Doanh nghiệp cơ khí Việt mất miếng cơm vì nhà thầu nước ngoài
Các công trình lớn đều dành cho tổng thầu nước ngoài, đặc biệt là tổng thầu Trung Quốc.
Các tổng thầu này không chỉ đem máy móc cũ, lạc hậu mà còn đem công nhân sang Việt Nam. Ngành cơ khí Việt Nam bị gạt ra ngoài, mất đi miếng cơm manh áo. Đây là thực tế được ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) cơ khí Việt Nam (VAMI), nêu ra tại hội thảo DN cơ khí Việt Nam, hành trang trước thềm Hiệp định TPP ngày 27-4 ở Hà Nội.
Theo ông Thụ, tổng thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều dự án mà DN Việt có thể làm được, thậm chí làm tốt. “Nhà nước cần quan tâm đến các DN trong nước bằng việc giao các dự án, gói thầu mà DN Việt Nam làm được. Đây là cơ hội để DN cơ khí Việt Nam gia tăng lợi nhuận và khả năng công nghệ của mình” – ông Thụ nói. Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước có 14.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí nhưng chỉ có gần 100 DN có quy mô vốn hơn 500 tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo_PLO
Vì sao càng ngày nhiều vụ ngư dân Việt bị bắt ở nước ngoài?
Thời gian gần đây, chuyện ngư dân Việt Nam bị cơ quan chức năng Malaysia rượt đuổi, bắn, bắt, giam giữ, buộc nộp phạt, tịch thu phương tiện sinh nhai vì đánh bắt trái phép đã tăng vọt. Đây là vấn đề nghiêm trọng cần được cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết.
Ngư dân Việt Nam đánh bắt trái phép bị các nước bắt giữ
Đêm 17.4, Cơ quan thực thi luật biển Malaysia (MMEA) đã bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam cùng với 14 ngư dân, do xâm nhập vào vùng biển của nước này ở Tok Bali, bang Kelantan. Các ngư dân, tuổi từ 23 đến 58, sẽ bị tạm giam trong 14 ngày, bắt đầu từ 18.4, để phục vụ công tác điều tra, tịch thu tàu và 1 tấn cá các loại mà họ đánh bắt được.
Đại diện Cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia (MMEA) cho biết, tổng số các vụ tàu cá xâm phạm và đánh bắt cá bất hợp pháp trong lãnh hải của Malaysia ngày càng gia tăng, các tàu cá vi phạm nhiều nhất là từ Việt Nam. Cảnh báo trên được chứng minh bằng một thống kê, theo đó, từ 2010 đến tháng 2 năm nay, Malaysia đã bắt giữ 273 tàu đánh cá ngoại quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Malaysia và 252/273 tàu đánh cá này là của Việt Nam.
Trong vài năm gần đây, chuyện ngư dân Việt Nam bị Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan rượt đuổi, bắn, bắt, giam giữ, buộc nộp phạt, tịch thu phương tiện sinh nhai với cáo buộc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải của những quốc gia đó tăng vọt. Đa số các tàu đánh cá bị bắt giữ đều bị tịch thu, chỉ có một số rất ít được trả lại nhưng chủ tàu phải đóng tiền phạt rất nặng.
Sáng nay (19.4), trao đổi với báo Dân Việt, đại diện Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết: "Đây là vấn đề nghiêm trọng, ngày càng nhiều ngư dân đánh bắt trái phép trên vùng biển của các nước khác. Ngư dân khi đánh bắt trên ngư trường nước ngoài họ sẽ bị bắt giữ, tịch thu tàu và toàn bộ hải sản đánh bắt được, ngoài ra họ sẽ bị bỏ tù và xử phạt hành chính rất nặng.
Chúng tôi đã tuyên truyền rất nhiều để ngư dân không đi tránh bắt trái phép. Vậy nhưng họ vẫn bất chấp những khuyến cáo của cơ quan chức năng trong nước, bất chấp những nguy hiểm, hậu quả đã biết trước để tiếp tục đi đánh bắt trái phép.
Để xử lý những vụ bắt giữ ngư dân của mình, đại diện Cục Kiểm ngư cho biết, đều đã làm việc với các cơ quan của các nước bắt giữ ngư dân để các nước đó thả ngư dân của mình. Tuy nhiên khi ngư dân trở về nước, chúng tôi tiếp tục xử phạt họ, để họ không tái phạm nữa. Ngư dân chúng ta đã sai khi đánh bắt trái phép.
Một trong những nguyên nhân khiến cho ngư dân bất chấp tất cả để đánh bắt trái phép, theo lý giải của Cục Kiểm ngư đó là vì nguồn lợi thủy sản của Việt Nam đã cạn kiệt, ngư dân bao đời nay chỉ có một nghề truyền thống đó là đi biển, giờ biển của mình không còn cá thì họ đành phải đi "đánh trộm cá" ở biển các nước láng giềng để mưu sinh".
Theo_Dân việt
Sai sót lớn tại Dự án đường 5 kéo dài: Chủ đầu tư nghiệp dư, nhà thầu thiếu trách nhiệm Hàng loạt sai sót, vi phạm nghiêm trọng liên quan tới quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được dồn nén tại Dự án đường 5 kéo dài (đoạn cầu Chui - Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long), đã biến công trình hạ tầng có quy mô vốn lớn nhất trong dịp Kỷ niệm 1.000 năm Thăng...