻ, hàng tiêu dùng vẫn sôi động. Trong khi lĩnh vực bất động sản, năng lượng, tiện ích sẽ sớm sôi động trở lại với sự tham gia ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Việt Nam với vai trò bên mua. Đặc biệt, sẽ có những cơ hội M&A trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, khi có nhiều thương vụ đang trong giai đoạn chuẩn bị nhiều năm nay, sắp đi đến giai đoạn chốt vào năm 2023.
Đáng chú ý, dòng vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity, PE Fund) trên toàn cầu đang trở thành động lực chính thúc đẩy cho thị trường M&A tăng tốc. Theo một báo cáo năm 2022 của Bain & Company, các quỹ đầu tư tư nhân vào châu Á đang ở mức cao kỷ lục là 650 tỷ USD. Tại Việt Nam, PE Fund và Venture Capital vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm nay, bất chấp những bất ổn trên thị trường vốn và nợ xấu. Ngoài ra, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2022 được dự báo sẽ chứng kiến mức đầu tư trị giá khoảng 2 tỷ USD, giữ vững phong độ của một "ngôi sao đang lên" về khởi nghiệp trong các nước Đông Nam Á.
Thị trường IPO ở khu vực Đông Nam Á cũng đang được kỳ vọng với tương lai sáng sủa hơn vào năm 2023. Mặc dù định giá hiện tại có thể thấp hơn đối với các công ty công nghệ, nhưng những công ty có nền tảng kinh doanh vững chắc và khả năng chứng minh lợi nhuận sẽ vẫn có thể đạt được định giá thị trường tốt nhất và hưởng lợi từ thị trường vốn toàn cầu.
Những dấu hiệu trên cho thấy thị trường M&A tại Việt Nam được dự báo vẫn sôi động, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư do sức ép về tài chính.
Chia sẻ tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho biết sau 2 năm chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ, với tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%, dự báo cả năm đạt khoảng 8%, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối vĩ mô được đảm bảo. Có thể nói, đây là thành tựu rất đáng khích lệ, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Ông Trần Quốc Phương cho hay, năm 2023, kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; tình trạng lạm phát cao tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia... Những diễn biến khó lường trên toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam; thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, thậm chí thách thức, khó khăn còn nhiều hơn.
Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục phục hồi, các hoạt động kinh tế - xã hội sẽ chuyển từ trạng thái thích ứng, phục hồi sang phát triển nhanh và ổn định hơn.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nhấn mạnh, thời gian qua, Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, năng lực và khả năng kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới; khả năng điều hành, ứng phó với những biến động của tình hình thế giới, khu vực cũng đã được nâng cao. Đây sẽ là thuận lợi cơ bản để kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trong năm 2023, năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2021-2025, để từ đó bước vào giai đoạn tăng tốc 2024-2025.
"Các nhà đầu tư vẫn đặt nhiều niềm tin vào các giải pháp phòng chống dịch, điều hành kinh tế vĩ mô, cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của Chính phủ Việt Nam. Đây sẽ là những động lực lớn đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 và cũng là động lực để thị trường M&A Việt Nam tiếp tục phát triển", ông Trần Quốc Phương cho biết.
Vì vậy, sự chững lại của hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian gần đây hy vọng chỉ mang tính ngắn hạn và sẽ sớm hồi phục. Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng, vẫn luôn được đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng để "kích hoạt những cơ hội mới.
Nền kinh tế 2023 sẽ đối mặt nhiều khó khăn, thách thức Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, năm 2023, nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến bất lợi. Quang cảnh diễn đàn. Cứ 10 doanh nghiệp tham gia thì có 7 doanh nghiệp rút khỏi thị trường Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế 2023: Cùng doanh...